Từ khóa: #ủy ban tư pháp

Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích: Bảo đảm minh bạch, tăng hiệu quả hoạt động

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).
(PLVN) -  Cho ý kiến về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi) tại Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4/2023 vừa qua, đa số các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình phương án tiếp tục duy trì hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, song đề nghị cần sửa đổi, bổ sung quy định để bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng, cụ thể và tăng hiệu quả hoạt động của Quỹ này.

Xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, liêm chính

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Phiên họp thứ 3 Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương.
(PLVN) - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương yêu cầu khắc phục cho được những khó khăn, vướng mắc, các rào cản để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động hệ thống các cơ quan tư pháp; phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra đến năm 2030 hoàn thành cơ bản việc xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Lao động theo diện du lịch, du học… có được luật điều chỉnh?

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Quan điểm của nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì lao động theo diện du lịch, tự do, du học, chuyên gia, lao động ở biên giới mà không có hợp đồng thì không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi). 

Đại biểu Quốc hội đánh giá cao Kỳ họp trực tuyến đầu tiên của Quốc hội

Đại biểu Quốc hội đánh giá cao Kỳ họp trực tuyến đầu tiên của Quốc hội
(PLVN) - Hôm nay (19/6), Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV sẽ có ngày làm việc cuối cùng để tiếp tục thông qua một số đạo luật, nghị quyết quan trọng và bế mạc vào chiều cùng ngày. Đây chính là kỳ họp đầu tiên Quốc hội tổ chức họp trực tuyến và cũng có nhiều điểm thay đổi trong phương thức làm việc của Quốc hội như chia thành hai đợt, không có chất vấn tại hội trường... Trong suốt quá trình diễn ra Kỳ họp, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã ghi nhận được ý kiến đánh giá về Kỳ họp của một số đại biểu Quốc hội.

Ủy ban Tư pháp sẽ có quan điểm, chính kiến về vụ Hồ Duy Hải

Một phiên họp toàn thể của Ủy ban Tư pháp. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Xem xét lại các vấn đề của vụ án, từ điều tra, truy tố đến xét xử, đặc biệt là quyết định giám đốc thẩm hồi tháng 5/2020 vừa qua của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, đa số Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề nghị xem lại quyết định giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải.

Công khai khuyết điểm không đồng nghĩa làm mình suy yếu

Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa.
(PLVN) - Phiên thảo luận tại hội trường chiều 13/6, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh) không tán thành quan điểm của Đại biểu Phạm Hồng Phong về việc các thế lực thù địch có thể lợi dụng chuyện vụ án Hồ Duy Hải để chống phá. Trích lại lời căn dặn của Bác Hồ: Có những cán bộ tưởng rằng công khai khuyết điểm của mình sẽ khiến kẻ thù có thể lợi dụng, làm mình suy yếu, ông Nghĩa cho rằng “thế là tưởng lầm, thế là ốm mà sợ thuốc”. 

Quốc hội đồng ý bổ sung phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Luật.
(PLVN) - Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 9 Quốc hội Khóa XIV, chiều 10/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp. Trong đó, Quốc hội đồng ý việc bổ sung quy định “Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao”.

“Áp” tiêu chuẩn, điều kiện cao đối với hòa giải viên tại Tòa

Một buổi hòa giải tại Tòa. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Do những vụ việc hòa giải, đối thoại tại Tòa án thường có tính chất chuyên ngành sâu, phức tạp nên đòi hỏi hòa giải viên phải am hiểu pháp luật chuyên ngành, pháp luật tố tụng và có kinh nghiệm trong công tác pháp luật. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng cần quy định rõ ràng, tách bạch các điều kiện bổ nhiệm đối với từng đối tượng hòa giải viên.

Đề xuất 3 trường hợp phải chịu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga báo cáo về dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
(PLVN) - Sáng 25/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu đã thảo luận trực tuyến về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau đối với dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Trong đó, nội dung được nhiều đại biểu góp ý hoàn thiện liên quan đến việc thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa.

Khó “tách”, “nhập” giám định án tham nhũng

Khó “tách”, “nhập” giám định án tham nhũng
(PLVN) - Đây là thực trạng được phản ánh tại tọa đàm “Việc thực hiện giám định tư pháp trong trường hợp cần phối hợp nhiều cơ quan, tổ chức do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức ngày 21/2, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Nguyễn Công Hồng.

Cần quy định cụ thể thời hạn giám định tư pháp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thực tiễn 5 năm thực hiện Luật Giám định tư pháp (GĐTP) cho thấy, vì không quy định cụ thể thời hạn tối đa để giám định nên công tác giám định thường bị chậm trễ, kéo dài, gây khó khăn, vướng mắc rất lớn trong thực tế. 

Đoàn công tác phòng chống tham nhũng làm việc tại Thanh Hóa

Đoàn công tác số 2 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa. Ảnh VOV.
(PLVN) - Sáng 13/1, Đoàn công tác số 2 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do bà Lê Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa để công bố dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đối với công tác tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố có liên quan đến dấu hiệu tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, chức vụ tại địa phương.