Từ khóa: #tổ chức tín dụng

Quy định lộ trình giảm dần giới hạn cấp tín dụng để bảo đảm minh bạch, rõ ràng

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo tại phiên họp.
(PLVN) - Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã được chỉnh lý theo hướng quy định lộ trình cụ thể tại khoản 1 Điều 136 dự thảo Luật với thời hạn giảm dần giới hạn cấp tín dụng trong 5 năm từ khi Luật có hiệu lực đến năm 2029 nhằm bảo đảm minh bạch, rõ ràng.

Thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng hơn có trọng tâm, trọng điểm, tiếp tục giảm lãi suất cho vay cho doanh nghiệp

Thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng hơn có trọng tâm, trọng điểm, tiếp tục giảm lãi suất cho vay cho doanh nghiệp
Nhấn mạnh mối quan hệ "cộng sinh", "nhân quả" giữa ngân hàng và doanh nghiệp, Thủ tướng đề nghị ngành ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, nới lỏng hơn có trọng tâm, trọng điểm và có kiểm soát; tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay; xác định hạn mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với tình hình thực tiễn; rà soát các điều kiện, tiêu chí cho vay để điều chỉnh phù hợp, thuận lợi hơn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng của người dân, doanh nghiệp.

Hoàn thiện pháp luật về tài chính tiêu dùng

Toạ đàm về giải pháp phát triển lành mạnh thị trường tài chính tiêu dùng.
(PLVN) - Hoạt động của các công ty tài chính tiêu dùng do Ngân hàng Nhà nước cấp phép gặp nhiều khó khăn, nợ xấu có xu hướng tăng. Trước thực trạng đó, nhiều ý kiến cho rằng cần có một đạo luật riêng cho tài chính tiêu dùng.

Hơn 21.000 tỷ đồng tiếp sức cho doanh nghiệp xứ Thanh

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp đầu tiên kể từ khi xuất hiện đại dịch COVID-19 được Ngân hàng Nhà nước phối hợp tổ chức tại tỉnh Thanh Hóa cuối tuần qua. Tại Hội nghị, các ngân hàng thương mại đã ký cam kết cấp khoản tín dụng 21.055 tỷ đồng cho các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá.

Xử lý nợ xấu các tổ chức tín dụng: Thấp thỏm trước giờ G!

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Nếu không có đại dịch COVID-19 thì Nghị quyết 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42) của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) có thể sẽ hoàn thành sứ mệnh vào ngày 15/8 tới. Thời điểm Nghị quyết 42 hết hiệu lực đang đến gần trong khi câu chuyện nợ xấu vẫn đang là nỗi lo không chỉ với ngành ngân hàng.

Còn dư địa giảm lãi suất cho vay?

Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ có thêm nguồn tiền cung ứng cho nền kinh tế.
(PLVN) -  Theo Nhóm nghiên cứu Trường Đại học kinh tế Quốc dân (NEU), mặc dù lãi suất cho vay đã được giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, Ngân hàng Nhà nước cần xem xét để giảm 0,5% tỷ lệ dự trữ bắt buộc, qua đó sẽ giải phóng được số vốn lên tới 50.000 tỷ đồng, góp phần giảm lãi suất.

Sớm hoàn thiện khung pháp lý về trung gian thanh toán

Trung gian thanh toán lo ngại rơi vào “vùng xám” pháp lý. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Mặc dù đóng góp tích cực trong cung ứng dịch vụ thanh toán, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19, song cho đến nay, khung pháp lý cho các tổ chức trung gian thanh toán phát triển sản phẩm dịch vụ cũng như đảm bảo an toàn hoạt động vẫn chưa được hoàn thiện.

Người gửi tiền được bảo vệ tốt hơn với hạn mức trả tiền bảo hiểm mới

Từ ngày 12/12/2021, người gửi tiền sẽ được BHTGVN chi trả tối đa là 125 triệu đồng.
(PLVN) -  Theo Quyết định 32/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 20/10/2021 về hạn mức trả tiền bảo hiểm, kể từ ngày 12/12/2021, trong trường hợp tổ chức tín dụng bị mất khả năng chi trả hoặc phá sản, người gửi tiền sẽ được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả tối đa là 125 triệu đồng, bao gồm cả gốc và lãi.