Từ khóa: #nghệ thuật

Chép tranh - lắm “công phu” để... vi phạm pháp luật

Nghề chép tranh siêu lợi  nhuận nên nhiều người sẵn sàng vi phạm tác quyền
(PLO) - Phố tranh chép ở Sài Gòn tập trung sầm uất nhất ở đường Trần Phú (quận 5), phố Tây (quận 1). Còn ở Hà Nội, rải rác trên các con phố Nguyễn Thái Học, Hàng Bông, Tràng Tiền, Hàng Trống, Nhà Thờ, Hàng Khay. Họa sĩ càng nổi, tranh chép càng nhiều, bức nào vừa được bán ra, chỉ cần ra phố đã có ngay bản sao chép hàng loạt, khách hàng tha hồ trả giá, cho bức tranh “đẹp nhất”, “rẻ nhất”.

Ca sĩ Phương Thảo “chịu chơi” với niềm đam mê của mình

Ca sĩ Phương Thảo với “Chàng vinh quy”.
(PLO) - Nếu như các ca sĩ khác dành dụm tiền cát-xê của mình để mua nhà to, sắm xe xịn, Phương Thảo lại khác. Cô chấp nhận việc ở nhà bình thường, đi xe cà tàng. Bao nhiêu tiền cát-xê cô đều tích cóp để ra sản phẩm âm nhạc mới. Có thể nói, Phương Thảo là một trong số hiếm ca sĩ “chịu chơi”, yêu nghề, chăm chỉ ra mắt sản phẩm nghệ thuật.

Người mừng, người tủi mùa xét duyệt giải thưởng

Người mừng, người tủi 
mùa xét duyệt giải thưởng
(PLO) - Được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT), nghệ sĩ nào cũng thấy điều đó rất vinh dự và tự hào. Hơn ai hết, các nghệ sĩ mong muốn vinh danh cần rõ ràng và đúng người. Nếu cứ nguyên tắc mà xét hay đặc cách kiểu mơ hồ thì người tài “sống vì nghề, tử vì nghề” có khi trượt, người dở có khi “nhận cup”?

Nhà thơ được mệnh danh 'bảo vật quốc gia' cũng 'nhúng chàm'

Hình ảnh nhà thơ Ko Un
(PLO) - Ko Un là một nhà thơ gạo cội, vô cùng nổi tiếng và rất được kính trọng ở Hàn Quốc. Năm nay đã 85 tuổi, ông Ko Un được xem là “bảo vật quốc gia” vì thành tựu thi ca. Nhiều bài thơ của ông được coi là biểu tượng của thi ca Hàn Quốc. Các tác phẩm của ông đã được dịch và xuất bản ở hơn 50 quốc gia trên thế giới. 

'Bí quyết' thuần hóa voi của người miền Trung 400 năm trước

 Lực lượng tượng binh trong lễ tế Nam Giao năm 1924
(PLO) - Vào đầu thế kỷ 17, nghĩa là trước đây hơn 400 năm, đã có một người Ý tới Đàng Trong (khu vực ngày nay từ phía nam sông Gianh thuộc Quảng Bình, kéo dài tới Phú Yên). Trong gần năm năm trời, Cristophoro Borri đã xem xét và nhận định về đất nước và con người Việt Nam. Rồi vào năm 1621-1622 ông đã viết một bản tường trình rất lạc quan, rất trìu mến.

“Nhà Đá ong” nét độc đáo trong kiến trúc xây dựng tại làng cổ Đường Lâm

“Nhà Đá ong” nét độc đáo trong kiến trúc xây dựng tại làng cổ Đường Lâm
(PLO) - Có niên đại lên đến gần 3 thế kỉ, “ngôi làng cổ Đường Lâm” thuộc thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội được biết là nơi chứa đựng nhiều di tích lịch sử - văn hóa - kiến trúc nghệ thuật, đặc biệt là những ngôi nhà cổ mang vẻ đẹp lạ mắt. Nét độc đáo ở đây không chỉ nằm ở tuổi đời của những ngôi nhà mà còn nằm chính trong việc người dân sử dụng 100% nguyên liệu từ đá ong để xây dựng nên không gian sinh hoạt cho cả gia đình. 

“Thần khí” trong những bức chân dung của họa sĩ có đôi chân xiêu vẹo

Ông Đức là người duy nhất, cũng là người cuối cùng ở Quy Nhơn vẽ truyền thần
(PLO) - Trong căn nhà nhỏ trên đường Tăng Bạt Hổ ở phố biển Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), giữa dòng xe ồn ã, ông Trần Minh Đức (62 tuổi) cặm cụi vẽ truyền thần từ những bức ảnh cũ nát. Gần 40 năm nay, ông gắn bó với nghề truyền thống, bất chấp sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số. Bây giờ, ông là người duy nhất, cũng là người cuối cùng ở Quy Nhơn làm nghề vẽ truyền thần.

Theo tuồng xuống phố

Tuồng xuống phố tại khu vực bờ đông sông Hàn
(PLO) - Lâu nay, nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh (Đà Nẵng) vẫn đỏ đèn, tiếng trống chầu vẫn giục giã, lời ca tiếng hát vẫn vút cao. Thế nhưng, khán giả đến đây cũng chủ yếu khách du lịch. 

Chiêm ngưỡng 88 tác phẩm gốm tuyệt đẹp của Hàn Quốc

Chiêm ngưỡng 88 tác phẩm gốm tuyệt đẹp của Hàn Quốc
(PLO) - Triển lãm “ Gốm sứ Hàn Quốc đặc biệt” do Quỹ Gốm sứ Hàn Quốc và Hiệp hội Gốm sứ Hàn Quốc tổ chức ngày 6-10/12/2017 tại khách sạn Grand Plaza (Hà Nội), sẽ giới thiệu tới người xem 88 tác phẩm gốm sứ thuộc 4 trường phái gốm sứ truyền thống của Hàn Quốc.

Nhạc sĩ Thanh Phương đưa Anh Thơ “Bay”

Nhạc sĩ Thanh Phương đưa Anh Thơ “Bay”
Thanh Phương là cái tên được nhắc đến nhiều sau mỗi bài hát của các diva, divo nhạc Việt. Có thể nói với khả năng đa tài của mình nhạc sĩ Trần Thanh Phương được coi là một trong những nhạc sĩ hòa âm phối khí uy tín nhất Việt Nam.

Người thổi hồn cho những khúc gỗ vô tri

Ông Trúc bên tượng Hoàng đế Quang Trung
(PLO) -Với ông Hồ Văn Trúc (63 tuổi, ngụ tổ 4, khu phố Kim Châu, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) gỗ lũa là cả niềm đam mê nghệ thuật. Chính quá trình quan sát, mày mò để tìm “hồn” của lũa mang lại cho anh niềm vui, niềm hạnh phúc…

Sao Mai Ngô Đức chân thành với 'Điều con muốn nói'

Sao Mai Ngô Đức chân thành với 'Điều con muốn nói'
Bắt đầu con đường chuyên nghiệp bằng giải Ba trong cuộc thi Sao Mai năm ấy, Ngô Đức tạo ấn tượng với nhiều khán giả bằng giọng hát sáng, vang, khỏe. Cách xử lý ca khúc của anh khá dung dị nhưng vẫn đủ hào sảng, sang trọng đúng yêu cầu thẩm mỹ của dòng thính phòng.

Tranh của các họa sĩ Việt Nam ở thị trường trong và ngoài nước: Giả hay thật?

Bức tranh Vườn Chuối của Nguyễn Sáng bị tố là giả
(PLO) - Dẫu không ồn ào như vụ tranh giả “Những bức tranh đến từ châu Âu” một năm trước đây, song hầu hết ngay tại các phiên đấu giá tranh trong nước luôn xôn xao về vấn nạn này. Tại phiên đấu giá Modern and Contemporary Southeast Asian Art của Nhà đấu giá Sotheby’s Hongkong sáng vừa qua, tranh của danh họa Lê Phổ đã lên mức giá kỉ lục 35.200 USD, điều đáng nói, đó đều là những tranh có nhiều nghi vấn về tranh giả…

Bao giờ ca Huế được UNESCO vinh danh?

Ca Huế cần bảo tồn và tôn vinh.
(PLO) - “Trong ba dòng nhạc thính phòng của Việt Nam, ca trù (miền Bắc) và đờn ca tài tử (Nam bộ) đều đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại thì ca Huế chỉ mới được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, dù về lịch sử và chất lượng nghệ thuật chẳng thua kém gì”- nhạc sĩ Nguyễn Đình Sáng ngậm ngùi.