Cát-xê 5000 đồng, nỗi buồn của những nông dân diễn viên

Phim cô dâu đại chiến thu hút khá nhiều vai quần chúng
Phim cô dâu đại chiến thu hút khá nhiều vai quần chúng
(PLO) - Không có tình yêu và nhiệt tâm cống hiến cho nghệ thuật, những diễn viên quần chúng không chuyên khó có thể chấp nhận những sự thật đó.

Khi nông dân làm diễn viên

Tây Mô (phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm -Hà Nội) là một trong những làng phim trường bền nhất. Từ hàng chục năm nay, làng vẫn thu hút các đoàn về sản xuất phim, bởi vẫn còn giữ được nhiều nhà cổ, cảnh quê phù hợp. Và hơn thế, bà con nông dân luôn nhiệt tình, sẵn sàng tạo mọi điều kiện cho các nhà làm phim tác nghiệp.

Bà Hoàng Thị Yên, một người quyết tâm giữ nhà cổ, mấy chục năm nấu cơm phục vụ các đoàn làm phim cho biết: “Quan trọng nhất là người làng cởi mở. Khi được huy động làm diễn viên quần chúng thì người dân cũng rất thích thú và tham gia nhiệt tình”.

Ghi nhận trước đóng góp của bà con làng Tây Mỗ, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần cho rằng, bà con làng Tây Mỗ không chỉ quý người mà họ tham gia nhập vai cũng rất đạt. Khi quen với các đoàn làm phim rồi, họ chỉ nghe đạo diễn hướng dẫn một lần là biết làm, nên không phải quay đi quay lại nhiều lần.

Hay như làng Hương Gia và Thụy Hương, thuộc xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cũng từng làm nức lòng công chúng bởi những vai quần chúng rất đạt trong phim “Đất và người”, “Thương nhớ đồng quê”, “Tết độc lập” cùng nhiều bộ phim về đề tài chiến tranh cách mạng khác.

Người có công phát hiện ra sự độc đáo của hai ngôi làng này là đạo diễn Đặng Nhật Minh vào năm 1995 khi ông đi tìm bối cảnh cho phim “Thương nhớ đồng quê”.

Không chỉ bối cảnh cổ kính, có đường đê, cây đa, bến nước, mái đình… chính sự cởi mở của người dân, vừa là diễn viên quần chúng, vừa giúp các đoàn làm phim dựng phim trường, tìm kiếm đạo cụ, đã khiến các đạo diễn “mê”.

Bà Nguyễn Thị Gái, người có thời gian được vinh dự góp mặt vào hơn 20 bộ phim, bộc bạch: “Ngày đó, cả nhà tôi làm diễn viên quần chúng. Tiền công các đạo diễn chi cho không đáng là bao, nhưng rất vui vì chúng tôi thấy mình được đóng góp cho phim ảnh. Từ năm 2006 trở về trước, có khi đến nửa làng đi làm diễn viên quần chúng, bởi có phim cần đến vài trăm người trong cảnh nhớn nhác chạy giặc”.

Mới đây nhất, 300 bà con nông dân ở huyện Hoa Lư (Ninh Bình) trở thành “diễn viên”, khi đoàn làm phim về quay trong gần 20 ngày. Đoàn làm phim đến từ Hollywood đã hoàn thiện các cảnh quay tại Tràng An, Tam Cốc - Bích Động và đầm Vân Long. Đây là lần đầu tiên bà con nông dân được tham gia với một đội ngũ làm phim nước ngoài chuyên nghiệp và hoành tráng.

Nhiều vai quần chúng phải diễn các phân cảnh khá vất vả
Nhiều vai quần chúng phải diễn các phân cảnh khá vất vả

Không có tương lai?

Tâm sự với những diễn viên quần chúng, dù xuất hiện ít, thậm chí là một vài phân cảnh thì họ cũng phải trải qua sự vất vả. Ví dụ như có đoàn làm phim kém chuyên nghiệp, cử người đứng chặn một khúc đường để nhờ những người tan chợ về giúp mình làm phim. Nhiều người nhiệt tình dừng lại giúp, nhưng phải đợi để đoàn làm phim “gom” đủ 30 người, rồi chờ được dặn dò rồi mới quay cảnh.

Dù chỉ một cảnh thì người dân đã phải đợi từ sáng tới qua 12 giờ trưa. Lúc đó có người đã đói mềm người, nhưng chỉ được đoàn phát cho 5 nghìn đồng/người. Sau đó, bộ phim được vinh danh. Nhưng những diễn viên quần chúng có đóng góp, thậm chí nhiều người đã phải nhọc sức vì nghệ thuật, nhưng họ bị lãng quên luôn.

Hay như diễn viên quần chúng trong phim chiến tranh, diễn viên quần chúng phải lội sông, lăn lê bò toài trên mặt đất, hay làm những việc mà diễn viên chính không thể làm. Một diễn viên quần chúng kể:

“Có những phim tôi bắt xe buýt từ TP Hồ Chí Minh xuống tận tỉnh Vĩnh Long chỉ đóng một cảnh người mẹ mất con. Mới xuống đến nơi đã ôm mộ gào khóc, mà ở dưới đó thì bùn lầy, vắt muỗi quá trời, vừa ôm mộ thì vắt cắn nên nhảy tâng tâng và phải diễn lại nhiều lần. Tôi làm hết những yêu cầu của đạo diễn, tất cả cũng vì đam mê”.

Chung chia sẻ, bà Hoàng Thị Yên ở làng Tây Mỗ cho rằng, nhiều khi bà được đạo diễn “đón” đi tận Hòa Bình để quay một vài phân đoạn ngắn. Không vì chuyện tiền công, bà chỉ quan niệm là cởi mở tấm lòng, giúp được người là sẵn sàng.

Nhưng phải khẳng định, ở nước ta, nền điện ảnh chưa phát triển. Và nghề diễn viên phụ chưa được quan tâm đúng mực, thậm chí là không có tương lai, dù có người ước mơ được nổi tiếng, kiếm được tiền. Thực tế là, phân cảnh của họ chỉ diễn ra vài giây, không đủ để khán giả nhớ mặt, nhớ tên. Nên có người tham gia nhiều phim mà chỉ có đạo diễn nhớ mặt, còn khán giả thì… chịu (!).

Và vì điện ảnh chưa phát triển nên nói gì thì nói, ở nước ta chưa thật sự hình thành một nghề diễn viên quần chúng. Bởi nghề này bấp bênh, thu nhập thấp, thậm chí chỉ mang tính chất vui vẻ, giúp đỡ, chứ người dân không quan trọng chuyện thù lao bởi đó là khoản vô cùng ít ỏi.

Ngay như Trung Quốc, cần tới 10 nghìn diễn viên quần chúng, thì nhiều người vẫn coi đó chỉ là công việc tạm thời, không đủ để làm thành tên tuổi. Đạo diễn Thành Công chia sẻ: “Chúng tôi trân trọng những đóng góp của diễn viên quần chúng. Tuy nhiên, đó là công việc rất bấp bênh”.

Ông Thành Công cũng như nhiều diễn viên quần chúng có chung tâm sự rằng, dù là vai nhỏ thì diễn viên quần chúng cũng có lòng tự trọng. Họ cần được đối xử tốt, tôn trọng, không phải kiểu như sai bảo hay quỵt tiền công. Bởi không có họ thì nhiều bộ phim thậm chí không thể sản xuất.

Đọc thêm

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.