Từ khóa: #Dân tộc

Trăn trở cùng báo chí

Tiến sĩ Đào Văn Hội - Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam.
(PLO) - Hôm nay - 21/6 là ngày hội của những người làm báo cách mạng Việt Nam, ngày xã hội tôn vinh những người làm báo. 

Soi rọi lại sứ mệnh người làm báo

Ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương
(PLO) - Sáng 20/6, tại Hội nghị giao ban báo chí tuần 4, tháng 6/2017 nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương tham dự Hội nghị đã có bài phát biểu với chủ đề trên. 

Ra mắt sách “Lịch sử các chế độ báo chí ở Việt Nam”

Ra mắt sách “Lịch sử các chế độ báo chí ở Việt Nam”
(PLO) -Nói đến sự ra đời của báo chí quốc ngữ nước Việt, tính đến nay, đã được 152 năm. Kể từ thời điểm tờ Gia Định báo được ra mắt độc giả tháng 4 năm 1865 đến hiện tại, làng báo nước Việt phát triển sôi động, đồng hành cùng những thăng trầm của lịch sử dân tộc. Hiển nhiên, đó cũng là một trong những nhiệm vụ cốt yếu của báo chí, phản ánh hơi thở của thời đại. 
 

Quyết định thỏa lòng dân

Cận cảnh sân golf gần Tân Sơn Nhất bị đề nghị thu hồi
(PLO) - Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ vào chiều tối 12/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định khẩn trương nghiên cứu làm thêm đường băng số 3 tại sân bay Tân Sơn Nhất. Đồng thời Thủ tướng giao Bộ trưởng Quốc phòng chỉ đạo dừng tất cả các công trình liên quan hạ tầng phụ trợ sân golf, như trường đào tạo năng khiếu golf, khu biệt thự, chung cư cao cấp cho thuê… để chờ các cơ quan tư vấn và các nhà khoa học xem xét trước khi quyết định.

Nữ Bí thư Chi bộ “truyền lửa” làm giàu cho bà con dân tộc Mường

Chị Bùi Thị Sen, Bí thư Chi bộ thôn Ngọc Lâu được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen Bí thư Chi bộ giỏi
(PLO) - Chị Bùi Thị Sen (44 tuổi), Bí thư Chi bộ thôn Ngọc Lâu, xã Thành Công, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) luôn nhiệt huyết với công tác xã hội, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Hơn nữa, chị còn là một người truyền lửa, phổ biến cách làm giàu cho bà con dân tộc.

Nhiều khó khăn trong tuyên truyền giáo dục pháp luật ở biên giới

Trung tá Hoàng Văn Lĩnh chia sẻ những khó khăn và kết quả thực hiện đề án Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.
(PLO) - Cuộc tổng kết thực hiện đề án Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2013-2016 đã được thực hiện rộng khắp trên các địa bàn vùng biên với những kết quả đáng khích lệ. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Trung tá Hoàng Văn Lĩnh, chính trị viên Đồn Biên phòng Pò Mã (Lạng Sơn) để hiểu hơn về những khó khăn trong thực hiện tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. 

Kỳ Ngoại hầu Cường Để - Một đời lưu lạc (Kỳ 1): Anh hùng tương ngộ

Kỳ Ngoại hầu Cường Để trong trang phục nhà Nguyễn
(PLO) -Thuộc dòng đích hoàng tử Cảnh, xuất thân trong chốn nhung lụa, nhưng cả đời mình, ông lại tận hiến cho sự nghiệp cứu nước nhà khỏi vòng lệ thuộc. Thân phải bôn ba khắp bể Á trời Âu, việc tuy không thành, nhưng hẳn lòng không ân hận khi chọn con đường vì nước, vì dân. Ông là Kỳ Ngoại hầu Cường Để (1882-1951).

Mùa vàng ở bản Ka Ai…

BĐBP giúp dân bản Ka Ai thu hoạch vụ lúa chiêm.
(PLO) - Cuối tháng 5, cả bản Ka Ai (xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình) hối hả bước vào vụ gặt. Đến nay, với sự hướng dẫn, cầm tay chỉ việc của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế (BPCKQT) Cha Lo, người Mày, người Sách bản Ka Ai đã thành thạo phương thức sản xuất lúa nước mà trước rất đỗi xa lạ với họ, mang về 6 vụ mùa no ấm.

Người con ưu tú của bản người La Hủ

Thượng tá Lò Văn Hiêng thực hiện 3 cùng với dân tại bản Mu Chi, xã Pa Ủ, huyện Mường Tè.
(PLO) - Đêm biên cương trong các làng bản người La Hủ (xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu), qua điệu khèn bầu cổ truyền của các chàng trai sơn cước hoặc bên các già làng quanh mâm rượu, bạn sẽ được lắng vào lòng những truyền thuyết hay nhất và độc đáo nhất về nguồn gốc tộc người, cả câu chuyện rất đời thường về sỹ quan biên phòng Lò Văn Hiêng với những việc anh làm cho bản, cho dân...

“Đòn bẩy” thoát nghèo của đồng bào Khmer ở Trà Vinh

“Đòn bẩy” thoát nghèo của đồng bào Khmer ở Trà Vinh
(PLO) - Trà Vinh là tỉnh nghèo thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, có điểm xuất phát thấp, hơn 30% là đồng bào dân tộc Khmer. Do đó, nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ được Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) triển khai thực hiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo cho bà con có ý chí vươn lên trong cuộc sống, thoát nghèo bền vững, đặc biệt là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Những người 'vẽ' chân dung Bác Hồ bằng đường kim mũi chỉ

Những người 'vẽ' chân dung Bác Hồ bằng đường kim mũi chỉ
(PLO) - Nhắc đến Thường Tín (Hà Nội) hẳn không ít người nhớ đến những ngôi làng cổ kính với “đặc sản” là nghề thêu hàng trăm năm tuổi. Với người dân nơi đây họ không chỉ coi nghề là kế sinh nhai mà còn dùng đường kim, mũi chỉ để thỏa sức sáng tạo, chắp cánh ước mơ. Bằng đôi bàn tay khéo léo không ít nghệ nhân đã tạo nên được những tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị. Những bức “vẽ” chân dung Bác Hồ bằng đường kim mũi chỉ của nghệ nhân Hoàng Thị Khương, Nguyễn Quốc Sự… là một trong số đó. 

Nguyễn Thái Học - Chí lớn chọc trời khuấy nước

Nam Đồng thư xã (Nguyễn Thái Học, số 2)
(PLO) -Ngày 9/2/1930, giữa lúc xuân mới đang còn hiện diện nơi lộc biếc, thì nơi đất Yên Bái, “sấm động giữa trời quang”, thực dân Pháp hoảng hốt giật mình. Vì cơ sự gì ư? Khởi nghĩa Yên Bái đấy, một cuộc nổi dậy đã đi vào lịch sử dân Việt. Dẫu máu đổ, đầu rơi, nhưng những anh hùng nghĩa sĩ xả thân vì nước của Việt Nam quốc dân đảng, thì tất thảy xứng danh anh hùng cả, dù án tử chia lìa linh hồn và thể xác.

Học Bác về tự phê bình và phê bình

Ảnh tư liệu.
(PLO) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm giáo dục cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình. Bác cho rằng, “muốn thành cán bộ tốt, phải có tinh thần tự chỉ trích” và “không chịu tự phê bình, tự chỉ trích thì không bao giờ tấn tới được”.

Về căn cứ Quảng Trụ, nghe kể chuyện “mở đường máu”

Trò chuyện cùng một số cựu chiến binh thôn Đoàn Kết 1
(PLO) -Chiến tranh đã qua đi, bom đạn đã ngừng rơi trên đất nước ta hơn 40 năm nhưng những ký ức về cuộc kháng chiến vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu chiến binh ở làng Quảng Trụ thuộc thôn Đoàn Kết 1 (xã Buôn Triết, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk). Ai có dịp về thăm, được nghe chuyện “mở đường máu” của các cựu trinh sát sẽ cảm nhận được quá khứ hào hùng, oanh liệt của đất nước một thời máu lửa.