Từ khóa: #di sản

SOS: Di tích Nho học đang bị hủy hoại

Hình ảnh bia đá trên núi Bài  Thơ- Quảng Ninh bị bôi bẩn.
(PLO) - Gần một thế kỷ qua, do không còn được quan tâm, nhiều di tích Nho học đã bị hủy hoại hoàn toàn chỉ còn lại tên gọi như hệ thống trường học, trường học, trường thi, bảng môn đình. Ở nhiều nơi hiện nay, những người được giao trông nom trực tiếp di tích, di vật không biết chữ Nho, không hiểu giá trị của các di vật mà họ đang được giao trông nom nên đã không ít di vật bị hủy hoại một cách đáng tiếc. 

Lội ngược dòng chở lan về rừng

Lội ngược dòng chở lan về rừng
(PLO) - Trăn trở trước tình trạng những giống lan rừng Tây Nguyên đang ngày càng cạn kiệt, anh Võ Văn Công (40 tuổi, ngụ đường Lê Thánh Tôn, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã làm một việc “ngược đời” là săn lùng những quả lan quý rồi mang vào các khu rừng để nhân giống.

Festival tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam

Tái hiện quá trình ươm tơ dệt lụa truyền thống trước đại biểu các nước và du khách. Ảnh: Thanh Trần./TPO
(PLO) - Festival Tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam và thế giới năm 2017 là sự kiện văn hóa lớn nhằm tôn vinh các nghệ nhân, các làng nghề, các địa danh nổi tiếng trong nghề tơ lụa, thổ cẩm trong nước và quốc tế. 

Thận trọng khi lập hồ sơ ứng cử Mo Mường là di sản văn hóa thế giới

Thầy mo làm lễ cúng.
(PLO) - Sẽ ra sao nếu Mo Mường được UNESCO công nhận như hát Xoan, Quan họ? Những đám ma người Mường sẽ ra sao khi trở thành những sản phẩm du lịch? Khách du lịch sẽ chĩa ống kính máy quay, máy ảnh vào thầy mo, vào đám ma. Sự kiện đau buồn trong cuộc đời con người bỗng dưng trở thành một “tiết mục” để du lịch khai thác?

Khám phá vườn hoa hồng Pháp cổ ở Fansipan Legend

Khám phá vườn hoa hồng Pháp cổ ở Fansipan Legend
(PLO) -Giữa cái nắng oi ả đầu hè, sẽ chẳng còn gì tuyệt vời hơn khi rủ nhau “đi trốn cả thế gian” ở Sapa, nơi bạn được dạo bước trong mây mờ lảng bảng, được hít căng lồng ngực trong bầu không khí trong lành của núi rừng Tây Bắc và được chinh phục nóc nhà Đông dương bằng hệ thống cáp treo 3 dây đang nắm giữ 2 kỷ lục thế giới.

Người đàn ông làm việc ngược đời “chở lan vào rừng”

Vườn lan rừng với hơn 800 loài của anh Công.
(PLO) -Các khu rừng Tây Nguyên nổi tiếng rất giàu về lan. Tuy nhiên, hiện nay loài hoa này ngày càng suy kiệt. Trăn trở trước tình trạng suy giảm lan rừng, anh Võ Văn Công (40 tuổi, ngụ đường Lê Thánh Tôn, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã làm một việc “ngược đời” là săn lùng những quả lan quý rồi mang vào các khu rừng để gieo. 

Khám phá kho mộc bản chùa Bổ Đà

Vườn mộ tháp cổ chùa Bổ Đà
(PLO) - Tháng 3/2017 vừa qua, chùa Bổ Đà  vinh dự được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt. Ngoài những giá trị về kiến trúc, cảnh quan thì hiện nay chùa Bổ Đà còn đang lưu giữ kho mộc bản kinh Phật đồ sộ, quý giá với những giáo lý tốt đẹp của đạo tu hành.

Phong danh hiệu “cây di sản”: Nên dừng khi “bên có cây không biết giữ”

Việc phong cây di sản là thống nhất trên toàn quốc và do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam chủ trì, nhưng biển vinh danh cây di sản tại các địa phương cũng rất khác nhau
(PLO) - Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) vừa có công văn đề nghị Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp Các hội UNESCO Việt Nam, Hội Sinh vật cảnh Việt Nam dừng việc tổ chức vinh danh và công nhận “Cây di sản”. Việc yêu cầu tạm dừng này của Bộ VH-TT&DL nhận được nhiều sự phản hồi, bởi…

Xót xa khu di tích lăng đá họ Hoàng

Thực trạng đáng buồn ở Di tích Quốc gia –lăng đá Hoàng Cao Khải
(PLO) - Lăng đá của cha con ông Hoàng Cao Khải là một công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của thời nhà Nguyễn, hiện vẫn còn tồn tại giữa lòng Hà Nội. Bên cạnh những dấu ấn kiến trúc thì cuộc đời với công - tội của chủ nhân lăng từng gây nhiều tranh cãi. Phải chăng chính cái công - tội chưa rõ ràng ấy mà một di tích cấp quốc gia được xếp hạng 55 năm trước đang bị tàn phá, xuống cấp nghiêm trọng. 

Chiêm ngưỡng hàng ngàn cây đỗ quyên tại Fansipan Legend

Chiêm ngưỡng hàng ngàn cây đỗ quyên tại Fansipan Legend
(PLO) - Sẽ thật uổng phí nếu bạn không đến Fansipan mùa này để chiêm ngưỡng không gian văn hóa Tây Bắc bên những gốc đỗ quyên hàng trăm tuổi thắp lửa trên những vạt rừng xanh cùng với hơn 2.000 cây đỗ quyên rực rỡ được trưng bày tại Lễ hội hoa đỗ quyên do Fansipan Legend tổ chức.  

Bí ẩn thần cẩu xứ Mường

Ngôi mộ thần cẩu đồ sộ, sừng sững giữa núi rừng
(PLO) - Một ngôi mộ sừng sững to như một gian nhà nằm giữa núi rừng xanh thẳm của vùng quê nghèo huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Ngôi mộ ấy lạ kỳ ở chỗ là của một con chó được người dân xứ Mường nói chung và dòng họ Đinh Công nói riêng rất coi trọng. Họ gọi chó là thần cẩu và những truyền thuyết dân gian xung quanh nó đã thôi thúc chúng tôi lên đường đi tìm lời giải.

Diện mạo mới ở vùng đất vua

Lễ hội Lam Kinh.
(PLO) - Người xứ Thanh không nói “đến” Lam Kinh mà nói “về” Lam Kinh. Bởi đây là sự trở về với nguồn cội, với nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 10 năm “nếm mật nằm gai”, với kinh đô tưởng niệm của dòng họ đế vương có công bình Ngô giữ nước. Đây cũng là nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vua và vương hậu triều Lê Sơ, vương triều hưng thịnh nhất lịch sử nước Nam.

Báo động tình trạng “bùng nổ” phát ấn

Chen lấn, trèo lên cổ nhau để mua ấn đền Trần.
(PLO) - Không chỉ ở đền Trần, tại lễ hội của một số tỉnh, thành cũng “ăn theo” việc phát ấn. Đa số khách thập phương mơ hồ với nguồn gốc xuất xứ cũng như sự linh thiêng của những chiếc ấn. Dù vậy, họ vẫn cố gắng thậm chí giằng giật nhau để tìm cho mình một chiếc ấn như “lá bùa hộ mệnh”.