Cần minh bạch hóa thị trường mỹ thuật

Cần minh bạch hóa thị trường mỹ thuật
(PLO) - Nhiều năm qua, vấn nạn tranh giả, tranh sao chép, tranh nhái diễn ra phổ biến đòi hỏi nền thị trường mỹ thuật Việt Nam phải minh bạch và rõ ràng. Nhiều họa sĩ cho rằng, giải pháp trước mắt rất cần một sàn giao dịch bài bản, uy tín và chuyên nghiệp ra đời. 

Và điều này sẽ giúp cho họa sĩ sẽ tự quản lý tác phẩm của mình và công khai giá bán tác phẩmĐể hiểu rõ hơn vấn đề trên, PV đã có cuộc trao đổi với họa sĩ Đặng Tiến (Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hải Phòng), họa sĩ Lý Trực Sơn, họa sĩ Trần Hoàng Sơn (Giảng viên khoa Hội họa – Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam).

Họa sĩ Lý Trực Sơn:

Hoạ sỹ Lý Trực Sơn
Hoạ sỹ Lý Trực Sơn

Thị trường nghệ thuật Việt Nam từ trước đến giờ có một vấn đề nổi cộm là không minh bạch về hình ảnh và giá cả của tác phẩm nghệ thuật dẫn đến bạn sao chép tác phẩm nghệ thuật và nạn làm giá tác phẩm. Nghệ sĩ bán tác phẩm qua các kênh gallery offline chịu sự phụ thuộc rất lớn đối với gallery về việc tiếp thị hình ảnh của bản thân tới nhà sưu tập, bị sao chép tranh bất hợp pháp và bị ép giá bán tranh.

Ví dụ các Gallery sẽ thương thảo với nghệ sĩ một mức giá niêm yết ban đầu và nghệ sĩ sẽ đồng ý với tỉ lệ phần trăm doanh thu thu về từ tác phẩm đó của mình. Nhưng sau đó Gallery sẽ cố gắng bán tác phẩm đó với mức giá cao nhất có thể, đôi khi là cao hơn nhiều so với mức giá thỏa thuận ban đầu với nghệ sĩ. Nghệ sĩ hoàn toàn không được biết về giá bán thực sự của tác phẩm của mình và tất nhiên cũng không được chia sẻ số phần trăm lợi nhuận chênh lệch.

Tôi cho rằng, mới đây việc ra mắt Sàn giao dịch tác phẩm nghệ thuật  http://indochineartdeco.vn/ của Indochine Art góp phần làm minh bạch hóa thị trường nghệ thuật Việt Nam. Theo đó, nghệ sĩ có thể tự chủ động công khai hình ảnh và giá bán cho tác phẩm của mình, đưa tác phẩm của mình quen thuộc tới nhiều đối tượng công chúng, từ đó nâng cao khả năng nhận diện của bản thân đối với công chúng, giảm bớt tình trạng công chúng mua phải tranh sao chép không có nguồn gốc và tình trạng ép giá của Gallery đồng thời cũng nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị nghệ thuật đích thực.

Họa sỹ Đặng Tiến:

Tôi thấy vấn nạn tranh giả, tranh chép xảy ra ở Việt Nam rất lâu rồi. Bởi vì từ trước đến giờ người họa sĩ khi vẽ tác phẩm xong tự tìm đầu ra, tự liên hệ với người bán, tự giao dịch, tự công bố tác phẩm. Lẽ ra, người nghệ sĩ chỉ tập trung vào sáng tác thì nay phải lo thêm cả chuyện làm thế nào để tác phẩm của mình không bị chép lại, bị làm nhái.

Hoạ sỹ Đặng Tiến
Hoạ sỹ Đặng Tiến

Không những thế, khi xảy ra, nghệ sĩ rất ngại trong việc đấu tranh đòi quyền lợi của chính mình. Vì thế, tôi nghĩ sự ra đời của Sàn giao dịch tác phẩm mỹ thuật  trực tuyến của Indochine Art cũng thay mặt họa sĩ phần nào góp phần hạn chế vấn nạn tranh chép, tranh giả với một thị trường tranh đang nhộm nhoạm thế này thì sự ra đời là rất cần thiết và đúng lúc.

Sàn giao dịch tác phẩm nghệ thuật trực tuyến của Indochine Art thực hiện công khai, công bố tác phẩm một cách thật chi tiết như tác phẩm đó sẽ nằm tại nhà sưu tập nào, địa chỉ ở đâu, giá bán bao nhiêu? Những ai muốn tìm hiểu tác phẩm đó tận gốc như thế thì có thể đền tìm đến địa chỉ này. Tôi cho đó là điều tốt, tránh cả việc họa sĩ cũng tự bán cho người này người kia không công bố một cách công khai.

Họa sĩ Trần Hoàng Sơn:  Họa sĩ sẽ tự quản lý tác phẩm của mình và công khai giá.

Tôi có may mắn làm việc với những gallery chuyên nghiệp và uy tín và minh bạch về giá cả. Tuy nhiên trước đó rất lâu, bản thân tôi cũng là nạn nhân của việc sao chép tranh.

Có 3 hình thức tác phẩm nghệ thuật bị sao chép:Các gallery có đội ngũ chuyên gia chép tranh, họ nhận tranh của nghệ sĩ hợp tác với một thỏa thuận giá nhất định, sau đó để đội ngũ chép tranh chép lại tác phẩm của nghệ sĩ, đề tên nghệ sĩ và bán bản sao cho nhà sưu tập trong khi bản gốc vẫn còn ở gallery. Nghệ sĩ không có cách nào biết được về việc bán các bản sao này và do đó cứ nghĩ rằng tranh của mình không thể bán được.

Các hoạ sỹ đều cho rằng cần tăng cường hơn nữa tính minh bạch của tác phẩm
Các hoạ sỹ đều cho rằng cần tăng cường hơn nữa tính minh bạch của tác phẩm

Các gallery tìm kiếm hình ảnh các dòng tranh phổ biến dễ được thì trường chấp nhận, tiến hành sao chép và bán với số lượng lớn mà không xin phép tác quyền của tác giả. Mà thực chất họ cũng không biết tác giả là ai.

Gallery khai tách hình ảnh tác phẩm của các nghệ sĩ tên tuổi lớn đặc biệt là các nghệ sĩ đã quá cố và bán với giá thành rẻ. Điều này vô hình chung làm giảm giá trị thương mại của tác phẩm nghệ thuật.

Vì thế, Sàn giao dịch tác phẩm nghệ thuật  http://indochineartdeco.vn/ giúp tạo ra một thị thường nghệ thuật minh bạch về hình ảnh và giá cả với sự thỏa thuận công bằng, công khai với nghệ sĩ, tạo thêm một kênh chuyên nghiệp và đáng tin cậy hơn để nghệ sĩ quảng bá hình ảnh của mình tới công chúng

Tôi nghĩ, Indochine Art cần tăng cường hơn nữa tính minh bạch của tác phẩm nghệ thuật bằng cách tạo công cụ cho nghệ sĩ đăng tải hình ảnh quá trình sáng tác của bản thân, minh chứng về tác quyền và quá trình lao động. Nghệ sĩ cũng có thể đăng thông tin về catalog triển lãm đã tham gia, giải thường nhận được để tăng uy tín của bản thân.

Đọc thêm

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.