Câu chuyện cảm động về hành trình kiếm tìm con chữ

 Câu chuyện cảm động về hành trình kiếm tìm con chữ
(PLO) - Mới đây nhất, Giải thưởng danh giá của ABU Prizes 2016 đã gọi tên “Đường tới trường” của Trung tâm Sản xuất các chương trình Giáo dục – VTV7. Để có được sự vinh danh của ngày hôm nay, thì trước đó cả một chặng đường dài toàn bộ ekip của chương trình đã phải dãi nắng dầm mưa, rồi lên non xuống biển để kể lại hành trình đi “lấy” con chữ của các em nhỏ ở nơi nhọc nhằn nhất của Tổ quốc.

Bộ phim tài liệu chạm vào lòng khán giả

“Đường tới trường” là tập đầu tiên trong series “Đường đến trường” gồm 6 tập do Trung tâm sản xuất các chương trình giáo dục của Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất, từng được phát sóng trên kênh VTV7, VTV1 và đoạt Huy chương Vàng ở hạng mục phim tài liệu tại Liên hoan truyền hình toàn quốc năm 2015. Và nay là Giải đặc biệt do Hiệp hội Phát thanh truyền hình châu Á - Thái Bình Dương (ABU Prize 2016) bình chọn.

Được biết, chương trình bắt đầu được “thai nghén” từ tháng 7/2014, khi ấy VTV7 vẫn còn là một dự án chưa được triển khai. Ý tưởng về một series phim tài liệu ghi lại hành trình đi học của học sinh trên mọi miền Tổ quốc. Tới tháng 3/2015, dự án chính thức được triển khai với một ê-kíp trẻ bao gồm nhà sản xuất Ngô Liên, đạo diễn Nhật Duy, biên tập Hồng Nhung, quay phim Hoàng Trọng, Huỳnh Cường và Nam Dương. Đằng đẵng những ngày tìm kiếm, ekip dừng chân ở địa danh có những cung đường chơi vơi, những sáng tinh mơ mây phủ kín cả bản làng. Địa danh ấy chính là bản Sáng, xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.

Câu chuyện kể vể hành trình của hai chị em Hằng, Sua và các em ở bản Sáng, xã Háng Đồng, Bắc Yên, Sơn La vượt qua quãng đường 28km trong hơn 5 tiếng đồng hồ để đến trường. Kĩ lưỡng trong từng cảnh quay, những khung hình xuất hiện trong thước phim “Đường đến trường” được ví von như một bức tranh phác họa vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng hùng vĩ của miền Tây Bắc. Và trong vẻ mạnh mẽ của núi rừng ấy, hơn tất cả là ý chí kiên cường của những đứa trẻ dân tộc thiểu số trong hành trình tìm kiếm tri thức nhằm thoát khỏi nghèo đói, lạc hậu.

Khép lại bộ phim tài liệu dài hơn 17 phút chắc hẳn hình ảnh những đứa trẻ ăn vội vàng những nắm cớm, uống từng ngụm nước suốt bằng lá, bình tĩnh chạy qua con rắn nằm giữa đường… sẽ không khỏi khiến người xem phải khắc cốt ghi tâm. “Và riêng đối với những em nhỏ đang ở trong điều kiện thuận lợi hơn, với những bậc phu huynh ở miền đồng bằng… nếu họ thấy mình may mắn bao nhiêu thì sự ngưỡng mộ dành cho những con người nơi ấy sẽ lớn bấy nhiêu” - bà Minh Hà một khán giả ở Đội Cấn- Hà Nội bình luận trên trang Youtube phát sóng “Đường tới trường”. Tuy nhiên, mấy ai biết được rằng 17 phút ngắn ngủi ấy chỉ lột tả được một phần rất nhỏ những khó khăn, thậm chí cả hiểm nguy đang rình rập trẻ em vùng núi khi đến trường. Để rồi để lại phía sau tất cả những nhọc nhằn ấy, khao khát muốn được đến gần với con chữ để rồi tìm kiếm những điều tốt đẹp nhất cho riêng mình. Đường đến trường kết thúc nhưng câu hát “Các bạn ơi, mau nhanh chân xuống núi, xuống núi... Đi học chữ, đường về trường còn xa lắm đấy...” sẽ mãi ở lại trong tâm trí mỗi một người xem.

Lan tỏa tinh thần hiếu học.

Nói về đường tới trường, nhà báo Nhật Hoa đã chia sẻ với báo chí rằng, thay vì sự thương cảm khi nhắc đến những gian khổ, khó khăn, VTV7 muốn cho khán giả thấy việc lấy con chữ của các em đầy ắp những đam mê, khát vọng. Đó là nghị lực và là niềm vui khi được cắp sách đến trường. Và rõ ràng, “Đường tới trường” dù ít, dù nhiều đã thực sự lan tỏa được tinh thần hiếu học, nghị lực kiên cường theo đuổi “con chữ” đến với đông đảo các thế hệ học sinh trên toàn quốc. Cô Hồ Thị Loan, giáo viên Trường Tiểu học Sông Trí-Hà Tĩnh cho biết: “Tôi đã nhắc các bậc phụ huynh của mình và giới thiệu tới họ bộ phim tài liệu này để về nhà họ cho con em mình xem, không có bài học nào thiết thực bằng hình ảnh xuất hiện trong bộ phim đó. Tôi mong các em sau khi xem xong sẽ có ý chí, sự ham học và lòng lạc quan vào cuộc sống mà mình đang có”. Với những giải thưởng đã đạt được, chỗ đứng trong lòng khán giả và sự lan tỏa về ý chí thông điệp, “Đường tới trường” thực sự xứng đáng được vinh danh bây giờ và mãi về sau này. 

Các tập tiếp theo được quay ở Kiên Giang (đảo Hòn Heo và Hòn Ngang), Phan Thiết, Phan Rang và TP HCM. Nhóm làm phim VTV7 mong muốn kêu gọi được các tổ chức, cá nhân cùng góp sức chung tay với VTV7 xây dựng được quỹ học bổng “Đường đến trường” để hỗ trợ và khuyến khích các em có thêm nghị lực để thực hiện ước mơ của mình. Được biết, giải thưởng 2.000USD của ABU Prize lần này, chương trình sẽ chia làm các suất học bổng đầu tiên để gửi tặng các em. Một bộ phim tài liệu với ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc và những giá trị thực tế lâu dài như “Đường đến trường” là điều mà chúng ta cần phải phát huy và kiếm tìm bây giờ và mãi sau này. 

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.