Bí ẩn tượng “thần khỉ” ở ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam

Bí ẩn tượng “thần khỉ” ở ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam
(PLO) - Cả triệu lượt du khách đến Chùa Cầu (Hội An, Quảng Nam), những mấy ai biết chuyện hai bức tượng “thần hầu” canh hai bên cầu kiêm ngôi chùa độc đáo này? 
Tranh cãi nhiều thế kỷ  
Chùa Cầu Hội An được người xưa xây dựng theo kiểu thượng chùa - hạ cầu, kích thước 3m x 18m. Mái chùa lợp ngói âm dương, trụ bằng đá, mặt cầu lát ván, hai đầu cầu nối với bảy gian giữa theo hình chữ I. 
Theo ông Võ Phùng, Giám đốc Trung tâm Văn hóa TP. Hội An, Chùa Cầu từ lâu đã được du khách trong nước và thế giới biết đến như biểu tượng của người dân phố cổ Hội An. 
Tuy nhiên cho đến nay việc ai đứng ra xây dựng Chùa Cầu: Người Nhật, người Việt, hay người Minh Hương (Trung Hoa); và chùa có niên đại bao nhiêu, vẫn đang tranh cãi chưa ngã ngũ.
Theo ông Phùng, Chùa Cầu xây dựng chậm nhất vào năm 1617. Ông Phùng dẫn giải, triều Nguyễn, trong “Đại Nam nhất thống chí” ghi, vào năm 1719, nhân chuyến tuần du phương Nam, chúa Nguyễn khi đến Hội An, đã thấy phía Tây phố có cầu, thuyền buôn tụ họp đông đúc bên phố chợ sông Hoài, nên đặt tên “Lai Viễn kiều” (tức cây cầu của những người từ phương xa tới) . Cùng với đó, chúa đã cho mạ khắc biển vàng thành bức hoành phi nhằm ghi dấu nơi ngài đã đi qua. Hiện bức hoành phi vẫn còn treo bên trong Chùa Cầu.
Một tài liệu cổ khác chép, cây cầu cổ được tìm thấy vào năm 1617 với tên gọi cầu Nhật Bản. Một tài liệu khác xác định, chùa Cầu được xây dựng vào năm 1593 cũng với tên gọi cầu Nhật Bản.
Trở lại với “Đại Nam nhất thống chí”, sách này thể hiện cầu do khách buôn Nhật Bản làm nên. Sách viết, từ cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, thương nhân nước ngoài ở Hội An đã khởi xướng xây cầu bắc qua sông Hoài, nhằm tạo điều kiện để người dân hai con phố Faifo (Nhật Bản) và Ba Tàu (Trung Hoa) nằm hai bên sông thông thương buôn bán. 
Đến năm 1653, cầu được tu sửa và xây dựng thêm ngôi chùa nhỏ nằm sát cầu ở phía Tây để thờ tự. Ngoài chức năng đi lại, chùa còn làm nơi thờ cúng của cộng đồng người Việt, Nhật, Hoa. Từ đó cái tên cầu Nhật Bản dần bị quên lãng, được thay vào đó bằng tên gọi Chùa Cầu.
Đến bây giờ mới nói tới chuyện tượng khỉ trong cầu. Ở Hội An ngày xưa, lưu truyền một truyền thuyết về nguyên nhân động đất. Người xưa cho rằng ở ngoài đại dương có một loài thuỷ quái mà người Việt gọi Con Cù, người Nhật gọi Mamazu, người Hoa gọi Câu Long. 
Con vật này có đầu ở Nhật Bản, đuôi nằm ở Ấn Độ và lưng vắt qua khe nước ở Hội An, nơi Chùa Cầu bắc qua. Mỗi khi con thuỷ quái ngóc đầu lên, nước Nhật bị động đất, Hội An cũng rung chuyển, dân chúng không thể bình yên làm ăn buôn bán. Để yểm trừ, người ta lập ngôi chùa để khống chế “thủy quái”. 
Tượng khỉ “trấn yểm thủy quái”
Một trong những điểm nhấn của chùa Cầu là phía tây đặt hai tượng khỉ, một đực một cái ngồi trên bệ thờ, quay mặt vào nhau; phía đông đặt hai tượng chó cũng trong tư thế tương tự. 
Tượng các con vật lớn cỡ khỉ thật, ngồi canh gác theo tư thế nhổm lên, như sẵn sàng bảo vệ sự an lành của người dân phố cổ.  
Lý giải về tượng khỉ và chó, một số bô lão ở Hội An cho rằng đó là ngụ ý của người xưa về thời gian xây dựng công trình. 
Chùa Cầu được xây kéo dài ba năm, bắt đầu động thổ từ năm Thân (con khỉ) và hoàn thành năm Tuất (con chó). Ngoài ra việc đặt hai bên đầu cầu cặp tượng khỉ và chó còn được hiểu như một cách chỉ phương hướng: Khỉ chỉ hướng Tây Nam; chó chỉ hướng Tây Bắc.
Giám đốc Trung tâm Văn hóa TP. Hội An lại có cách giải thích khác theo hướng tâm linh. “Hai linh vật này được thờ theo tín ngưỡng vật tổ của người Nhật. Một số tài liệu cho rằng vì muốn khống chế “thủy quái”, người ta thờ thần Khỉ và thần Chó trên hai đầu cầu. 
Cây cầu bắc qua với các con vật bên trên như thanh kiếm cắm xuống yếu huyệt ở lưng, sẽ “yểm” con thuỷ quái, làm nó không cựa quậy vùng vẫy, mong trừ tai họa”, ông Phùng nói. 
Ông Phùng cho biết thêm, tục thờ khỉ và chó của cư dân Việt cũng đã tồn tại từ lâu đời, thể hiện dưới hai hình thức. Một số nơi chôn tượng chó đá trước cổng nhà như một linh vật canh cổng với ý nghĩ như vị thần bảo hộ trừ tà ma,cầu phúc. Cũng có khi tượng chó được đặt trên những bệ thờ. 
Còn trong một số chùa chiền, vẫn thường thấy tượng khỉ, gọi là “Thần Hầu”, nhằm xua đuổi những điều xấu. Từ quan niệm đó, ông Phùng cho rằng tượng khỉ ở Chùa Cầu được lập cũng nhằm mục đích nêu trên, ước mơ cuộc sống sẽ suôn sẻ, may mắn. 
Đặc biệt chất liệu tạc nên những bức tượng này được làm bằng gỗ chứ không phải bằng đá, rồi mạ màu cho giống tượng đá. Điều kỳ lạ, trải qua 500 năm, trải qua bao nhiêu khắc nghiệt của thời tiết, mưa gió, những tượng gỗ này vẫn trường tồn. 
“Không riêng gì người dân phố cổ mà khách thập phương đều sùng bái tượng khỉ. Mỗi khi về Chùa Cầu, nhiều người đến trước linh vật này cúng vái, cầu bình an. Vào những ngày rằm, mùng Một, nhiều người còn sắp mâm lễ vật dâng lên tượng khỉ”, ông Phùng nói.
Ông Phùng cũng cho hay, còn có giai thoại từng có thời gian một tượng khỉ trên cầu bị mất. Thời gian này, một điều trùng hợp ngẫu nhiên diễn ra là Hội An liên tiếp bị nhấn chìm trong những trận lũ lịch sử. Mãi đến hơn 20 năm sau mới tìm thấy tượng khỉ “lưu lạc”./.  

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.