Từ khóa: #thiền tông

Hành trình ngộ đạo của Tăng Xán – Vị Tổ Thiền tông đời thứ ba mươi

Hành trình ngộ đạo của Tăng Xán – Vị Tổ Thiền tông đời thứ ba mươi
(PLVN) - Tổ Tăng Xán, sanh năm 524, sau dương lịch, tịch 602, thọ 78 tuổi. Cha tên Tăng Lữ, mẹ Thái Kim Bình, ở làng Chương Chữ, cha làm nghề bán than. Thuở nhỏ Ngài học rất thông minh. Vì theo cha phụ bán than nên Ngài bị bệnh ghẻ lở. Năm 25 tuổi, Ngài nghe Tổ Huệ Khả là vị thầy được truyền làm Tổ sư Thiền tông đời thứ 2 ở nước Trung Hoa. Ngài tưởng mình bị nghiệp gì nên đến xin Tổ giải nghiệp cho Ngài.

Tôn giả Bát Nhã Đa La - Trẻ mồ côi tu luyện thành Tổ Thiền tông đời thứ 27

Tôn giả Bát Nhã Đa La.
(PLVN) - Vị Tổ mà chúng ta đang kể ở đây là tổ thứ 27 tức Bát Nhã Đa La, chính là người truyền thiền cho Bồ Đề Đạt Ma nối dòng thiền này về phương Đông, đó là các nước Trung Hoa, Việt Nam và các nước trong khu vực. Tổ Bồ Đề Đạt Ma là tổ kế tiếp thứ 28 do Tổ Bát Nhã Đa La truyền cho ngài nhằm đúng vào ngày mồng 8 tháng 4 năm Bính Dần là ngày kỷ niệm Đản sinh đức Từ Phụ Thích Ca Văn.

Tôn giả Bà Xá Tư Đa - Vị tổ Thiền tông đời thứ 25

Tôn giả Bà Xá Tư Đa.
(PLVN) - Tổ Bà Xá Tư Đa, sinh sau Đức Phật nhập Niết bàn 919 năm, người nước Kế Tân, dòng Bà La Môn giàu có, cha Bà Tịch Hạnh, mẹ tên Thường An Lạc. Một hôm, bà Thường An Lạc nằm mộng thấy lượm được cây kiếm thần, sau đó có thai Ngài. Khi sinh ra, Ngài nắm chặt bàn tay trái mãi, cho đến gặp Tổ Sư Tử mới xòe ra. Ngài được cha mẹ cho phép xuất gia theo hầu Tổ Sư Tử.

Tài hùng biện xuất chúng của Tôn giả Sư Tử

Tài hùng biện xuất chúng của Tôn giả Sư Tử
(PLVN) - Tổ Sư Tử (Aryasimha), sinh sau Đức Phật nhập Niết bàn 880 năm. Thuở nhỏ Ngài rất thông minh, tài hùng biện xuất chúng, thường tranh luận với các vị Thầy Bà La Môn về nhân sinh và vũ trụ khiến họ đều phục.

Tôn giả Hạc Lặc Na: "Ông Thánh con" thành vị tổ thiền Tông đời thứ 23

Tôn giả Hạc Lặc Na.
(PLVN) - Truyền thuyết kể rằng tôn giả Hạc Lặc Na là con cầu tự, cha mẹ ngài đã trên 40 tuổi mà không có con nên chăm đi chùa. Ngày rằm tháng giêng năm Giáp Thìn, ông Thiên Thắng đến chùa Thiên Trấn thờ bảy đức Phật dâng hương lễ bái cầu tự, đêm đó, bà Kim Quang bỗng nằm mộng thấy một vị thần tóc bạc đứng trên ngọn núi Tu Di tay cầm vòng ngọc nói rằng tấm lòng thành của bà được Phật chứng, bà sẽ hoài thai sinh ra một "ông Thánh con"...

Vì sao Tôn giả Ma Noa La được chọn là người nối nghiệp "Bí mật Thiền tông"?

Tôn giả Ma Noa La.
(PLVN) - Tổ Ma Noa La, sinh sau Đức Phật nhập Niết bàn 803 năm, ở nước Na Đề, Ngài là người con thứ ba của vua Ma Thường Tự Tại, mẹ là hoàng hậu Phiệt Nan Dà, dòng Sát Đế Lợi. Khi sanh ra có nhiều điềm lạ, nên vua không dám lấy việc thế tục ràng buộc. Khi gặp Tổ Bà Tu Bàn Đầu, Ngài được 30 tuổi, vua cha cho phép xuất gia theo Tổ.

Hành trình du hóa truyền thiền của Tôn giả Bà Tu Bàn Đầu

Tôn giả Bà Tu Bàn Đầu - vị tổ Thiền tông đời thứ 21.
(PLVN) - Là con cầu tự của một gia tộc giàu có, ngay từ nhỏ Tôn giả Bà Tu Bàn Đầu đã có ý chí siêu việt, đến 15 tuổi Ngài xin xuất gia với A La Hán Hiền Chúng. Khi thọ giới được Bồ Tát Tỳ Bà Ha truyền cho và trở thành vị tổ Thiền tông thứ hai mốt. Ngài mộ hạnh của Tổ Ca Diếp nên tập tu theo hạnh đầu đà. 

Hành trình tu tập đỉnh cao pháp môn Thiền tông học của Tôn giả Xà Dạ Đa

Tôn giả Xà Dạ Đa - Vị tổ Thiền tông đời thứ 20.
(PLVN) - Tổ Xà Dạ Đa, sinh sau Đức Phật nhập Niết bàn 732 năm, ở nước Bắc Ấn, cha tên Xà Phiệt Đà, mẹ tên Ưu Phúc Hiền, theo Ấn Giáo. Trước đã sẵn lòng mến đạo, thông hiểu đạo lý, khi Ngài xuống miền Trung nước Ấn, vào chùa Tịnh An, gặp Tổ Cưu Ma La Đa, Ngài nhờ tổ giải nghi, rồi phát tâm xuất gia. 

Tôn giả Ca Na Đề Bà - Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ mười lăm

Tôn giả Ca Na Đề Bà - Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ mười lăm
(PLVN) - Tổ Ca Na Đề Bà, người đời gọi Ngài là Bồ tát. Sanh sau Đức Phật nhập Niết bàn 546 năm, ở miền Nam nước Ấn. Cha tên Ca Na Bạc, mẹ là bà Hữu Chung Truyền. Cha mẹ Ngài tu theo pháp môn Tiểu thừa và Trung thừa Phật giáo và thích làm phước thiện, vì vậy Ngài rất uyên thâm Phật học.

Hành trình dẫn mạch Thiền tông về phương Đông của Bồ Đề Đạt Ma

Là hoàng tử của vương quốc nhưng đức Bồ Đề Đạt Ma đã từ bỏ vinh hoa phú quý để xuất gia ngộ thiền
(PLVN) - Bồ Đề Đạt Ma là tổ cuối cùng của nước Ấn Độ và là Tổ có công lao to lớn đưa dòng thiền về các nước phương Đông trong đó có Việt Nam. Là hoàng tử của một nước nhưng Ngài đã từ bỏ vinh hoa để tu hành và là người được đức Phật giao trọng trách dẫn mạch Thiền tông về các nước phương Đông, để Phật pháp lan tỏa đi nhiều quốc gia trên thế giới... 

Bồ Tát Mã Minh - Vị tổ Thiền tông từng là luật sư

Bồ Tát Mã Minh
(PLVN) - Bồ Tát Mã Minh sinh vào cuối thế kỷ thứ năm sau Phật Niết-bàn, người nước Ba-La-Nại, hiệu Mã-Minh cũng có hiệu Công-Thắng. Cha là Mã Thắng Quyền, mẹ là Hữu Phúc Vân. Lúc nhỏ ngài rất thông minh, nên được cha mẹ cho học luật sư, lời biện luận của ngài không ai sánh được, giọng nói truyền cảm ai cũng muốn nghe.