Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp: Đảm bảo thống nhất quản lý, phát huy vai trò của các tổ chức trực thuộc MTTQ

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Chu Hồi.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Chu Hồi.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cơ bản tán thành với các nội dung của dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Chu Hồi (Đoàn TP. Hải Phòng) nhấn mạnh nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất quản lý trong khối Mặt trận nhưng cũng tạo điều kiện để các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc MTTQ Việt Nam có thể phát huy được những đặc thù riêng.

- Chúng ta đang triển khai lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đại biểu có kỳ vọng gì về việc lấy ý kiến đảm bảo thực chất, hiệu quả, đóng góp vào việc sửa đổi Hiến pháp lần này?

Đại biểu Nguyễn Chu Hồi: Lần này, chúng ta tập trung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp để phục vụ cho việc hoàn thiện thể chế mới nên phải nói rằng, từ Trung ương đến địa phương và cơ quan hoạch định chính sách là Quốc hội cũng bị chịu sức ép về thời gian. Do vậy, cách làm là quan trọng.

Thứ nhất, tôi hiểu rằng chúng ta không sửa đổi toàn bộ Hiến pháp mà chỉ sửa đổi khoảng 8 điều. Quá trình này không phải là quá trình xin sửa đổi toàn bộ Hiến pháp nên quỹ thời gian cần phải tham vấn ý kiến rộng rãi toàn dân cũng không bắt buộc phải đủ dài như luật định.

Bên cạnh đó, chúng ta đang trong tinh thần tạm gọi là “vừa chạy, vừa xếp hàng” nên cách làm là song hành. Do đó, Quốc hội chuẩn bị và tiếp tục thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; trong lúc đó cũng tiếp tục lấy ý kiến của Nhân dân.

Ngay từ ngày 6/5, chúng ta đã bắt đầu lấy ý kiến Nhân dân và theo các báo cáo sơ bộ, chỉ sau chưa đầy 1 tuần, các cơ quan đã tiếp nhận được nhiều ý kiến, trong đó tuyệt đại đa số là đồng ý.

Hiện nay, chúng ta đã thống nhất về mặt chủ trương, đang tiến hành các công việc liên quan và đây là bước hoàn thiện. Cho nên, đa phần ý kiến thống nhất về cách làm, thống nhất về điều khoản, thống nhất về những nội dung định hướng phải sửa đổi vì đều là những nội dung không thể không sửa.

Tuy nhiên, các ý kiến lưu ý một số vấn đề. Thứ nhất là làm sao để tránh trùng lặp ngay trong những điều sửa đổi và trong Hiến pháp dự kiến sửa đổi với dự thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Thứ 2 là sửa đổi về mặt thể thức văn bản làm sao cho chặt chẽ. Bởi, đời sống của Hiến pháp rất dài, đưa ra những vấn đề hiến định; còn các nhiệm kỳ Quốc hội và các thời kỳ phát triển khác nhau của đất nước giải quyết những vấn đề phát sinh từ thực tiễn. Pháp luật quốc tế cũng vậy, rất tôn trọng kinh nghiệm giải quyết thực tiễn các vấn đề.

Chính vì thế cho nên các ý kiến góp ý làm sao để Hiến pháp có đời sống dài nhưng trong từng thời kỳ có thể linh hoạt; có quy định rất chặt chẽ, song cũng mở, bảo đảm tính linh hoạt của một văn bản mang tính hiến định thuận lợi trong quá trình vận dụng sau này.

- Dự thảo Nghị quyết cũng sửa đổi, bổ sung quy định về vị trí, chức năng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt Nam để bảo đảm phù hợp với mô hình tổ chức mới sau khi sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc MTTQ Việt Nam. Ý kiến của ông ra sao, thưa ông?

Đại biểu Nguyễn Chu Hồi: Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này xác định rõ vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc cũng như các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ.

Tôi cho rằng chữ “trực thuộc” ở đây hiểu là thuộc quản lý của MTTQ, Mặt trận là tổ chức tập hợp, Mặt trận mà không tập hợp thì không thành Mặt trận nên dù đứng ngoài hay đứng trong, chịu sự quản lý của cơ quan nào thì các tổ chức, các hội đều vào “mũ” của Mặt trận.

Cho nên, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này cũng như các quy định mới cũng là để cụ thể hóa hơn nội dung này và cũng vẫn trên cơ sở bảo đảm tính độc lập của các tổ chức để phát huy tính đặc thù và mục tiêu có tính chất riêng biệt của từng lĩnh vực.

Tức là các tổ chức, các hội vẫn có sự khác biệt nhưng chịu sự quản lý của MTTQ, giống như anh hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thì anh muốn là hình thức gì, cấp độ gì, mô hình gì thì vẫn chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và đào tạo. Bởi, nguyên tắc là thống nhất quản lý nhà nước là rất quan trọng, thống nhất không phải “nhốt vào một rọ” mà liên kết với nhau và chịu sự điều phối của cơ quan quản lý.

Do đó, tôi cho rằng sau này, trong hoạt động của MTTQ, Luật MTTQ Việt Nam nếu cần sửa đổi thì cũng phải sửa đổi sao cho phù hợp với tinh thần mới, đảm bảo sự thống nhất quản lý trong khối Mặt trận nhưng vẫn có thể độc lập hoạt động để các tổ chức phát huy được những đặc thù riêng của từng lĩnh vực.

Trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013: Đề cao vai trò của Nhân dân trong những vấn đề hệ trọng của đất nước

UBTƯ MTTQ Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị đánh giá sơ bộ kết quả lấy ý kiến vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong hệ thống MTTQ Việt Nam. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Thay mặt Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Hoàng Công Thủy đã ký ban hành Báo cáo Kết quả lấy ý kiến trong hệ thống MTTQ Việt Nam đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (dự thảo Nghị quyết).

Hơn 51 triệu ý kiến góp ý sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 trong hệ thống MTTQ Việt Nam

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá sơ bộ kết quả lấy ý kiến vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 trong hệ thống MTTQ Việt Nam. (Ảnh: mattran.org.vn)
(PLVN) - Thống kê của Bộ Tư pháp cho biết, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là 1 trong số 51 cơ quan, Bộ, ban, ngành, địa phương gửi báo cáo việc lấy ý kiến Nhân dân tại cơ quan, tổ chức, địa phương mình đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 về Bộ Tư pháp đúng hạn theo Kế hoạch của Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp 2013: Phát huy dân chủ, hoàn thiện nền tảng pháp lý cao nhất

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 30/5, Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Ông Nguyễn Khánh Ngọc, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; ông Trần Công Phàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Luật gia Việt Nam cùng chủ trì Hội nghị.

Bộ Tư pháp đang nỗ lực cao nhất bảo đảm tiến độ các nhiệm vụ được giao về sửa đổi Hiến pháp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh
(PLVN) Có 02 nhiệm vụ Bộ Tư pháp được giao là tổ chức lấy ý kiến trong phạm vi Bộ Tư pháp và tổng hợp ý kiến của Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Hiện nay, Bộ Tư pháp đã rất khẩn trương tiến hành các công việc nói trên. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh xung quanh các vấn đề này.

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp: Đề nghị không ghi tên cụ thể của các tổ chức chính trị - xã hội

Ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội, nguyên Phó Ban Biên tập Hiến pháp 2013, đề nghị không ghi tên cụ thể của các tổ chức chính trị - xã hội trong Hiến pháp mà quy định trong luật hoặc nghị quyết của Quốc hội để đảm bảo tính linh hoạt, kịp thời đáp ứng yêu cầu tinh gọn tổ chức bộ máy.

Phân cấp, phân quyền rõ ràng là bước đột phá trong cải cách thể chế

Ông Cù Thu Anh – Cục trưởng Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Trong quá trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013, một trong những yêu cầu cấp thiết đặt ra là chuyển đổi mô hình quản trị nhà nước theo hướng hiện đại, hiệu quả và minh bạch hơn. Từ góc nhìn của cơ quan chuyên môn, ông Cù Thu Anh – Cục trưởng Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp) – đã chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam về những đột phá cần thiết trong phân cấp – phân quyền, cơ chế giám sát của HĐND, cũng như trách nhiệm phản biện chính sách từ thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước.

Bộ Tư pháp khẳng định vai trò “đầu tàu" trong tổ chức lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp 2013

Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 vào ngày 14/5/2025 vừa qua.
(PLVN) -Thực hiện chỉ đạo của Uỷ ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Bộ Tư pháp đã chủ động vào cuộc từ sớm, quyết liệt từ đầu,triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đến nay, các đơn vị thuộc Bộ và hệ thống thi hành án dân sự (THADS) đã hoàn tất việc tổng hợp ý kiến góp ý.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013: Kiến tạo nền tảng pháp lý cho bộ máy nhà nước tinh gọn, hiện đại và hiệu quả

TS. Lê Trung Kiên.
(PLVN) - Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 đang đặt ra yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh cải cách bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả và hiện đại. Theo TS. Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống chính trị, Hiến pháp cần được sửa đổi trước, làm nền tảng cho việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức bộ máy và xây dựng nền công vụ mới, phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước.

Gần 100% ý kiến tán thành dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận các nội dung sửa đổi, bổ sung tại các Điều 9, 10, khoản 1 Điều 84 Hiến pháp. (Ảnh trong bài: Quang Vinh).
(PLVN) -  Chiều 20/5, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá sơ bộ kết quả lấy ý kiến vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 trong hệ thống MTTQ Việt Nam (dự thảo Nghị quyết).

Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp: Đảm bảo chất lượng, chính xác, khách quan

Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính Nguyễn Thị Hạnh phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 21/5, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp Nguyễn Thị Hạnh đã chủ trì cuộc họp góp ý dự thảo Đề cương Báo cáo Tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đại diện các đơn vị chuyên môn của Bộ Tư pháp tham gia cuộc họp.

Cụ thể hóa quyền trình dự án luật, pháp lệnh của Mặt trận

Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức góp ý dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. (Ảnh: PV).
(PLVN) -  Tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cũng như các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung liên quan đến MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, PGS.TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội đề nghị nghiên cứu, cụ thể hóa quyền của MTTQ Việt Nam trong việc trình dự án luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cân nhắc thấu đáo quy định "trực thuộc" để đảm bảo tính chất cốt lõi của tổ chức MTTQVN

Cân nhắc thấu đáo quy định "trực thuộc" để đảm bảo tính chất cốt lõi của tổ chức MTTQVN
(PLVN) -Ngày 16/5/2025, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2023. Tại hội nghị góp ý nhiều quan điểm đề cập đến nội dung của Khoản 2 Điều 9 dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ VN) và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

Hà Nội: Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Các đại biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 16/5, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Hội nghị góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Bà Nguyễn Lan Hương - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và ông Nguyễn Sỹ Trường - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội chủ trì hội nghị.