Từ khóa: #tiếng Kinh

Hút khách bằng bảo tồn tiếng nói, chữ viết

Công tác dạy và học tiếng dân tộc thiểu số cần được tăng cường hơn nữa.
(PLVN) - Trước xu thế thời đại, ngôn ngữ của các vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại nước ta đang có nguy cơ bị mai một. Việc bảo tồn tiếng nói, chữ viết riêng của mỗi dân tộc là điều rất cần thiết trong công tác bảo tồn bản sắc văn hóa chung hiện nay. 

Những người 'giữ lửa' trên rẻo cao

Những người 'giữ lửa' trên rẻo cao
(PLVN) - Trong một lần tình cờ, khi theo chân anh Cường - một youtuber có đam mê với vùng đất Tây Bắc, tôi đã may mắn được gặp ông Tho, anh Tống. Họ là những người thợ tài hoa nơi vùng cao hẻo lánh, đang ngày ngày gìn giữ những kinh nghiệm quý giá về nghề rèn dao đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, những bí kíp tuyệt vời đó đang đứng trước nguy cơ thất truyền vì cái nghèo, cái thiếu vẫn còn đang đeo bám nơi đây…

Những tình huống “tréo ngoe” trong cưỡng chế Thi hành án dân sự

Những tình huống “tréo ngoe” trong cưỡng chế Thi hành án dân sự
(PLVN) - Thi hành án dân sự được coi là một trong những “nghề nguy hiểm”, không phải vì các vụ việc ngày càng gia tăng về tính chất khó khăn, phức tạp mà phát sinh từ chính những “tiểu tiết” trong quá trình cưỡng chế, nếu không có phương án xử lý thấu đáo thì chấp hành viên dễ bị kiện “tơi bời”.

Tìm thấy áo bào đế vương ở miền núi Quảng Trị

Anh Hoàng bên một y phục triều đình Huế
(PLO) -Với tâm huyết và niềm đam mê văn hóa cổ xưa, người đàn ông đã tìm thấy nhiều cổ vật “có một không hai”, trong đó độc đáo nhất có bộ sưu tập hoàng bào triều Nguyễn: Long bào, y phục Hoàng hậu, Thái tử, các cấp bậc quan lại, y phục nhã nhạc cung đình…  

Những thứ “lạ” ở chợ tình Sa Pa

Những thứ “lạ” ở chợ tình Sa Pa
(PLO) - Chợ tình Sa Pa đang bị mất dần bản sắc văn hóa dân tộc khiến nhiều khách thập phương đến đây không khỏi thất vọng. Nếu không có sự “chấn chỉnh” kịp thời của cơ quan chức năng, e rằng Sa Pa không còn là điểm hấp dẫn của du khách thập phương.

Người Mộc Châu "xin" du khách đừng dẫm nát "đường hoa"

Người Mộc Châu "xin" du khách đừng dẫm nát "đường hoa"
(PLO) - Tết này ở Mộc Châu vẫn thấy những ruộng cải bị giẫm nát cả vạt, thân cải bầm giập dưới dấu giày, vẫn thấy những luống chè rụng tả tơi vì không chịu nổi những thân người trèo lên tạo dáng…Một người phụ nữ H’Mông lúi húi viết một câu tiếng Kinh vào tấm bìa để treo ở cửa vườn cải nhà mình: "Cấm chụp ảnh vườn cải”.


Những đứa trẻ "không biết Tết" ở Sapa

Những đứa trẻ "không biết Tết" ở Sapa
(PLO) - Em chẳng nói họ, chỉ phiên âm tên tiếng Kinh của em là Phạn. Phạn 8 tuổi, đã bỏ học, chưa nhận rõ các mặt chữ. Từ khi em biết đi, biết nói, cứ khi nào cành đào ở vườn nhà chớm nụ, em lại đi bộ ra thị trấn Lào Cai bán những món thổ cẩm mà mẹ em làm. Công việc của em cứ thế theo ngày, cho đến khi những bông hoa cuối cùng tàn lụi….