Từ khóa: #di tích

Lời giải nào cho “bài toán” thiếu điểm trải nghiệm du lịch văn hóa?

Lời giải nào cho “bài toán” thiếu điểm trải nghiệm du lịch văn hóa?
(PLO) - Vấn đề trải nghiệm văn hóa trong hoạt động du lịch ở Thủ đô hay các “dịch vụ” đi kèm cùng quá trình trải nghiệm đó không phải đến bây giờ mới được nhắc tới. Nhưng để nâng cao hiệu quả trải nghiệm, chất lượng các hoạt động, chất lượng phục vụ… Trên thực tế vẫn là vấn đề cần phải xem xét. 

Bí ẩn chùa Bà và truyền thuyết về Thiên hậu Thánh mẫu cứu tàu thuyền mắc cạn

Chùa Bà - nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu.
(PLO) -Đã thành thông lệ, vào cuối tháng Giêng đầu tháng 2 Âm lịch hàng năm, dòng người tấp nập đổ về chùa Bà (ở thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) để dự Lễ hội Đô thị Nước Mặn. Chùa Bà là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, theo truyền thuyết là người có công cứu vớt thuyền bè mắc cạn nơi vùng cảng thị thuở xưa.
 

 

Diện mạo mới ở vùng đất vua

Lễ hội Lam Kinh.
(PLO) - Người xứ Thanh không nói “đến” Lam Kinh mà nói “về” Lam Kinh. Bởi đây là sự trở về với nguồn cội, với nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 10 năm “nếm mật nằm gai”, với kinh đô tưởng niệm của dòng họ đế vương có công bình Ngô giữ nước. Đây cũng là nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vua và vương hậu triều Lê Sơ, vương triều hưng thịnh nhất lịch sử nước Nam.

Độc đáo triển lãm chào đón Nhật hoàng ở Huế

Triển lãm đa phần trưng bày các đồ vật quý hiếm bằng sứ
(PLO) - Để chào đón chuyến thăm lịch sử của Nhật hoàng đến Cố đô Huế vào ngày 3/3 sắp tới, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Bảo tàng lịch sử Quốc gia đã tổ chức triển lãm với chủ đề “Giao thương Nhật - Việt trong lịch sử”tại bảo tàng Cổ vật Cung đình.

Người gác Âm linh tự đã về với các hùng binh Hoàng Sa

Cả đời cụ Đạt cần mẫn sưu tầm nhiều tư liệu quý về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa.
(PLO) -Ngày 19/2, hàng nghìn người dân đã có mặt ở huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) tiễn đưa cụ Võ Hiển Đạt - “ông đồ Hoàng Sa” về nơi yên nghỉ cuối cùng. Trong suốt cuộc đời của mình, cụ Đạt liên tục mày mò, nghiên cứu học chữ Hán, cần mẫn sưu tầm nhiều tư liệu quý về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa. 

Nhìn lại những “điểm đen” tại đầu mùa lễ hội Xuân Đinh Dậu

Cào mặt nhau để cướp lộc tại Chùa Hương
(PLO) - Hội thi chọi trâu không phép ở thôn Lục Mùn, xã Phúc Ninh, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang; lùm xùm “phong trào” khai ấn, phát ấn tại lễ hội xuân Đinh Dậu của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh; những hình ảnh phản cảm, chen lấn, tranh cướp lộc tại lễ hội đền Sóc (Hà Nội); phát lộc, tranh cướp lộc tại Lễ hội Chùa Hương (Hà Nội); lợi dụng trò chơi đá gà để đánh bạc, ngả nón xin tiền tại hội Hội Lim, tỉnh Bắc Ninh... là những “điểm đen” trong đầu mùa lễ hội Xuân Đinh Dậu vừa được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chỉ ra. 

Ngôi chùa 1991 tượng Phật lớn nhỏ

Chùa Đất Sét
(PLO) -Chùa Đất Sét tọa lạc trên đường Tôn Đức Thắng (thuộc địa bàn khóm 1, phường 5, TP Sóc Trăng) còn có tên “Bửu Sơn tự”, nhưng người dân quanh vùng vẫn quen gọi với cái tên giản dị chùa Đất Sét. Nơi đây có 1991 pho tượng Phật lớn nhỏ; 2 ngôi tháp; 1 tòa sen; 4 con linh thú; 1 chùm đèn Lục long đăng… đều được làm bằng đất sét và 4 cặp đèn cầy (nến) cao 2,6m; 3 cây nhang (hương) lớn, mỗi cây cao 1,5m và nặng 50kg.

Thánh địa Cát Tiên - xứ sở của thần linh

Thánh địa Cát Tiên -  xứ sở của thần linh
(PLO) - Vùng đất Cát Tiên thuộc tỉnh Lâm Đồng lâu nay được coi là “miền đất thánh” bởi những bí mật ngàn năm chưa có lời giải. Các nhà khảo cổ gọi vùng đất này là Thánh địa Cát Tiên bởi những bí ẩn linh thiêng.

Hiểm họa từ nén hương

Những vòng nhang đẹp đẽ từ các ngôi chùa cổ cũng có nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người, nếu như các vòng nhang này được chế biến từ hóa chất.(Ảnh minh họa)
(PLO) - Việc viếng đền chùa là một truyền thống tốt đẹp của người dân, tuy nhiên, những năm gần đây, một mối nguy cho sức khỏe đã xuất hiện từ truyền thống này, đó là hiểm họa từ những nén hương.

Người đi lễ hội đang đặt nặng chữ 'Lộc'

Ảnh minh họa.
(PLO) - TS. Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho rằng để lễ hội dân gian trở về đúng giá trị chân chính cần nghiên cứu thấu đáo, chứ không nên làm vội theo kiểu cứu hỏa, thấy đâu cháy thì dập thật nhanh nhưng không khéo nó lại bùng chỗ khác.

Báo động tình trạng “bùng nổ” phát ấn

Chen lấn, trèo lên cổ nhau để mua ấn đền Trần.
(PLO) - Không chỉ ở đền Trần, tại lễ hội của một số tỉnh, thành cũng “ăn theo” việc phát ấn. Đa số khách thập phương mơ hồ với nguồn gốc xuất xứ cũng như sự linh thiêng của những chiếc ấn. Dù vậy, họ vẫn cố gắng thậm chí giằng giật nhau để tìm cho mình một chiếc ấn như “lá bùa hộ mệnh”. 

Khai mạc Hội xuân Yên Tử 2017

Khai mạc Hội xuân Yên Tử 2017
(PLO) - Vào lúc 9h, ngày 6/2, tại chùa Trình Yên Tử, TP. Uông Bí (Quảng Ninh), hàng nghìn tăng, ni, phật tử cùng du khách đã tham dự lễ khai mạc Hội xuân Yên Tử 2017.

Dâng hương tưởng nhớ hiền tài tại Hoàng Thành Thăng Long

Dâng hương tưởng nhớ hiền tài tại Hoàng Thành Thăng Long
(PLO) - Sáng 5/2 (mùng 9 tháng Giêng), tại Thềm Rồng điện Kính Thiên, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm bào tồn di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp với Hội bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long tổ chức lễ dâng hương tưởng nhớ những bậc tiên đế, các bậc hiền tài có công với nước.

Thế nào là văn hóa lễ hội?

Một cảnh tranh giành tại lễ hội. (Ảnh từ internet)
(PLO) - Lễ hội là một nét văn hóa truyền thống, là thành tố của văn hóa và thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, văn hóa lễ hội lại là chuyện đáng phải bàn, đặc biệt là hiện tại, khi xuất hiện sự biến tướng lễ hội hoặc bị thương mại hóa và bị pha trộn nhiều “tạp chất”, không còn thuần khiết như xưa.

Khám phá huyệt thiêng trên đỉnh Ngàn Nưa

Khám phá huyệt thiêng trên đỉnh Ngàn Nưa
(PLO) - Hãy hòa cùng linh khí của trời đất trong những ngày đầu năm để được bồng bềnh trong một miền cổ tích, và tin ở những điều tốt đẹp một ngày mai tươi sáng.

Bí ẩn chốn Tổ của thiền phái Trúc Lâm ở Hải Dương

Chùa Sùng Ân được sáng lập từ thời Lý
(PLO) - Đến chùa Sùng Ân vào một ngày tiết trời có chút mưa phùn của mùa xuân cùng những đợt gió rét. Nhưng giây phút đặt chân vào chùa lòng người lại ấm áp đến lạ lùng. Không gian nơi đây tĩnh mịch, xen lẫn mùi thơm của trầm hương đang cháy dở...

Huyền thoại ly kỳ về chùa 'các bà' ở Hà thành

Chùa Bà Nành
(PLO) -Hệ thống chùa chiền ở Việt Nam là một trong những điểm đến yêu thích của khách du lịch nước ngoài. Riêng Hà Nội có tới 6 ngôi chùa mang tên các bà: Bà Ngô, Bà Nành, Bà Đá, Bà Già, Bà Đanh, Bà Móc. Mỗi ngôi chùa đều gắn với những huyền thoại ly kỳ hoặc giai đoạn lịch sử của mảnh đất kinh kỳ Thăng Long xưa.