Từ khóa: #nghệ nhân

Âm vang tiếng trống đồng đất Kẻ Chè xứ Thanh

Âm vang tiếng trống đồng đất Kẻ Chè xứ Thanh
(PLVN) - Cố giáo sư, viện sĩ Phạm Huy Thông viết: “Trống Đông Sơn là do người thời văn hoá Đông Sơn tạo ra trên đất Việt cổ, khi ấy thời dựng nước đầu tiên. Nó là một sản phẩm tiêu biểu của người Việt cổ - tiền thân của người Việt Nam ngày nay”.

 

Nghệ nhân dành trọn đam mê với nghề làm dép lốp cao su

Nghệ nhân Phạm Quang Xuân với công đoạn xẻ quai dép.
(PLVN) - Tiếng mài dao phát ra mỗi sáng từ căn nhà trong con ngõ nhỏ nằm trên phố Nguyễn Biểu (Hà Nội) đã trở nên quen thuộc với người dân quanh đây. Quá nửa đời người gắn với nghề làm dép lốp, nghệ nhân Phạm Quang Xuân vẫn luôn giữ trong mình được cái nhiệt và niềm đam mê với nghề.

Bắc Kạn: Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống để phát triển du lịch địa phương

Hát Then trên hồ Ba Bể - nét độc đáo trong kết hợp nét văn hóa truyền thống với du lịch.
(PLVN) - Là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số , Bắc Kạn là tỉnh có sự giao lưu văn hóa dân tộc độc đáo. Những năm qua, Bắc Kạn luôn quan tâm đến công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống như tiếng nói, chữ viết, nghệ thuật trình diễn dân gian, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc, từ đó làm cho đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng ngày càng phong phú, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch tại địa phương.

Nghề dệt thổ cẩm đang “sống mòn”?

Nghề dệt thổ cẩm đang dần mai một.
(PLVN) - Nghề dệt thổ cẩm có từ rất lâu đời ở Việt Nam, là một nét đặc trưng văn hoá của các dân tộc thiểu số. Trước đây, sản phẩm thổ cẩm được tạo ra chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu trong gia đình, làm của hồi môn khi con gái về nhà chồng và một phần để trao đổi hàng hoá. Tuy nhiên, hiện nay, nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi đang đối diện với nguy cơ bị mai một. Vấn đề đầu ra cho các sản phẩm này cũng đang là bài toán nan giải.

Thanh Hóa đăng cai Ngày hội Văn hóa dân tộc Mường lần thứ II

Trình diễn các tiết mục văn hóa phi vật thể tiêu biểu của dân tộc Mường. Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Nhằm tôn vinh và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường, từ ngày 10-12/12, Bộ VH-TT&DL phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Mường lần thứ 2 với sự tham gia của hàng trăm nghệ nhân, diễn viên, vận động viên đến từ 6 tỉnh, thành phố gồm Thanh Hóa, Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ và Bình Phước. 

Nghề đan lát truyền thống Cơ Tu - đừng để chìm trong hoài niệm

Nghề đan lát truyền thống Cơ Tu -  đừng để chìm trong hoài niệm
(PLVN) - Dù sở hữu những kỹ năng đan lát tuyệt vời với sản phẩm đa dạng và tinh tế nhưng nghề đan lát của người Cơ Tu ở nhiều làng chỉ còn lại trong tiềm thức. Trước nguy cơ mai một của nghề đan lát có niên đại hàng trăm năm này, những người yêu nghề truyền thống đã tìm nhiều hướng đi để khôi phục.

Nỗi niềm của làng nghề nón Chuông

Nghệ nhân Lê Văn Tuy với sản phẩm nón Làng Chuông.
(PLVN) - Nón Làng Chuông hiện là một trong những địa chỉ du lịch làng nghề nổi bật tại Hà Nội với sản phẩm du lịch đặc trưng là nón lá. Tuy nhiên, cũng như thực trạng tại nhiều làng nghề khác, du lịch nón Làng Chuông đa phần phát triển theo hình thức tự phát, nhỏ lẻ, thiếu liên kết dẫn đến hiệu quả du lịch thấp. 

Gìn giữ “chất” Trung thu truyền thống trong đồ chơi dân gian

Thủ phủ đèn lồng Hội An.
(PLVN) - Mỗi dịp Trung thu đến, các hàng quán trên phố phường Hà Nội lại tấp nập người hơn. Cuộc sống đô thị hiện đại vẫn luôn muôn màu muôn vẻ nhưng ở một “góc khuất” ít người chú ý, có những nghệ nhân vẫn làm mặt nạ, đèn kéo quân, đèn ông sao… và thông qua nghề này để lưu giữ cho thế hệ sau hồn cốt của Trung thu truyền thống.

Commesso Fiorentino – nghệ thuật tranh khảm Ý

Ảnh 1 - Gia đình Scarpelli trong xưởng ở Florence, Ý.
(PLVN) - Đến Florence, những ai đã một lần ghé vào xưởng Scarpelli Mosaici của gia đình Scarpelli ở Florence, Italy đều đã nghe kể về lịch sử “Commesso Fiorentino” hay còn gọi là môn nghệ thuật tranh khảm đá cổ điển truyền thống Ý.

Vì sao nhiều di sản văn hóa phải “sống thực vật”?

Chèo Tàu có nguy cơ thất truyền vì 25 năm mở hội một lần.
(PLVN) - Di sản có thể tiếp tục sống trong đời sống đương đại như thế nào? Đi vào bảo tàng và trở thành ký ức của chúng ta về các giá trị văn hóa trong quá khứ? Hay có thể sống, phát triển song hành cùng đời sống đương đại? Nhiều câu hỏi đang được đặt ra với ngành văn hóa về sự tồn tại của các di sản.

Nghệ nhân giữ hồn thiêng đất Mường

Ông Khẩn tự hào chia sẻ về bộ lịch đoi – niềm tự hào của con người đất Mường Bi.
(PLVN) - Một ngày đầu tháng 6, về với mảnh đất Hòa Bình - miền di sản hào hùng của người Mường - Việt cổ, tôi đã có dịp gặp Nghệ nhân Ưu tú Bùi Văn Khẩn, người được dân bản xứ Mường Bi gọi với cái tên thân thuộc là “Người giữ hồn thiêng đất Mường”.

Giữ hồn dân tộc

Nhiều nghệ nhân tìm cách khôi phục nghề làm tranh Đông Hồ.
(PLVN) - Công nghệ phát triển, nhiều làng nghề truyền thống Việt Nam ngày càng mai một, thấy rõ nhất là ở các nghề ươm tơ, dệt vải, rèn đúc, đan lát… 

Nỗi lo thất truyền tranh Đông Hồ

Du khách tham quan làng nghề tranh Đông Hồ.
(PLVN) - Dòng tranh dân gian Đông Hồ đang đứng trước nguy cơ bị mai một, thất truyền. Do nhu cầu đời sống, hơn 90% hộ dân làng Hồ bỏ nghề truyền thống. Chính vì thế, cuối tháng 3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đồng ý gửi Hồ sơ quốc gia đệ trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) xem xét đưa “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ” vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

Thợ làm băng rôn thủ công giữa lòng Cố đô

Ông Hải với đôi bàn tay khéo léo đang miệt mài viết chữ lên từng dải băng rôn
(PLVN) - Bước vào hẻm nhỏ 3/5 Tô Hiến Thành (TP Huế, Thừa Thiên - Huế) vào một chiều đầy nắng, chúng tôi dừng chân tại nhà của ông Phan Văn Hải, người vẫn hằng ngày miệt mài làm băng rôn thủ công giữa cuộc sống công nghiệp. Từ những dải lụa thô sơ, qua bàn tay tài hoa ấy nó dần dần hiện ra hình hài của những dải băng rôn quen thuộc.