Câu chuyện hài hước trong phim “Ngự lâm không kiếm”

Những xung đột diễn ra trong Tứ đại đồng đường
Những xung đột diễn ra trong Tứ đại đồng đường
(PLO) -Câu chuyện của một bà cụ chèo lái con thuyền “Tứ đại đồng đường” vượt qua mọi thác ghềnh, hợp rồi tan, tan lại hợp sẽ mang đến cho chúng ta nhiều điều phải suy ngẫm. 

Những bi hài trong gia đình “Tứ đại đồng đường”, những thông điệp sâu sắc về cách đối nhân xử thế, cuộc sống và tình người được diễn ra trong bộ phim 32 tập “Ngự lâm không kiếm” được phát sóng vào 20h45 các ngày thứ hai, thứ ba, thứ tư hàng tuần trên VTV1, bắt đầu từ 20/12/2016.

Thanh kiếm là biểu tượng của sức mạnh, thể hiện trách nhiệm của người lính ngự lâm trong việc bảo vệ chân lý, lẽ phải. Nhưng đối với những chàng ngự lâm, cho dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù có kiếm hay không thì nghĩa khí và tinh thần “ngự lâm” luôn được phát huy. Dựa trên tinh thần đó, bộ phim Ngự lâm không kiếm viết nên câu chuyện về cuộc đấu tranh bảo vệ, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống cốt lõi của gia đình Việt Nam.

Trong xã hội hiện đại, mô hình gia đình truyền thống, với nhiều thế hệ cùng chung sống, gặp muôn vàn khó khăn bởi những mâu thuẫn nội tại mang tính thời đại. Xu hướng muốn tách ra để tự lập, tự chủ khiến cho biểu tượng giá trị “Tam đại đồng đường”, “Tứ đại đồng đường” dần bị phá vỡ. Tuy nhiên, những giá trị văn hóa truyền thống cốt lõi – nền tảng của gia đình Việt Nam cần phải được bảo tồn và phát triển.

Một cảnh trong phim
Một cảnh trong phim

Đó là trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam. Bà ngoại đã 80 tuổi nhưng vẫn điều hành và làm chủ gia đình. Con gái duy nhất của bà lấy chồng sinh ra thế hệ thứ ba đều là con gái. Cả 3 cô cháu cũng đã lập gia đình và sinh ra thế hệ thứ tư. Điều đặc biệt trong gia đình bà ngoại là tất cả những người đàn ông đều ở rể và 4 cặp vợ chồng cùng sống chung dưới một mái nhà theo thiết chế “mẫu quyền”. 

Mâu thuẫn nội tại, âm ỉ như những cơn sóng ngầm trong gia đình này chính là bởi mỗi thành viên đều có quan điểm, nhu cầu, mục đích, lợi ích khác nhau và xu thế luôn muốn tách ra độc lập, nhưng lại buộc phải sống theo khuôn phép, nề nếp, dưới sự quản lý chặt chẽ của bà ngoại. Do vậy mà xuyên suốt 32 tập phim là những câu chuyện đời thường có ở bất cứ gia đình hiện đại nào, nhưng với mức độ phức tạp cao hơn và có những vấn đề chỉ có ở những “Đại gia đình”.

Đóng góp vào sự thành công của bộ phim là những tên tuổi lớn như NSƯT Ngọc Thoa (vai bà ngoại), NSƯT Quế Hằng (con gái), NSƯT Trung Anh (con rể) và dàn diễn viên chuyên nghiệp như Tùng Dương, Thanh Bình, Huyền Trang, Lương Giang, Kiên Hoàng, Lưu Đê Ly… (các vai cháu gái và cháu rể).

Bà ngoại là người giải quyết các xung đột gia đình đầy hài hước
Bà ngoại là người giải quyết các xung đột gia đình đầy hài hước

Với hàng loạt những trăn trở mang tính thời đại, từ việc làm thế nào gìn giữ gia phong, truyền thống, đến chuyện dung hòa những tính cách khác nhau dưới một mái nhà chung, đạo diễn Trần Chí Thành đã chọn cách thể hiện hóm hỉnh, duyên dáng, hài hước, thay vì triết lý, giáo điều.

Do vậy mà sau những câu chuyện “cười ra nước mắt”, khán giả sẽ nhận ra, tình yêu thương chính là chìa khóa để hóa giải mọi vấn đề. Trong xã hội nói chung và mỗi gia đình nói riêng, tất cả chúng ta ai cũng cần ai và để hòa hợp cùng phát triển thì mỗi cá nhân luôn phải tự điều chỉnh để vừa đổi mới theo sự phát triển tất yếu, nhưng vẫn giữ được những giá trị truyền thống nền tảng.. 

Tin cùng chuyên mục

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.