Bức họa bé gái khỏa thân của Picasso gây tranh luận

Bức họa bé gái khỏa thân của Picasso gây tranh luận
Họa phẩm, được bán mức 115 triệu USD ở Mỹ, khiến nhiều người lo ngại về vấn đề lạm dụng phụ nữ giữa phong trào Me Too lên cao.

Hôm 8/5, bức họa Fillette à la corbeille fleurie (Cô bé với giỏ hoa) được bán giá 115 triệu USD tại nhà đấu giá Christie ở Mỹ. Tác phẩm nằm trong bộ sưu tập của David Rockefeller - chủ tịch kiêm cựu giám đốc ngân hàng Chase Manhattan. Ông qua đời năm 2017.

Tuy nhiên, giữa bối cảnh phong trào chống xâm hại tình dục (Me Too) đang lên cao ở Mỹ và lan rộng ra thế giới, họa phẩm lập tức gây tranh luận. Bởi nhân vật trong tranh khỏa thân và có hình thể giống của một trẻ vị thành niên. Theo Huffpost, một số người xem đoán rằng Linda - tên nhân vật trong tranh - đang ở tuổi dậy thì bởi cô có ngoại hình gầy, nhỏ nhắn, ngực và bộ phận sinh dục chưa phát triển.

Bức Cô gái trẻ với một giỏ hoa của Picasso.

Bức "Cô gái trẻ với giỏ hoa" của Picasso.

Một số học giả đặt vấn đề về ranh giới giữa sự lạm dụng và đồng thuận trong nghệ thuật. Merrill - giám đốc tài năng tại The Wing (một không gian cộng đồng dành cho phụ nữ) - cho rằng bức tranh của Picasso cần được điều tra bởi ông lo ngại khả năng Linda bị danh họa lạm dụng lúc vẽ.

"Chúng tôi muốn biết tại sao Picasso lại chọn vẽ đứa trẻ trần truồng này và những điều ông ấy cố gắng truyền đạt bằng cách thức như vậy. Thay vì chỉ dừng lại ở ý kiến Cô bé và giỏ hoa mang tính gợi tình, các tài liệu nghiên cứu bổ sung sau này có thể đưa kiệt tác của Picasso trở thành tác phẩm đại diện về cách nghệ sĩ nam đối xử với phụ nữ trong nhiều thế kỷ", Merrill nhận định trong thư gửi Huffpost.

Đầu năm nay, Merrill cùng chị gái đã viết bản kiến nghị, yêu cầu Bảo tàng nghệ thuật thủ đô New York (Mỹ) tháo gỡ bức tranh Therese Dreaming (Balthus) vì vẽ thiếu nữ ngồi để lộ quần lót. Tác phẩm được xem như hình thức khiêu dâm trẻ em. Tuy nhiên, bảo tàng đã từ chối lời đề nghị này.

Trong bài viết mang tên Fillette (Cô bé), học giả Porter mô tả: "Linda đại diện cho các chủ đề mà Picasso vật lộn với cuộc sống. Đó là tình yêu, tình dục, vẻ đẹp, sự dịu dàng và bạo lực”. Ông cũng cho rằng công chúng biết về Picasso nhưng không biết tới những phụ nữ đằng sau giá vẽ. "Ít ai biết Dora Maar - người được cho là từng bị danh họa ngược đãi, hay người mẫu Marie Therese Walter từng có mối tình ngắn ngủi với Picasso và tự tử sau khi ông qua đời", Poster chia sẻ với Huffpost.

Danh họa Picasso.

Danh họa Picasso.

Bên cạnh đó, một số quan điểm cho rằng tác phẩm nên được người xem nhìn ở khía cạnh cách tân nghệ thuật. Theo HuffpostCô bé và giỏ hoa được vẽ năm 1905, khắc họa chân dung thiếu nữ Linda, sống ở Paris (Pháp). Bức họa ra đời trong thời kỳ “Hoa hồng” của Picasso. Đó là thời kỳ danh họa sử dụng màu cam và hồng, tương phản với nhiều tông màu nhạt.

Bahl - nghệ sĩ, nhà quản lý giáo dục tại Cao đẳng St. Francis ở Brooklyn (Pháp) - chia sẻ: “Làn da trắng của cô gái tương phản rõ rệt với màu đỏ tươi của hoa. Nó thể hiện niềm vui, nét ngây thơ, trinh tiết. Khuôn mặt của cô già hơn cơ thể. Đến nay, danh tính thực cũng như cuộc sống của Linda còn bí ẩn”. Bahl cho rằng kiệt tác như kiểu định danh phụ nữ chứ không mang tính gợi dục.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.