Nỗi ám ảnh của một bộ phận người Việt?

Nỗi ám ảnh của một bộ phận người Việt?
(PLVN) - Mới đây, Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã triệt phá một đường dây làm giả văn bằng, chứng chỉ cực lớn, thu giữ 1 tấn bằng giả, 1.200 con dấu của hàng nghìn trường ĐH, cao đẳng, trung cấp.... trên cả nước. Thông tin dù không bất ngờ, nhưng vẫn khiến nhiều người phải giật mình.

Theo quy định của từng trường ĐH phải mất ít nhất 4-5 năm để sở hữu cho mình một tấm bằng, nhưng với công nghệ làm giả “cao thủ” hiện nay thì việc nhận bằng ĐH cùng các loại chứng chỉ giấy tờ chỉ mất vài ngày, thậm chí là “thần tốc”.

Nguy hiểm hơn, bằng cấp giả đồng nghĩa với trình độ kiến thức hiểu biết giả nhưng lại được ngồi vào “cái ghế” thật nắm quyền lực, mà “quyền đẻ ra tiền”, tất sẽ phát sinh nhiều cái giả khác, như đạo đức giả, học vị giả, tri thức giả, thành tích giả...

Còn bao nhiêu tấm bằng giả đang lưu hành trong giới cán bộ, công chức? Không ai biết chính xác câu trả lời. Nhưng hãy xem lời mời chào trên mạng làm bằng giả từ phổ thông lên tới tiến sĩ thì cũng đủ mường tượng ra nhu cầu tấm bằng trong xã hội Việt Nam hiện lớn như thế nào.

Theo nhà giáo Lê Vinh, bằng cấp và kiến thức lẽ ra là một, nhưng ở Việt Nam lại không phải vậy. Việc học giả, bằng thật cũng không phải là hiếm. Từ bằng tiến sĩ tới bằng cử nhân không hiếm trường hợp những người có bằng chỉ là thứ “thùng rỗng kêu to” mà thôi.

Thời nay, nhiều người có bằng bổ túc trung học, có bằng cử nhân tại chức, nhờ người học thuê, làm thuê luận án, luận văn, giờ có bằng thạc sĩ, tiến sĩ thật nên… hãnh tiến với đời.

Bởi vậy các trung tâm giáo dục thường xuyên, những “Harvad địa phương”, liên kết với các trường ĐH thành những chiếc máy in phát bằng cử nhân, bằng thạc sĩ kể cả do nước ngoài cấp. Trọng bằng cấp, không trọng kiến thức đang là vấn nạn hủy hoại xã hội, làm tha hoá một bộ phận không nhỏ những người làm giáo dục, kể cả người quản lý  lẫn các thày cô. 

Bây giờ, khi Luật Giáo dục mới có hiệu lực, không còn khái niệm bằng chính quy hay bằng tại chức, sự phân biệt  đã được giấu nhẹm, người học tại chức được quyền nhận bằng cử nhân như học sinh chính quy. Quy định này là hình thức trộn lẫn hàng thật và hàng giả, hàng có chất lượng và hàng nhái bởi vậy người sử dụng nhân lực cần phải là những người tiêu dùng thông thái.

Tất nhiên, các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân từ trước tới nay tuyển dụng nhân viên theo phương thức “Anh, chị làm được những gì?”,  ít ảnh hưởng tới quy định một loại bằng khi luật có hiệu lực. 

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, cơ chế tuyển dụng là nguyên nhân gây ra vấn nạn bằng giả. Chính các cơ quan nhà nước khi tuyển dụng cũng đề cao bằng cấp chứ không mấy khi đề cao thực hành. Đây là nguyên nhân khó kiểm soát chất lượng của các loại bằng cấp. Hệ lụy đó có thể dẫn tới nhiều người sẽ sử dụng bằng giả để đạt được mục đích của mình.

Nhiều ý kiến cho rằng, chừng nào còn những “con voi chui lọt lỗ kim” như vụ việc hy hữu bà Sa (tức Thảo) ở Đắk Lắk thì nó cũng là nguyên nhân khiến cho một loạt điều trái ngang phát sinh, một loạt điều nghịch lý nối đuôi nảy nở theo hiệu ứng đôminô.

Có lẽ nỗi ám ảnh về sự nghèo khó, khát vọng thay đổi cuộc đời bằng đường quan lộc… khiến người Việt luôn quá chú trọng đến danh phận, chức tước, địa vị và xem đó như một tiêu chí đánh giá, một thước đo về sự thành đạt và giá trị con người.

Trong khi, giá trị thực sự của một con người là ở chính nhân cách, nhận thức và những đóng góp của họ đối với cộng đồng, chứ không phải ở chỗ “kiếm được” bao nhiêu, giàu cỡ nào và ngồi “chiếu” nào?

Thế nhưng, nỗi ám ảnh ấy vẫn nặng nề và lớn đến mức khiến các thế hệ sau không biết lấy gì để lấp đầy được những tham vọng ấy? Chẳng thế, mới dẫn tới những hệ lụy cả gia đình, dòng họ lo chạy điểm cho con như ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình…  Và câu chuyện dường như khó có hồi kết… 

Đọc thêm

Bài viết của Tổng Bí thư về CNXH cổ vũ động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII

Bài viết của Tổng Bí thư về CNXH cổ vũ động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII
(PLVN) - Ở tầm cao lý luận và thực tiễn, bài viết của Tổng Bí thư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để nâng tầm tư tưởng, khơi dậy tình cảm, khát vọng, cổ vũ động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Lá phiếu của niềm tin và trách nhiệm

Hội nghị tiếp xúc cử tri với người ứng cử Đại biểu Quốc hội Khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026.
 
(PLVN) - Ngày hội của toàn dân đang đến rất gần, mọi người dân đất Việt với tinh thần trách nhiệm, náo nức mong chờ, gửi trọn niềm tin vào lá phiếu để bầu ra người đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Những tiếng nói lạc lõng cần phải lên án

Thị trấn Bến Sung (Như Thanh, Thanh Hóa) trang hoàng đường phố hướng đến Ngày bầu cử.
(PLVN) - Ðể bày tỏ thái độ trước hiện tượng xuất hiện một số tiếng nói lạc lõng, thông tin sai sự thật hòng phá hoại, xuyên tạc cuộc bầu cử, trên trang Trực diện TV, ông Minh Giang - người Mỹ gốc Việt, đã công bố video nhan đề "Bầu cử QH: Nói xấu ứng cử viên, xuyên tạc bầu cử, đến hẹn lại lên".

'Giữ lấy đức tin bền vững em ơi! '…

lCác nhân viên y tế tại xã Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đi khử khuẩn tại khu vực được khoanh vùng chống dịch, sau khi xã này ghi nhận 2 ca bệnh liên quan đến Bệnh viện K hôm 7/5.  Ảnh: Mạng xã hội
(PLVN) - Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ thì hơn ai hết, mỗi người dân cần có ý thức chống dịch, thực hiện tốt “5K” và bình tĩnh, không hoang mang thất thiệt… 

Cảnh giác âm mưu “tạo sóng”, “khuấy nước”, phá hoại bầu cử

Cảnh giác âm mưu “tạo sóng”, “khuấy nước”, phá hoại bầu cử
Thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp đã cận kề. Trong khi cử tri, nhân dân hòa chung tinh thần phấn khởi, sẵn sàng thực hiện quyền công dân của mình thì ở chiều ngược lại, các đối tượng cơ hội, chống đối lại tăng cường chiến dịch, ra sức chống phá cuộc bầu cử.

Có cần những hình phạt cứng rắn hơn?

 Mỗi người dân nếu lơ là chống dịch sẽ ảnh hưởng tới công sức của bao người trong cuộc chiến thầm lặng và quyết liệt này. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Do liên tiếp có một số trường hợp lây nhiễm Covid-19 sau khi đã hoàn thành cách ly, tuần qua Bộ Y tế đã gửi tin khẩn cho biết tạm thời chưa cho rời khỏi khu cách ly với những người đã cách ly tập trung đủ 14 ngày và có 2 xét nghiệm âm tính…

Chỉ đạo của Thủ tướng phải được thực hiện nghiêm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau khi bài viết “Để lây lan dịch bệnh sau cách ly: Trách nhiệm người đứng đầu địa phương ở đâu?” được đăng tải, Báo PLVN nhận được nhiều ý kiến phản hồi đồng tình với cách đặt vấn đề của Báo và mong muốn không chỉ người đứng đầu địa phương mà người dân và toàn xã hội cần phải nâng cao trách nhiệm chung tay cùng Đảng, Nhà nước phòng chống đại dịch Covid-19 hiệu quả.

Đừng thỏa hiệp với tội phạm xâm hại trẻ

Đừng thỏa hiệp với tội phạm xâm hại trẻ
(PLVN) - Hành trình để bảo vệ trẻ em khỏi tội phạm xâm hại và hành trình đi tìm công lý cho nạn nhân trẻ em có thể gian nan, vất vả, nhưng đó là một hành trình đúng đắn để theo đuổi. 

Bất cập đèn giao thông - “thủ phạm” gây tắc đường

Bất cập đèn giao thông - “thủ phạm” gây tắc đường
(PLVN) - Thời gian gần đây, tình trạng ùn tắc nghiêm trọng thường xuyên xảy ra tại một số nút giao trên địa bàn thành phố Hà Nội. Một trong các nguyên nhân được xác định dẫn đến tình trạng này là do sự phân bố, điều chỉnh của đèn tín hiệu giao thông chưa hợp lý. Cùng với đó, việc một cụm đèn tín hiệu giao thông có nhiều cơ quan tham gia quản lý cũng dẫn tới nhiều bất cập, ảnh hưởng tới việc khai thác của đèn tín hiệu.

Bản lĩnh giám định viên

Bản lĩnh giám định viên
(PLVN) - Câu chuyện đối tượng Nguyễn Xuân Quý dưới vỏ bọc bệnh nhân tâm thần đã buôn bán ma túy, lập “động lắc” trong Bệnh viện Tâm thần TWI (Thường Tín, Hà Nội) vừa gây chấn động dư luận; thì câu chuyện một đối tượng chỉ trong 5 năm đã hai lần thoát án giết người vì có chứng nhận tâm thần ở Đắk Lắk lại một lần nữa làm người ta sững sờ.

Siết chặt đường biên, giữ chặt đường biên

Siết chặt đường biên, giữ chặt đường biên
(PLVN) - Tại đất nước láng giềng Campuchia, Covid-19 lây lan quá nhanh  đến mức Thủ tướng nước này cảnh báo mở rộng phong tỏa. Trước đó, nhà chức trách đã áp lệnh phong tỏa ở thủ đô Phnom Penh và thị trấn Takmao từ ngày 15/4 cho đến ngày 28/4. Tình hình này tạo ra nguy cơ trực tiếp với Việt Nam.

Chuyển đổi vị trí

Chuyển đổi vị trí
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa phát đi thông cáo báo chí kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) và phòng, chống tham nhũng (PCTN) quý I và kế hoạch công tác quý II năm 2021. Theo đó, đối với công tác PCTN, TTCP cho biết đã tập trung kiểm tra hơn ngàn cơ quan, tổ chức, đơn vị về thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động. Công bố, công khai theo quy định của pháp luật kết quả kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo và PCTN.

Trung thực và thẳng thắn

Ông Đoàn Ngọc Hải đã rất sốt ruột vì người nghèo, người cần nhà.
(PLVN) - Việc ông Đoàn Ngọc Hải đòi hai địa phương tiền ông đã trợ giúp để xây nhà cho người nghèo đã gây ra một sự chú tâm không nhỏ trong dư luận xã hội. 

Niềm tin bứt phá vươn lên

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng một số thành viên Chính phủ.
(PLVN) - Hôm qua, 8/4, với việc kiện toàn 14 nhân sự mới, Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính gồm 28 thành viên đã ra mắt.

Chuyện vô lý ở Hội An

Ngôi nhà số 75 Nguyễn Thái Học,TP Hội An.
(PLVN) - Câu chuyện sai phạm “3 trong 1” trong sự việc liên quan ngôi nhà cổ là tài sản công tại số 75 Nguyễn Thái Học, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam; khiến nhiều người đặt vấn đề vì sao chính quyền địa phương lại “hiền” trước các sai phạm có tính chất ngang ngược, nghiêm trọng như vậy?