Bộ ảnh 'Tuyệt tình cốc' thế nào trong mắt người 'chuyên soi cái đẹp'?

Ảnh cắt từ clip
Ảnh cắt từ clip
(PLO) - Những ngày gần đây, cư dân mạng được phen “nhức mắt” trước bộ ảnh có tên “Tuyệt Tình Cốc”. Bên cạnh một vài lời khen ngợi thì có rất nhiều ý kiến cho rằng bộ ảnh này kém tinh tế và mang tính dung tục.

Bộ ảnh được đăng tải với tiêu đề thu hút “Đường lên tiên cảnh, lạc chốn bồng lai” cùng với nhân vật chính là hai thiếu nữ mặc trang phục không nội y, khoe đường cong nóng bỏng để chụp ảnh ở hồ nước được gọi là Tuyệt Tình Cốc (xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng). Xung quanh các cô gái, hàng chục tay máy đang “tác nghiệp”. Chỉ sau vài phút đăng tải, bộ ảnh đã thu hút hàng triệu lượt like và chia sẻ rầm rộ. 

Không thể không dành lời khen ngợi cho phong cảnh đẹp như mơ giữa một bên là hồ nước ngát xanh, một bên là núi non trùng điệp, cùng với những ngôi đền nho nhỏ... ở nơi đây. Cũng không thể phủ nhận rằng hai thiếu nữ trong ảnh rất đẹp. Tất cả được nhiếp ảnh gia thâu tóm “gọn gàng” trong những bức hình. Tuy nhiên, quan điểm về cái đẹp của mỗi người được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Trong con mắt người này là dung tục nhưng với người khác đó lại là cái đẹp. 

Theo anh T.Đ.D, một nhiếp ảnh gia nổi tiếng và có kinh nghiệm lâu năm trong giới nhiếp ảnh, bộ ảnh này chỉ mang tính thị trường và người tạo bộ ảnh thế này chỉ là muốn truyền thông chú ý mà thôi. Cư dân mạng có tên facebook Lupin Arsene cũng chia sẻ ý kiến “Khi người ta nhìn vào, chỉ thấy đây là những bức ảnh hòa mình vào thiên nhiên, những cô gái thanh tao xinh đẹp chứ không phải dâm đãng”.

TuArts Wedding là một trong những studio chụp ảnh cưới nổi tiếng ở Hà Nội, cùng với đó là những bộ ảnh độc đáo và khác biệt. Thế nhưng, lần này họ lại “trình làng facebook” một sự khác biệt gây nhiều tranh cãi. Ý nghĩa thực sự của những bức ảnh này là gì?.

Thông điệp muốn gửi đến người xem của ekip là như thế nào? Người đưa ra ý tưởng cho bộ ảnh này vẫn từ chối tiết lộ mục đích thực hiện. Còn Phạm Thúy Nga (nick name Nga Tây) – một trong hai nhân vật chính trong bộ ảnh lên tiếng: “Ý tưởng, địa điểm, trang phục... đều do khách hàng lựa chọn, mình chỉ là người thực hiện thôi. Khi chụp ảnh gợi cảm mình có sự chọn lọc rất kỹ. Nếu nó quá lố thì mình đã không nhận!”.

Theo quan điểm của PGS.TS Chung Á, một nhà xã hội học, “Tuyệt Tình Cốc” là một bộ ảnh đẹp có sức hút. Nó đẹp vì lột tả được khung cảnh thiên nhiên và cái đẹp của người phụ nữ hiện đại. Với quan điểm xã hội học thì mỗi nền văn hóa của từng vùng, từng quốc gia là khác nhau, trong khi người phương Tây thấy như vậy là đẹp, là sự phá cách bởi vốn dĩ cơ thể người phụ nữ luôn luôn là nét đẹp của tạo hóa. Còn đối với các nước Á Đông như Việt Nam, bộ ảnh đó quá phô trương, không phù hợp đối với sự nhìn nhận chung của xã hội.

“Mỗi người có những nhìn nhận, đánh giá về cái đẹp khác nhau, chúng ta không thể thấy đẹp mà bảo là xấu. Cũng không thể bắt người khác cùng thích chung cái đẹp giống mình. Hai cô thiếu nữ trong bộ ảnh rất đẹp, song chỉ là cách đặt vấn đề, phục trang là chưa phù hợp đối với xã hội Việt Nam. Sự biến đổi xã hội hiện nay rất đa dạng, chúng ta hãy nhìn nhận các vấn đề theo xu hướng của thời đại. Cái đẹp là tương đối, chuẩn xã hội hay lệch chuẩn xã hội cũng là chỉ tương đối” – ông Chung Á nhấn mạnh.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.