Từ khóa: #nghệ nhân

Đi tìm màu dó điệp

Nụ cười đã trở lại trên gương mặt của cụ Trần Văn Thêm - người mang thân phận bị can 46 năm
(PLO) - Tháng Chạp mà nắng vàng như những vạt cải nở sớm bên bãi bồi sông Đuống, chúng tôi về xứ Kinh Bắc đi tìm màu dó điệp – đi tìm những thứ màu lấp lánh như ngọc trai, nhưng lại khiêm nhường ẩn mình sau lớp giấy thô nháp, sần sùi, như những cuộc đời tốt đẹp đang ẩn sau những tất bận, ồn ã của cuộc sống…

Người Tràng An và thú chọn cây theo phong thủy trưng Tết

Ảnh minh họa
(PLO) - Cứ mỗi độ Tết đến, xuân về, trong mỗi gia đình người Việt không thể thiếu cành hoa, cây cảnh. Thú chơi cây cảnh, chơi hoa ngày Tết cứ thế dần trở thành một nghệ thuật, một nét đẹp gắn với bản sắc văn hóa dân tộc. Ấy nhưng, thú chơi này mỗi miền lại một khác. Với người Hà Nội sành chơi cũng vậy, sự tinh tế ngoài việc được thể hiện trong cách bài trí, cách chăm sóc thì còn căn cứ vào cả phong thủy. 

Người “phù phép” cho cây có 10 loại quả

Người “phù phép” cho cây có 10 loại quả
(PLO) - Nghệ nhân Lê Đức Giáp (SN 1954, ở xã Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội) nổi tiếng không chỉ ở đất kinh kỳ mà còn khắp cả nước nhờ tài ghép cho một cây có 10 loại trái khác nhau. Cây 10 quả của ông Giáp gồm: 3 loại bưởi bưởi Diễn, bưởi đỏ, bưởi sần, cam đường, cam Vinh, cam Tuyên Quang, quả phật thủ và quýt, quất có giá từ 1 - 10 triệu đồng.

Ngôi làng quanh năm đều là Tết

Bánh chưng Bờ Đậu
(PLO) - Với các gia đình ở hầu hết các làng quê Việt Nam, việc gói bánh chưng truyền thống chỉ diễn ra trong dịp Tết. Khi các nhà ngâm gạo gói bánh, nổi lửa nấu bánh chưng nghĩa là Tết đến, xuân về. Riêng ở làng nghề bánh chưng truyền thống Bờ Đậu (thuộc xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, Thái Nguyên) thì nhà nào cũng tấp nập với việc ngâm gạo nếp, ngâm đỗ, rửa lá, căn bếp quanh năm đỏ lửa ninh nấu bánh chưng. Người ta gọi đây là ngôi làng quanh năm đều là Tết.

Khắc khoải nỗi niềm tranh Tết dân gian

Tranh dân gian được thể hiện trên chất liệu đá hiện đại.
(PLO) - Tranh Tết dân gian dường như đã từng một thời là tập quán, một thú chơi của người dân Việt Nam. Nó đã từng là một phần không thể thiếu trong không gian của ngày Tết cổ truyền. Nhưng nay, trong không gian hiện đại, màu Tết cổ truyền có chăng đang nhạt nhoà dần màu tranh dân gian độc tôn ấy…

Hấp dẫn du lịch đánh cá bằng... chim cốc

Hấp dẫn du lịch đánh cá bằng... chim cốc
(PLO) -Phần lớn ngư dân đánh cá đều lệ thuộc vào việc con mồi “vô phúc” cắn câu giăng sẵn hay lớ ngớ bị lạc trong những cái bẫy tinh vi. Riêng một số ngư dân ở Nhật lại có cách đánh bắt hiệu quả hơn thế nhiều: Họ phái lũ chim Cốc rượt theo đàn cá để “câu” chúng. 
 

Ước vọng vươn xa của người trăn trở với nghề trầm hương

Anh Quốc bên trầm hương tượng Phật Di Lặc có giá hàng chục triệu đồng.
(PLO) -Trầm hương được ví là loại hương thơm của trời ban cho thế gian. Tuy nhiên, để trầm tạo được mùi thơm cũng như kiểu dáng bắt mắt, người làm trầm phải khổ công, khó nhọc. Anh Nguyễn Bảo Quốc, người làm trầm tại xứ sở trầm hương Khánh Hòa đang ngày đêm trăn trở với công việc mang “hương trời” đến cho đời. 

Độc đáo hoa đào xứ Bắc “làm dâu” trên miền đất Võ

Hoa đào “nở vung” khoe sắc
(PLO) - Ít ai ngờ rằng, nhiều năm nay, đào đã về cư ngụ tại vùng mưa nắng thất thường miền Trung, ngay trên đất võ Tây Sơn, Bình Định. Để rồi, dù lặng lẽ, đào đất võ đã đồng hành chịu mưa gió cùng người xứ Nẫu, bung búp trổ hoa, góp cho mùa xuân những sắc màu tươi mới.

Đại gia săn 'linh vật' Tết

Giá của một cặp bưởi hình bản đồ đang dao động từ 2,5 tới 3 triệu đồng.
(PLO) - Thú chơi Tết “độc”và “lạ” trong những năm gần đây không còn xa lạ. Nhiều người sẵn sàng chi để có một sản phẩm chơi trong những dịp Tết đến xuân về như thế này.  Năm 2017 không phải là ngoại lệ, khi mà các đại gia đã sẵn sàng bỏ hầu bao đi săn “linh vật” của năm.

Nghệ nhân dân gian và nỗi lo cơm áo

Nghệ nhân ca trù Nguyễn Thị Chúc ra đi mà chưa kịp hưởng chế độ
(PLO) - Hiện nước ta có khoảng 75,3% nghệ nhân ở độ tuổi nghỉ hưu trở lên; khoảng 50% nghệ nhân thuộc dân tộc thiểu số; 60% nghệ nhân sinh sống gắn với nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp hầu như không có đối tượng làm việc và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Được vinh danh, nhưng cho đến nay, các nghệ nhân dân gian luôn phải lo gánh nặng “cơm áo”. 

Linh vật trên Đường hoa xuân sẽ được 'thổi sự sống'

Phối cảnh toàn cảnh đường hoa xuân Tết 2016.
(PLO) -  Như thông lệ, thời điểm này hàng năm, đường hoa xuân Đinh Dậu đã bước vào giai đoạn hoàn tất. Đơn vị thi công đã hé mở những điểm mới mẻ, đặc sắc của đường hoa năm nay, hoàn toàn khác biệt so với việc trang trí ở các năm trước với hai yếu tố tĩnh và động kết hợp.

Đặc sắc làng nghề khảm trai nơi ngoại thành Hà Nội

Đặc sắc làng nghề khảm trai nơi ngoại thành Hà Nội
(PLO) - Nằm ven bờ sông Nhuệ, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40km về phía Nam, chúng tôi tìm đến làng khảm trai Chuôn Ngọ, xã Chuyên Mỹ huyện  Phú Xuyên (Hà Nội), ngôi làng có sức sống bền bỉ hàng nghìn năm. Qua bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, những vật vỏ trai vỏ ốc vô tri vô giác kết hợp với gỗ tự nhiên trở nên tinh xảo, vừa hữu ích, vừa làm đẹp cho đời.

'Dị nhân' vùng núi Hà Nam

Mặc dù đã ngoài 80 tuổi, nhưng da dẻ cụ Đức và vợ vẫn hồng hào khỏe mạnh
(PLO) -86 tuổi, đáng ra cụ Bùi Văn Đức (ở thôn Đoan Vỹ, xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, Hà Nam) nên nghỉ ngơi dưỡng già. Thế nhưng hơn chục năm nay, dù nắng hay mưa, một mình cụ cõng từng cân xi măng, xách từng túi cát, lên núi đắp tượng rồi tỉ mẩn tô vẽ như thể đó là những tuyệt phẩm cuối đời của mình vậy. 

Lo ngại “đồng đua”, “đồng đú” vấy bẩn di sản văn hóa phi vật thể

Nghi thức hầu đồng cần “gạn đục, khơi trong”
(PLO) - Di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là tin vui lớn cho những người yêu văn hóa Việt. Nhưng nhiều người lo ngại, thời gian tới, “đồng đua”, “đồng đú” sẽ làm vấy bẩn Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nỗ lực xóa bỏ linh vật ngoại lai khỏi văn hóa Việt

Linh vật Việt được xuất hiện trong triển lãm mang tính ứng dụng cao và được nhiều người ưa chuộng.
(PLO) - Từ những năm 2014, ngành Văn hóa Việt Nam đã phải nỗ lực để “loại trừ” các linh vật ngoại lai ra khỏi các di tích. Bằng chứng là hàng năm các cơ quan chức năng và các nhà văn hóa đã tổ chức nhiều cuộc tọa đàm về các linh vật Việt nhằm mục đích giải mã ý nghĩa văn hóa của các linh vật cũng như xóa bỏ linh vật ngoại lai ra khỏi đời sống tinh thần văn hóa của người Việt.

Đặc sắc chuỗi ngày kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam

Đặc sắc chuỗi ngày kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam
(PLO) -Lễ kỉ niệm ngày Di sản Văn hoá Việt Nam diễn ra vào 22/11/2016  tại Bảo tàng Hà Nội,  bao gồm các hoạt động trình diễn văn hoá phi vật thể do các nghệ nhân dân gian Hà Nội biểu diễn như Mùa Bài Bông, Hát nói dở, Hát trích đoạn Chầu văn giá Ông Hoàng Mười và Cô đôi thượng ngàn… Ngoài ra, trong chuỗi ngày kỷ niệm này còn có rất nhiều hoạt động phong phú khác.

40 đồng bào dân tộc sẽ đi trẩy hội

Có nhiều hoạt động đặc sắc trong Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam
(PLO) -“Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam”, diễn ra tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây (Hà Nội), từ ngày 18- 23/11. Khoảng 120 già làng, trưởng bản, nghệ nhân, đồng bào các dân tộc tham gia chương trình…Ngoài ra còn có sự tham gia của khoảng 40 đồng bào dân tộc đang sinh hoạt tại Làng Văn hóa.

Những đứa trẻ 'giữ lửa' làng nón Hà Nội

Cô bé 10 tuổi say mê với nghề làm nón truyền thống của làng (trái) và Cụ bà Lưu Thị Thu, 94 tuổi, vừa khâu nón vừa vui vẻ kể chuyện về nghề.
(PLO) - Ngay từ khi còn nhỏ, những đứa trẻ làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội) đã được tự tay tham gia vào những bước đơn giản nhất, phụ các chị, các mẹ, các bà làm nên chiếc nón “chính hiệu” làng Chuông, góp phần gìn giữ hình ảnh cho một làng nghề truyền thống của Việt Nam.