Từ khóa: #tái chế

Nghề 'đồng nát' và câu chuyện tái chế rác thải

Những người làm công việc thu gom đồng nát vẫn thuộc nhóm yếu thế trong xã hội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Thanhnien.vn)
(PLVN) - Nghề đồng nát, một nghề phi chính thức nhưng hiện đóng vai trò quan trọng trong bài toán giải quyết phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, tăng khả năng tái chế rác thải nhựa, giảm phát thải ra môi trường...

Nghiên cứu sản xuất gạch từ phế liệu với tro của nhà máy xử lý rác

Đoàn kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương và Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương trong buổi kiểm tra, đánh giá thực tế công tác thu gom rác thải trên địa bàn tỉnh.
(PLVN) - Nhằm góp phần giải quyết được bài toán hóc búa về ô nhiễm môi trường đồng thời phát triển kinh tế tuần hoàn, đẩy mạnh việc tái chế bền vững, Sở Khoa học & Công nghệ Hải Dương đã nghiên cứu thực hiện đề tài: “Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất gạch từ nhựa nhiệt dẻo phế liệu kết hợp với tro của nhà máy xử lý rác và nhà máy nhiệt điện trên địa bàn tỉnh Hải Dương”. Sản phẩm làm ra không những làm giảm ô nhiễm môi trường mà sẽ còn góp phần giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.

Hoàn thiện pháp luật thúc đẩy trách nhiệm tái chế của doanh nghiệp

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Theo lộ trình, từ ngày 1/1/2024, nhà sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện trách nhiệm tái chế một số sản phẩm, bao bì theo tỷ lệ và quy cách bắt buộc. Bởi vậy, dư luận đang quan tâm đến Dự thảo Quyết định về định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) xây dựng, đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Song hành cùng hành trình “tái sinh” rác thải

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Trong bối cảnh đô thị hóa và tình trạng bùng nổ dân số gia tăng thì rác thải đã trở thành một vấn đề môi trường vô cùng nghiêm trọng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Thấu hiểu được mối đe dọa này, ngày càng có nhiều người tham gia vào cuộc hành trình “tái sinh” rác thải vì một tương lai bền vững.

Rác thải "bủa vây" làng thu gom và xử lý phế thải huyện Ứng Hòa (Hà Nội)

Rác thải "tràn" cả xuống đường đi.
(PLVN) -  Tái chế chất phế thải là một trong những giải pháp góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, tại Thôn Xà Cầu, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội, hoạt động thu gom và xử lý phế thải của các hộ dân đang để lại tác động tiêu cực, khi mà hàng nghìn tấn rác thải nhựa “bủa vây”, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nghịch lý làng nghề tái chế lại gây ô nhiễm môi trường

Tái chế nhựa góp phần bảo vệ môi trường.
(PLVN) -  Tái chế chất thải vốn là giải pháp được Chính phủ và các địa phương khuyến khích nhằm góp phần bảo vệ môi trường, thực hiện phát triển bền vững. Tuy nhiên, nghịch lý ở chỗ, hoạt động tái chế ở các làng nghề tái chế đang để lại nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và cuộc sống người dân.

Tìm kiếm hạnh phúc từ... rác thải

Phong trào tái chế rác thải lan toả mạnh mẽ trong cộng đồng.
(PLVN) -  Nhiều năm gần đây, phong trào thu gom, tái chế rác thải nhận được sự hưởng ứng tích cực của các đơn vị, tổ chức, cá nhân và cả xã hội. Tại Hà Nội, nhiều mô hình về bảo vệ môi trường đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần lan tỏa lối sống xanh trong cộng đồng.

Lâm nghiệp bền vững ở Phần Lan: Xu hướng của thế kỷ 21

Phát triển rừng bền vững là mục tiêu quốc gia của Phần Lan hàng thập kỷ nay.
(PLVN) - Ở Phần Lan, sự tàn phá rừng đã bị cấm thông qua Luật Lâm nghiệp đầu tiên vào năm 1886. Chính sách lâm nghiệp của Phần Lan được xây dựng trên cơ sở lâm nghiệp bền vững và sử dụng rừng đa mục đích, nhằm đảm bảo lợi ích của cả thiên nhiên và con người. Mô hình lâm nghiệp bền vững của Phần Lan hiện đang là chuẩn mẫu cho rất nhiều đất nước trên thế giới noi theo, trong đó có Việt Nam. 

Long An, Bến Tre tích cực thực hiện phân loại rác tại nguồn

Long An, Bến Tre tích cực thực hiện phân loại rác tại nguồn
(PLVN) - Các tỉnh Long An, Bến Tre tích cực tham gia, tổ chức thực hiện chương trình “Phân loại rác tại nguồn nhằm giải quyết nút thắt, giúp nhựa dễ dàng được tái chế và tái sử dụng, từ đó hạn chế việc nhựa bị thải ra môi trường tự nhiên gây ô nhiễm.

“Mỏ vàng bạc” bị lãng phí trong chiếc điện thoại di động (Kỳ 2)

“Mỏ vàng bạc” bị lãng phí trong chiếc điện thoại di động (Kỳ 2)
(PLVN) - Theo thống kê của công ty Umicore (Bỉ), trung bình 100.000 chiếc điện thoại di động cũ cung cấp khoảng: 9kg bạc, 2kg vàng, 37,5kg lithium, và 337,5kg cô-ban. So sánh với cách tiếp cận truyền thống để khai thác các khoáng sản nêu trên, việc thu thập chúng từ 100.000 chiếc điện thoại có thể cắt giảm tới 42.500 tấn các-bon, giảm thiểu 12.750 tấn chất thải độc hại, cần ít hơn 25,4 triệu lít nước.

Phát hiện đường dây tái chế găng tay y tế quy mô lớn

Những nhà xưởng cực lớn dùng để tái chế găng tay y tế.
(PLVN) - Lực lượng quản lý thị trường liên tiếp phát hiện ra những địa điểm sản xuất găng tay y tế tái chế từ Bắc vào Nam. Mặt hàng này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nhất là trong thời gian làn sóng dịch Covid-19 thứ hai đang diễn tiến rất khó lường. 

Kinh hoàng công nghệ tái chế giấy bẩn trong mùa dịch

Kinh hoàng công nghệ tái chế giấy bẩn trong mùa dịch
(PLVN) - Thời gian gần đây, Báo Pháp luật Việt Nam nhận được thông tin bạn đọc phản ánh một cơ sở tái chế giấy không bảng hiệu, lén lút hoạt động nhiều năm tại chân cầu Thuận An 2, đầu đường vào khu vực mỏ đá Tân Cang, phường Phước Tân, TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. 

Kỳ diệu rác thải “sưởi ấm” đất nước Thuỵ Điển

Kỳ diệu rác thải “sưởi ấm” đất nước Thuỵ Điển
(PLVN) - Tại Thuỵ Điển, năng lượng được tạo ra từ rác thải chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn cung cấp điện; nhưng nguồn nhiệt năng từ việc đốt rác lại cung cấp phần lớn nhiệt năng cho gần 10 triệu cư dân đất nước này qua những mùa đông lạnh giá. Ước tính, năng lượng tạo ra từ rác tương đương với nhu cầu sưởi ấm của 1,25 triệu căn hộ và nhu cầu điện cho 680.000 ngôi nhà.