Từ khóa: #thế kỷ

Về chợ Hàng đất Cảng săn hàng “độc”

Một góc chợ Hàng tấp nập kẻ bán, người mua.
(PLO) -Trong khi chợ phiên truyền thống ở nhiều vùng quê đang dần mai một bởi sự ra đời của các siêu thị hiện đại, trung tâm thương mại sầm uất thì cách trung tâm Hải Phòng không xa, vẫn còn có phiên chợ Hàng quê kiểng như vốn có từ hàng trăm năm trước đều đặn họp vào sáng chủ nhật hàng tuần. Đây là chợ phiên truyền thống duy nhất còn lại của thành phố Hoa Phượng Đỏ...

Dấu tích rêu phong đang phủ bóng thành cổ Luy Lâu

Một Lầu voi ghi lại trận chiến của Hai Bà Trưng đã được xây dựng xong.
(PLO) - Theo chân những người đang dùng tâm sức của mình để giữ gìn, truyền bá những giá trị lịch sử của thành cổ Luy Lâu cho đời sau, chúng tôi mới nhận ra rằng hình như ngay cả với những người con thành cổ, với chung một tư liệu thông tin nhưng những tranh cãi về thành cổ vẫn còn theo họ, kể từ ngày họ nhận ra mảnh đất mình đang sinh sống đã có một thời kỳ phát triển rực rỡ như thế nào…

Đi tìm dấu tích thành cổ Luy Lâu

Tượng thờ Sỹ Nhiếp trong thành cổ Luy Lâu.
(PLO) - Di tích thành cổ Luy Lâu từ rất lâu đã trở thành một nỗi xót xa, ám ảnh của giới nghiên cứu lịch sử và khảo cổ nước nhà cũng như các nhóm nghiên cứu khảo cổ quốc tế. Bởi đây là chiến tích văn hóa lừng lẫy một thời, chứng kiến một giai đoạn phát triển rực rỡ của lịch sử nước Việt… nhưng bây giờ thành cổ Luy Lâu nằm im lìm, hoang tàn ngay bên tỉnh lộ 283...

Nỗi buồn của hạt dẻ Trùng Khánh

Nỗi buồn của  hạt dẻ Trùng Khánh
(PLO) - Hạt dẻ Trùng Khánh đã đi vào những trang sánh giáo khoa môn Văn học của học sinh tiểu học vào những năm 60 của thế kỷ trước. Thứ quả này chỉ có ở vùng đất biên cương Cao Bằng mà thôi. Hơn nữa, bà con dân tộc Tày, Nùng trồng theo lối quảng canh nên sản lượng không đáng kể.

Nghệ nhân đất Kinh Bắc “vực dậy” gốm cổ Luy Lâu

Một trong những sản phẩm gốm cổ dân gian được anh Vông lưu giữ.
(PLO) - Gốm cổ Luy Lâu ở huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) là một trong những dòng gốm xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà gốm cổ Luy Lâu đối mặt với sự lụi tàn và nguy cơ trở thành phế tích. Trước hoàn cảnh ấy, anh Nguyễn Đăng Vông ở thôn Mãn Xá, xã Hà Mãn đã ra sức khôi phục và phát triển dòng gốm độc đáo này...

Bí ẩn hành trình tìm lại gốm Chu Đậu

Gốm cổ
(PLO) - Nghề gốm Chu Đậu (Hải Dương) là nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam có từ thế kỷ 14 – 15 nhưng bị thất truyền do chiến tranh loạn lạc. Hành trình tìm lại và khôi phục làng gốm được coi là “tinh hoa văn hóa Việt” này là một quá trình gian nan và chứa đựng nhiều bí ẩn. 

Gặp người thợ săn hổ cuối cùng trên thượng ngàn Pù Luông

Nanh và vuốt hổ được cha con ông Huyện lưu giữ cẩn thận để tưởng nhớ đến vết tích “ông ba mươi” hoành hành một thuở
(PLO) - Chúng tôi tìm về ngôi nhà sàn to nhất Mường Khoòng của thợ săn hổ nức tiếng một thuở tên Lò Văn Kim (93 tuổi), thôn Báng xã Thành Sơn, Bá Thước, Thanh Hóa để tận tai nghe chuyện hổ hoành hành, bắt người nơi đây. Ở Mường Khoòng, hổ từng là nỗi khiếp đảm khiến ban đêm chẳng mấy ai dám bước chân ra khỏi nhà. 

Giải mã lời đồn "cổ vật ngàn tuổi tự ngoi đầu lên mặt đất"

Giải mã lời đồn "cổ vật ngàn tuổi tự ngoi đầu lên mặt đất"
(PLO) -  Nhiều người vẫn tin rằng, nơi đây xưa từng là hầm đúc vàng của vương quốc Chăm Pa. Huyễn hoặc hơn khi nhiều lời đồn đại rằng cứ vào mỗi đêm rằm trăng tròn, ngay đỉnh đầu của Tháp Sáng linh thiêng, kho vàng cổ sẽ tự lộ thiên, từng miếng vàng Hời rơi rớt khắp nơi, các cổ vật ngàn năm tuổi tự ngoi đầu lên mặt đất, “phơi mình” ngay bên dòng nước sáng lóng lánh.