Từ khóa: #cơ quan hành chính

Dân có kiện, văn bản trái luật mới hết đường nảy nở

Ảnh minh họa
(PLO) - Kiểm soát sự lộng quyền, lạm quyền và tha hóa quyền lực là mục đích thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước bằng các phương thức khác nhau, trong đó có sự kiểm soát của tư pháp đối với lập pháp và hành pháp qua kiểm soát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Đến năm 2030, mới nên đòi thứ trưởng phải giỏi ngoại ngữ

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường
(PLO) - Trước phản ánh của dư luận về Dự thảo nghị định "Quy định tiêu chuẩn chức danh quản lý của công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước" vừa được Bộ Nội vụ công bố để lấy ý kiến đóng góp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã chia sẻ với báo chí quan điểm về vấn đề này.

Không nên xã hội hóa hoạt động công chứng kiểu “nhỏ giọt”!

Không nên xã hội hóa hoạt động công chứng kiểu “nhỏ giọt”!
(PLO) - Dự thảo Luật Công chứng sửa đổi - trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 đang diễn ra trong tháng 6 - có quy định cho công chứng viên thực hiện việc công chứng bản dịch giấy tờ. Tuy nhiên, công chứng viên lại chỉ được chứng thực bản sao giấy tờ, văn bản, chứng thực chữ ký cá nhân trong giấy tờ, văn bản liên quan đến nội dung được công chứng mà theo nhận định của nhiều chuyên gia thì đây là sự xã hội hóa kiểu “nhỏ giọt”, “nửa vời”.

Hà Nội cấm công chức UBND TP nói tục, dùng tiếng lóng

Hà Nội cấm công chức UBND TP nói tục, dùng tiếng lóng
(PLO) -Chánh văn phòng UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quy chế thực hiện Kỷ cương hành chính và Văn hóa công sở tại Văn phòng UBND thành phố. Quy chế yêu cầu cán bộ công chức khi giao tiếp với đồng nghiệp phải lịch sự, không nói tục, dùng tiếng lóng, quát nạt. 

Nên giao công chứng chứng nhận bản sao

Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum)
(PLO) - “Một người muốn sao cái chứng minh thư, hộ khẩu để mua bán nhà đất thì người ta lại phải đến cơ quan hành chính chứng thực, sau đó mới quay về công chứng làm thủ tục mua bán. Tại sao một việc lại bắt người dân phải chạy hai nơi?” - Đại biểu Quốc hội (ĐB) Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) đặt câu hỏi khi Quốc hội thảo luận Dự án Luật Công chứng (sửa đổi) chiều qua - 28/5.

Cho phép chuyển nhượng, thừa kế văn phòng công chứng

Sẽ cho phép chuyển nhượng, thừa kế văn phòng công chứng. Ảnh minh họa
(PLO) - Cho ý kiến về Dự thảo Luật Công chứng sửa đổi tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều qua 12/3, các ý kiến cơ bản đồng thuận với nhiều vấn đề Ủy ban Pháp luật đưa ra như mở rộng phạm vi công chứng, khống chế tối đa độ tuổi hành nghề, việc chuyển nhượng, thừa kế văn phòng công chứng…

Chứng nhận bản dịch về công chứng có tốt hơn cho khách hàng?

Chứng nhận bản dịch về công chứng có tốt hơn cho khách hàng?
(PLO) - Nói về vấn đề bản dịch tại Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường thẳng thắn: “Công tác quản lý thị trường dịch thuật hiện đang có vấn đề. Việc giao lại chứng nhận bản dịch cho công chứng viên sẽ bảo hộ khách hàng tốt hơn, bảo đảm công tác quản lý cũng tốt hơn”.

365 ngày "làm dâu trăm họ"…

365 ngày "làm dâu trăm họ"…
(PLO) - Nghề nào cũng có niềm vui và nỗi buồn. Với nghề báo nói chung và công tác bạn đọc nói riêng, chúng tôi vui, buồn theo kết quả của những bài viết và từng lá đơn của bạn đọc, nhưng phấn khởi nhất là khi được bạn đọc thấu hiểu và chia sẻ với công việc của nghề “làm dâu trăm họ”.

Cấp số định danh cá nhân: Chỉ phải khai thông tin nhân thân một lần duy nhất!

Công dân sẽ chỉ phải khai thông tin về nhân thân một lần duy nhất với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện TTHC.
(PLO) - Theo tiến độ thực hiện Đề án 896, đến cuối năm nay, các Bộ, ngành và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (gọi tắt là 3 cơ quan) phải hoàn thành việc hệ thống hóa thủ tục hành chính (TTHC), giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư. Như vậy, thời gian không còn nhiều, đòi hỏi các Bộ, ngành phải “tăng tốc” mới có thể bảo đảm yêu cầu về tiến độ.