Các nhạc sĩ dâng tràn 'Nỗi nhớ mùa đông'

(PLO) -“Giai điệu tự hào Tháng 11- Nỗi nhớ mùa đông” là chuỗi những ca khúc về mùa đông đi qua các thời kỳ lịch sử, chất chứa bao nỗi niềm của cả những người sáng tác lẫn người nghe. 

Mùa đông những năm 1946 - 1949, nổi lên 2 ca khúc tiêu biểu “Áo mùa đông” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận và “Quê hương anh bộ đội” của nhạc sĩ Xuân Oanh. Trong không gian của “Giai điệu tự hào tháng 11 - Nỗi nhớ mùa đông”, Nhóm 5 dòng kẻ sẽ đưa khán giả trở về với miền ký ức ăm ắp kỷ niệm qua ca khúc “Áo mùa đông”.

Phần âm nhạc dạo đầu được trau chuốt bởi các bè guitar nền sâu lắng cùng với tiếng solo réo rắt mang âm hưởng dân gian, thu hút ngay cả những người nghe khó tính. Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha chia sẻ: “Âm nhạc trong ca khúc này của nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã trộn vào đó cái hồn Việt. Bài hát này đã mở đầu dòng nhạc sĩ trữ tình thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đây cũng là thành công lớn nhất của nhạc sĩ”.

Ông kể thêm, ca khúc này được “ghi” lại từ câu chuyện về chiếc áo trấn thủ mà nhạc sĩ Đỗ Nhuận được tặng khi đang ở trong nhà tù Hỏa Lò. Sau đó, khi đồng chí Hoàng Văn Thụ bị đưa ra pháp trường, ông đã tặng lại chiếc áo ấy cho người đồng chí của mình. 

Nhạc sĩ Phạm Tuyên
Nhạc sĩ Phạm Tuyên

3 năm sau, trong một mùa đêm đông năm 1949, nhạc sĩ Xuân Oanh và nhà văn Nam Cao khi đó ở trong chiến khu, cùng trong Hội báo Cứu Quốc đi tuyên truyền vận động. Hai ông mắc võng ngồi nói chuyện cạnh nhau bên đống lửa, nhà văn Nam Cao gợi ý cho Xuân Oanh sáng tác một ca khúc viết về quê hương anh bộ đội.

Theo lời kể của nhạc sĩ Xuân Oanh trước đó, hồi bấy giờ, trong chiến trường, ông sáng tác bằng một loại nhạc cụ tự chế theo mô hình đàn bầu. Một ống bơ kiểu thịt hộp được nước ngoài viện trợ, nối với một sợi dây được tước ra từ sợi dây phanh và một đoạn ống tre.

Khi sử dụng thì dùng một cái que gảy và một cái chén uống trà chặn trên dây để điều chỉnh cung bậc cao thấp. Những giai điệu đầu tiên của bài “Quê hương anh Bộ đội” đã ra đời như thế, ban đầu được truyền miệng trong chiến khu sau đó lan rộng ra khắp cả nước.

Nhạc sĩ Xuân Oanh...
Nhạc sĩ Xuân Oanh...

Bài hát “Quê hương anh Bộ đội” từng được thể hiện bởi nhiều nghệ sĩ gạo cội như NSƯT Quang Lý, nghệ sĩ Thúy Lan cùng tốp ca Đài Tiếng nói Việt Nam. So với các bản phối cũ, bản phối mới trong “Giai điệu tự hào tháng 11” do ca sĩ Vũ Thắng Lợi thể hiện không quá khác biệt về âm hưởng. Những bài hát vẫn có nét hiện đại với những đoạn chuyển, giúp những người nghe trẻ tuổi có thể cảm nhận được bài hát một cách tốt hơn. 

Mùa đông năm 1972, Mỹ tuyên bố sẽ đưa Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá cũ. Trong căn gác nhỏ trên phố Hàng Bún, nhạc sĩ Phan Vũ chia sẻ kỷ niệm khi viết những câu thơ Em ơi! Hà Nội- Phố. Bài thơ ra đời vào những ngày, đêm Hà Nội bị đánh bom ác liệt. Nhưng phải đến 13 năm sau, một đoạn thơ trong bài thơ này được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc thành ca khúc cùng tên.

Nhạc sĩ Phú Quang nghẹn ngào, bật khóc trong buổi ghi hình Giai điệu tự hào tháng 11: “Tôi coi Hà Nội như là cha mẹ mình, 2 năm xa Hà Nội tôi rất nhớ”. Ca khúc Em ơi! Hà Nội – Phố được phổ nhạc chỉ sau 2 ngày khi ông Phan Vũ mang thơ qua cho nhạc sĩ Phú Quang đọc. “Khi tôi gửi anh bài hát, anh Phan Vũ có nói: Em làm long lanh bài thơ của anh”.

Nhạc sĩ Dương Thụ
Nhạc sĩ Dương Thụ

Phú Quang cho hay, với nỗi nhớ về Hà Nội, nhà thơ Phan Vũ nói muốn gào trên loa phát thanh hồi ấy “ta còn em, ta còn em” thì riêng ông, ông chỉ muốn nói với chính nỗi lòng mình”. Phiên bản Em ơi! Hà Nội – Phố do ca sĩ Phương Anh trình bày trong chương trình Giai điệu tự hào tháng 11 được phối sang phong cách rock với sự dữ dội nhưng không làm mất đi tình cảm của tác giả dành cho mùa đông của Hà Nội. 

Mùa đông năm 1975, những chàng trai lính Bắc như tác giả Bùi Văn Dung vào Sài Gòn tiếp quản thành phố sau khi đất nước thống nhất.  Tứ thơ “Gửi nắng cho em” ra đời ngay sau bữa cơm trưa, khi ông cùng bạn ngồi uống nước trong cái nắng của miền Nam, trên đầu quạt quay vù vù, ngồi nghe radio thấy nói ngoài Bắc giá rét. Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã phổ nhạc bài thơ này vào mùa đông đầu tiên sau giải phóng.

Trong chương trình “Giai điệu tự hào tháng 11 - Nỗi nhớ mùa đông”, ca sĩ Đặng Tuấn Phương – quán quân X-Factor trình bày lại ca khúc này với bản phối mang đậm tiết điệu của nhạc truyền thống Cách mạng, xen lẫn chất liệu dân ca. Mặc dù nam ca sĩ trẻ vẫn cần thêm sự trải nghiệm để có thể gây ấn tượng hơn nhưng có thể thấy Tuấn Phương đã khá tròn vai đủ để khiến người nghe cảm nhận một sự mới mẻ trong ca khúc này.

Nhạc sĩ Phú Quang
Nhạc sĩ Phú Quang

Sau khi đất nước thống nhất, miền Bắc vẫn còn nhiều khó khăn khi bước sang thời kỳ xây dựng đổi mới, những ca khúc viết về mùa đông lại gợi nhớ nhiều kỷ niệm của chính những tác giả, đặc biệt là những nhạc sĩ đã chuyển vào Nam sinh sống.

Trong số đó có những ca từ buồn da diết của “Bài hát ru mùa đông” do nhạc sĩ Dương Thụ sáng tác. Bài hát này cũng được chọn giới thiệu trong khuôn khổ Giai điệu tự hào tháng 11 - Nỗi nhớ mùa đông. “Tôi vào Sài Gòn sinh sống từ năm 1977,  những ca khúc này được viết đầu thập niên ‘80. Miền Bắc khi đó nghèo, và vì thế mùa đông là mùa bộc lộ ra tất cả sự nghèo khó, khiến con người ta dễ buồn và tủi thân.

Tôi sống gần 40 năm tại Thành phố HCM, nhưng vẫn không thể là người trong này, chắc tính bảo thủ cùng với mùa đông trong mình còn lâu quá, chắc đến chết cũng không thể ra khỏi”, nhạc sĩ Dương Thụ chia sẻ. Trong chương trình, Bài hát ru mùa đông được ca sĩ Phương Linh trình bày mượt mà, đầy kỹ thuật sẽ mang đến những xúc cảm mãnh liệt hơn cho bài hát. 

“Giai điệu tự hào Tháng 11 - Nỗi nhớ mùa đông” phát sóng lúc 20h10 phút ngày 26/11/2016 trên kênh VTV1.

Đọc thêm

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.