Tên miền không dễ...“cướp”

Dù trên nguyên tắc ai đăng ký trước được dùng trước, nhưng các quy định tại dự thảo Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng đang được Bộ Thông tin và Truyền thông lấy ý kiến cho thấy, không phải dễ mà đầu cơ được tên miền.

Dù trên nguyên tắc ai đăng ký trước được dùng trước, nhưng các quy định tại dự thảo Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng đang được Bộ Thông tin và Truyền thông lấy ý kiến cho thấy, không phải dễ mà đầu cơ được tên miền.

Có “cơ” đòi được tên miền

Từ trước đến nay, theo thông lệ quốc tế và cũng được pháp luật Việt Nam tôn trọng, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” và các tên miền quốc tế, theo nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử và đăng ký trước được quyền sử dụng trước. Chính vì thế, sau khi chậm chân, nhiều tổ chức, cá nhân, đặc biệt là những người nổi tiếng, tập đoàn kinh tế lớn, đã bị mất tên miền vào tay người khác, trong đó có những tên miền được rao bán với giá trị không nhỏ.

Theo dự thảo nghị định này, việc giải quyết tranh chấp tên miền “.vn” được thực hiện thông qua 3 hình thức: thương lượng hòa giải giữa người khiếu kiện và người bị kiện; thông qua việc giải quyết trọng tài; thông qua việc xử kiện của Tòa án. Trường hợp khi một bên sử dụng tên miền đã đăng ký với ý đồ xấu để cạnh tranh không lành mạnh, cơ quan quản lý cạnh tranh hoặc cơ quan quản lý viễn thông thực hiện việc kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính.

Tranh chấp tên miền được xem xét khi đảm bảo đầy đủ bốn yếu tố. Đó là, người khiếu kiện phải gửi đơn khiếu kiện và các giấy tờ, bằng chứng (nếu có) có liên quan đến việc tranh chấp tên miền đến một trong các cơ quan, tổ chức hữu quan. Hai, tên miền tranh chấp trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với tên của người khiếu kiện; trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ mà người khiếu kiện là người có quyền hoặc lợi ích hợp pháp. Ba là, người bị khiếu kiện không có quyền hoặc lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền đó. Ngoài ra, tên miền đã được người bị khiếu kiện sử dụng với ý đồ xấu đối với người khiếu kiện.

Sẽ quản lý chặt các doanh nghiệp game ngoại

Theo dự thảo nghị định, các tổ chức, DN nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng cho người sử dụng tại Việt Nam dưới hình thức ký hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với các DN Việt Nam đã được cấp phép, tỷ lệ phần vốn góp của bên nước ngoài tối đa là 49% vốn điều lệ của liên doanh. Dự thảo quy định, DN được cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng phải có giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp, có thời hạn tối đa không quá 10 năm.

DN cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng chỉ được cung cấp dịch vụ trò chơi theo đúng nội dung kịch bản được cấp phép hoặc đăng ký. Đồng thời, DN phải lập website cung cấp đầy đủ thông tin như phân loại nội dung phù hợp theo độ tuổi người chơi và luật lệ của từng trò chơi; các quy định quản lý thông tin, hoạt động của trò chơi; khuyến cáo rõ ràng về những tác động ngoài mong muốn đối với thể chất và tinh thần của người chơi…

Thế nào là sử dụng tên miền với ý đồ xấu?

Tên miền được coi là sử dụng với ý đồ xấu nếu được dùng để cho thuê hay chuyển giao tên miền cho người khiếu kiện là người chủ của tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ trùng hoặc giống đến mức gây nhầm lẫn với tên miền đó; cho thuê hay chuyển giao cho đối thủ cạnh tranh của người khiếu kiện vì lợi ích riêng hoặc để kiếm lời bất chính.

Tên miền bị chiếm dụng, ngăn không cho người chủ của tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ đăng ký tên miền tương ứng với tên, nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ đó nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh. Tên miền được dùng để hủy hoại danh tiếng của người khiếu kiện, cản trở hoạt động kinh doanh của người khiếu kiện hoặc gây sự nhầm lẫn, gây mất lòng tin cho công chúng đối với tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn  hiệu dịch vụ của người khiếu kiện nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh…

Theo nhận định của chuyên gia về sở hữu trí tuệ, nếu những quy định này được thông qua, việc đầu cơ tên miền theo tên ca sĩ, diễn viên hay các tập đoàn, đơn vị kinh tế lớn để “bắt bí” những tổ chức, cá nhân này phải mua lại sẽ được hạn chế. Những quy định chi tiết về giải quyết tranh chấp tên miền sẽ mở ra hành lang pháp lý để hiện thực hóa quyền tài sản đối với những “địa chỉ ảo” này.

Bách Nguyễn

Đọc thêm

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.