Từ khóa: #đường sắt đô thị

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa

Phối cảnh dự án khu phức hợp văn phòng, thương mại, khách sạn, nhà ở, công trình văn hóa đang được xây xung quanh nhà ga mới Takanawa Gateway theo nguyên lý TOD tại trung tâm Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: DPA)
(PLVN) - Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đường sắt đô thị là phương tiện gần như thuận tiện nhất và bảo đảm môi trường nhất. Chính vì vậy, việc triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị vừa giúp giải bài toán giao thông và môi trường đang nhức nhối tại các đô thị lớn như TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, xa hơn là tạo đà cho sự phát triển các đô thị và cả các khu vực xung quanh.

Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội: Cần có các đột phá về cơ chế, chính sách

Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội: Cần có các đột phá về cơ chế, chính sách
(PLVN) - Đây là ý kiến được các đại biểu đưa ra tại Hội thảo khoa học Đường sắt đô thị trong hệ thống giao thông thông minh nhằm giảm ùn tắc giao thông, tiến tới giảm phương tiện giao thông cá nhân do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP Hà Nội tổ chức sáng 11/4. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.

Cần có khung tiêu chuẩn thống nhất cho đường sắt đô thị

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Đương Đức Tuấn phát biểu khai mạc. (Nguồn ảnh: Báo Kinh tế đô thị)
(PLVN) - Sáng 19/1, tham dự phiên chuyên đề “Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ và quản lý dự án đường sắt đô thị” trong khuôn khổ Hội thảo phát triển đường sắt đô thị, nhiều chuyên gia nhấn mạnh sự cần thiết phải có khung tiêu chuẩn thống nhất cho loại hình giao thông này.

Phát triển hệ thống đường sắt đô thị: Huy động hiệu quả nguồn lực từ đất đai

Hình ảnh tại Hội thảo. (Ảnh: Triệu Oanh).
(PLVN) -Ngày 18/1, tại các phiên chuyên đề của Hội thảo khoa học Phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP Hồ Chí Minh do UBND TP Hà Nội và UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức, các đại biểu nhấn mạnh, việc đầu tư phát triển hệ thống công trình đường sắt đô thị đòi hỏi nguồn lực rất lớn. Do vậy, cần triển khai các giải pháp để huy động nguồn lực quan trọng là đất đai.

Giải phóng mặt bằng, thu hồi đất kịp thời là khâu then chốt để hoàn thành các dự án đúng tiến độ

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông phát biểu khai mạc hội thảo.
(PLVN) - Ngày 18/1, Hội thảo khoa học Phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP Hồ Chí Minh do UBND TP Hà Nội và UBND TP Hồ Chí Minh đồng tổ chức bước vào phiên hội thảo 2 với chủ đề Giải phóng mặt bằng (GPMB), thu hồi đất để phát triển đường sắt đô thị và khu vực TOD.

Đóng góp các cách làm đột phá để nhanh chóng hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị

Phỏng vấn đại biểu dự Hội thảo. (Ảnh: PV)
(PLVN) -Bên lề Hội thảo khoa học “Phát triển hệ thống đường sắt đô thị (TOD) Hà Nội và TP Hồ Chí Minh”, chúng tôi đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết về mô hình TOD với mong muốn tìm ra các cách làm mới, “đột phá” để 2 TP lớn nhanh chóng hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị trong thời gian tới.

Phát triển đường sắt đô thị: Cần khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Hình ảnh tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng 17/1, tại Hội thảo phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP Hồ Chí Minh do UBND TP Hà Nội và UBND TP Hồ Chí Minh đồng tổ chức diễn ra phiên chuyên đề Tổng quan phát triển đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh theo mô hình TOD. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đã có các tham luận tổng quan về TOD và Quy hoạch TOD, đề xuất nhiều cơ chế hữu ích nhằm phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Cần cách làm mới với dự án đường sắt đô thị

Ảnh minh họa (Ảnh: Chinhphu.vn).
(PLVN) -Hôm qua (15/12), tại cuộc họp do UBND TP HCM tổ chức về đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP HCM theo Kết luận 49-KL/TW của Bộ Chính trị; những trăn trở với đường sắt đô thị (ĐSĐT) một lần nữa được đặt ra.

Metro và mô hình TOD

Ảnh minh họa. Nguồn: Thanh Toàn/qdnd.vn
(PLVN) -  Theo quy hoạch hiện nay, TP HCM có 8 tuyến metro và 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường 1 ray với tổng chiều dài 220km. Dù đã triển khai nhiều năm, TP hiện mới sắp hoàn thành dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên; và giai đoạn 1 tuyến Metro số 2, đoạn Bến Thành - Tham Lương.

Hệ thống thu phí metro số 1 (TP HCM): Chưa hoạt động đã nguy cơ lạc hậu

Ga trên cao Khu công nghệ cao, tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, tháng 9/2022.
(PLVN) -  Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chưa đưa vào vận hành nhưng hệ thống thu phí tự động hiện hữu (AFC) đã lạc hậu và hạn chế so với công nghệ hiện nay, theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải vừa gửi UBND TP HCM, sau khi Ban Quản lý đường sắt đô thị (MAUR - chủ đầu tư) đề xuất dự án 159 tỷ đồng nâng cấp hệ thống trên, để khắc phục hạn chế giúp Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) khi đưa vào vận hành được hiệu quả.