Chiêm ngưỡng tôn tượng Quan Âm Phổ Đà Sơn

Chùa Phước Quang cùng ngọn núi Phổ Đà Sơn.
Chùa Phước Quang cùng ngọn núi Phổ Đà Sơn.
(PLO) - Phổ Đà Sơn - chùa Phước Quang (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) là một trong những công trình Phật giáo mang nhiều ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Đó không những là thắng cảnh nổi tiếng mà trên hết là một địa chỉ tâm linh, gửi gắm niềm tin, lòng thành, cầu bình an, hạnh phúc.

Tượng Quan Âm Phổ Đà Sơn ngự tại chùa Phước Quang (tọa lạc tại xã Bình Phú, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam). Chùa Phước Quang được lập từ năm 1957, do người dân trong làng phát tâm xây dựng. Trải qua gần 60 năm,  ngôi chùa làng đã trường tồn dẫu trải qua bao biến cố của những năm tháng chiến tranh loạn lạc.

Từ khi sư cô Thích nữ Diệu Thiện phát nguyện về hành đạo, ngôi chùa cũ do di chứng thời gian ở vùng quê hẻo lánh này được được trùng tu tôn tạo lại, trở nên trang nghiêm, đẹp đẽ hơn. Được biết chùa Phước Quang trùng tu trong vòng hơn sáu năm, bằng tinh thần và tâm nguyện của mình, sư cô Diệu Thiện đã từng bước khắc phục và vượt qua nhiều thử thách để xây dựng một ngôi chùa tương đối khang trang và có thẩm mỹ cao.

Không chỉ dừng ở đó, sư cô Diệu Thiện luôn tâm niệm để Phật pháp đi sâu vào lòng người, thì ngoài việc có nơi tu học, lễ bái cho tín đồ Phật tử, cần thể hiện những biểu trưng đặc thù cho việc quy hướng tâm linh. Có như thế thì ngôi chùa ở vùng quê nghèo khó mới mong có được những thắng duyên trong việc chuyển hướng tâm thức cho người dân. Chính tâm niệm này, vào ngày 28 tháng Giêng năm Quý Tỵ (2013), sư cô đã mạnh dạn khởi công công trình ngọn Quan Âm Phổ Đà Sơn làm nơi tôn trí tôn tượng Bồ-tát Quan Thế Âm.

Đặc biệt, trong lòng ngọn Phổ Đà, sư cô còn thể hiện phù điêu 84 vị hộ pháp Kim Cang với chú Đại bi, hy vọng lòng từ bi vô ngại của Ngài sẽ truyền tỏa khắp muôn nơi, hầu xoa dịu nỗi đau cho bao người bất hạnh, đồng thời khơi dậy trong tâm thức mọi loài cảm nhận sâu sắc lòng từ bi vô ngại của Ngài mà hướng nguyện hầu tìm về cho mình những phút giây an lạc. Dạo trong lòng hang núi một vòng, Phật tử có thể vừa nhẩm đọc được chú Đại bi, vừa chiêm bái, tham quan.

Sau rất nhiều khó khăn, thử thách, công trình hoàn thành và lễ an vị được tổ chức vào tháng Chạp năm Giáp Ngọ (2015). Và từ đó, nơi đây nổi lên như một thắng tích Phật giáo mới ở huyện cũng như trong tỉnh Quảng Nam. Thậm chí, nhiều Phật tử từ các nơi khác đã tìm về chiêm bái vẻ đẹp của Quan Âm Phổ Đà Sơn.

Được bước vào trong lòng ngọn Phổ Đà Sơn là niềm hạnh phúc của không ít Phật tử và người dân, du khách thập phương. Bởi nơi ấy mang một màu sắc vừa tâm linh, lại vừa thẩm mỹ, hướng con người về những suy nghĩ đẹp, thiện và lành ở  đời.

Đứng trên đỉnh thắng tích Quan Âm Phổ Đà Sơn nhìn ra tứ phương bốn phía, lòng con người như càng thấy thanh thản, bình yên hơn đến vô ngần. Toàn bộ khuôn viên của chùa với những quần thể kiến trúc cùng với thảm xanh cây cối trở nên hài hòa, thân thiện, gần gũi. 

Người dân địa phương cho biết, sư cô Thích nữ Diệu Thiện không những đảm đương tốt Phật sự ở Phước Quang tự mà còn là người làm từ thiện rất nhiều và chăm lo cho thế hệ trẻ của huyện Thăng Bình. Nơi nào có người nghèo, khó khăn, hoạn nạn, sư cô biết được là lại tìm cách giúp đỡ hoặc kêu gọi các nhà hảo tâm chung tay chia sẻ. Những học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn mà học giỏi cũng luôn được sư cô quan tâm, động viên cả về vật chất lẫn tinh thần.

Sư cô Diệu Thiện tâm sự: Trong tương lai, nếu có điều kiện, sư cô sẽ xây dựng Phổ Đà Sơn xứng tầm như một “bản sao” chùa Bái Đính tại quê hương Quảng Nam. Mong sao niềm tâm huyết ấy sẽ thành công, mọi người sẽ biết đến chùa Phước Quang, biết đến Phổ Đà Sơn như một công trình kiến trúc văn hóa tâm linh độc đáo.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.