Người Cor ăn Tết Xa A - Ní

Gói bánh chuẩn bị cho Tết Xa A - ní
Gói bánh chuẩn bị cho Tết Xa A - ní
(PLO) - Cũng như đồng bào các dân tộc thiểu số khác ở khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên, tộc người Cor ở Quảng Nam cũng có riêng một nền văn hóa truyền thống lâu đời với những lễ hội đặc sắc, đặc biệt là Tết giã rạ. Giã rạ là xa a-ní, tức ăn tết hay lễ lúa lên chòi, là lễ tổng kết của một mùa lúa, tạ ơn thần linh và là dịp để mọi người trong nóc gặp gỡ, vui chơi sau những ngày tháng lao động vất vả, nặng nhọc…

Người Cor còn có tên gọi Co, Trầu, Cùa với địa bàn sinh sống chủ yếu ở các huyện Trà Bồng, Sơn Hà của tỉnh Quảng Ngãi, một số sống ở tỉnh Kon Tum. Riêng ở Quảng Nam, người Cor phân bố khá tập trung ở hai xã Trà Kót và Trà Nú, và một số ở xã Trà Giáp (huyện Bắc Trà My); cùng với một số ít hộ sinh sống ở xã Tiên Lập (huyện Tiên Phước), xã Tam Lãnh (huyện Phú Ninh) và các xã Tam Sơn, Tam Trà (huyện Núi Thành). 

Người Cor ở huyện Bắc Trà My trồng lúa trên rẫy, không có lúa nước, mỗi năm một vụ. Khi gia đình cuối cùng trong nóc đưa lúa lên chòi, là lúc chủ nóc và các già làng định ngày cả nóc sẽ ăn tết giã rạ. Trước Tết giã rạ chừng một tháng, tháng rưỡi, người Cor có lễ cúng cơm mới rồi bắt đầu lên rẫy suốt lúa. Kể từ lễ cúng cơm mới, hễ được con thú rừng nào là người ta luộc chín, phơi hong khô trên bếp, để dành cúng trong lễ giã rạ. Để đón tết giã rạ, người ta phải mất ít nhất chục ngày chuẩn bị. Đàn ông thì cầm vũ khi lên rừng để săn thú, hoặc xuống suối bắt cua cá làm lễ vật. Người ta cũng làm bẫy để bẫy chuột. Vì chuột thường phá lúa nên phải bắt cho được chuột làm lễ vật cúng hồn lúa. 

Thiếu nữ Cor hòa nhịp đàn đá bên suối trong ngày hội
Thiếu nữ Cor hòa nhịp đàn đá bên suối trong ngày hội

Ngày cận Tết, ông chủ nhà lấy ít lúa chét trên rẫy gói trong lá chuối rừng, một ít đặt trên chòi lúa, một ít mang về nhà, gọi là rước hồn lúa, xoa lên tay, lên đầu từng người trong nhà, nhằm xua đuổi những điều xấu trong năm cũ, cầu mong cho năm mới được may mắn, làm ăn phát đạt rồi đặt gói lúa trên chỗ thờ. Ông đem cơm, cá, nước ra bờ suối làm lễ “xin hồn” cho cả nhà, với lễ thức từng người bốc phép các lễ vật mỗi thứ một ít bỏ lên đầu mình. Ai vắng thì chủ nhà làm thay. Ông chủ nhà thắp đèn sáp ong cúng vái ông bà, xong lại làm lễ xu phol (bắt vía). Phụ nữ thì gói bánh: gạo lúa mới, nếp mới với lá đót, lá lung…

Sáng hôm sau là ngày chính tết. Từ sáng sớm, ông chủ gia đình đứng lâm râm vái gọi hồn các thần và ông bà về dự lễ. Mới khoảng 4 giờ, nhà nhà đều bày biện các lễ vật cúng các vị thần đã phù hộ cho lúa sinh sôi. Lễ vật được bày biện ở mâm, trên các miếng lá chuối rừng. Mỗi mâm đều có một con hoặc nửa con chuột, một miếng bánh a-hlót, một cái bánh a-cót, hai cái bánh a-tốp, một ly nước suối tinh khiết, một ly rượu cần, một ly rượu Do-oát. Mâm giữa cúng các nữ thần chính đặt trong chiếc rá ở giữa, với vật cúng nguyên con, to nhất. Chủ nhà và người con trai cả ngồi trước bàn thờ, un miếng gỗ trầm, thắp nến sáp ong vái cúng…

Các lễ vật cúng trong Tết Xa A - Ní
Các lễ vật cúng trong Tết Xa A - Ní

Đến khoảng 8 giờ sáng, người ta mới cúng “tươi” cho các nam thần và cúng ông bà. Lễ vật cúng nam thần và ông bà là các vật nuôi trong nhà như heo, gà, vịt. Các vật cúng đều phải qua hai cung đoạn cúng sống và cúng chín. Khi cúng sống heo, người ta buộc con heo đặt ở ngoài sân, chủ lễ bưng cái đik thúp đựng tro với nến sáp ong, miếng trầm, chén gạo, đứng trước con heo vái cúng. Cúng xong chủ lễ bốc ít gạo rắc lên con heo, rứt lông heo bỏ lên đầu và con cháu theo cúng cũng làm như vậy. Xong người ta thọc huyết heo tại chỗ, rồi đưa heo ra sau mổ thịt cúng chín. 

Tối đó, các ông chủ nhà trong nóc tụ tập tại nhà chủ nóc để cúng ma ga-ru. Khác với ma xó, ma xấu chuyên rình rập trong các xó xỉnh phá hoại con người, ma ga-ru được coi là ma tốt, cho nên lễ thức này người ta gọi là “cúng đổi ma”. Mỗi người đem theo các loại bánh trái từ nhà mình để góp vào lễ cúng, mỗi thứ ba cái bánh. Nguời ta cũng mang theo các chân gà đến cho các già làng xem điềm báo tốt xấu thế nào trong năm sau. Khi mọi người đã tề tựu đông đủ, chủ nóc sẽ dẫn họ đi đến một nơi đã chọn trước để cúng xin phép thần linh cho làm mùa vụ sau. Cúng xong mọi người kéo nhau về nhà chủ nóc uống rượu phép. 

Đến ngày thứ hai, gia đình cúng “ma hàng”, theo tín ngưỡng là ma đã cho phép gia đình làm ăn khá giả để mua sắm hàng trong năm, như các loại chiêng, ché, nồi, áo, lục lạc, cườm. 

Ngày thứ ba, người ta tiếp tục cúng đổi ma, lần này theo từng gia đình. Người ta dùng gà, heo cúng sống ở nhà xong, nấu chín đem lên rẫy cúng “đổi ma” trên rẫy. Khi bày biện lễ vật cúng vái xong, người ta la ó, đốt lửa cháy khắp nơi, cầm giáo mác đâm vào bờ bụi để ma xấu sợ mà trốn đi nơi khác, để ma ga-ru đến ở. Mọi người đốt rẫy làm phép, ngày hôm sau mới trỉa bắp, đậu xanh và các cây trồng khác. Người ta tin rằng trong tết giã rạ mà có nhiều khách đến nhà là điều may mắn cho gia đình. Cho nên khách ai đến nóc, đều không thể từ chối sự mời mọc của tất cả các gia đình, phải đi ăn phép ở  các nhà. Khi ra về khách còn được chủ nhà cho bánh mang theo.

Có thể nói, Tết giã rạ của người Cor là một nghi thức nông nghiệp theo kiểu ngày hội mùa đặc sắc với mong ước mùa tới sẽ được nhiều lúa thóc hơn. Ở đó người ta vui với vụ lúa mới và chia xẻ với cộng đồng làng nóc và khách khứa niềm vui được mùa. Sau khi ăn tết giã rạ xong, người ta mới được làm các lễ thức khác như lễ ăn trâu, làm đám cưới cho con cháu…

Đọc thêm

Bài viết của Tổng Bí thư về CNXH cổ vũ động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII

Bài viết của Tổng Bí thư về CNXH cổ vũ động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII
(PLVN) - Ở tầm cao lý luận và thực tiễn, bài viết của Tổng Bí thư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để nâng tầm tư tưởng, khơi dậy tình cảm, khát vọng, cổ vũ động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Lá phiếu của niềm tin và trách nhiệm

Hội nghị tiếp xúc cử tri với người ứng cử Đại biểu Quốc hội Khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026.
 
(PLVN) - Ngày hội của toàn dân đang đến rất gần, mọi người dân đất Việt với tinh thần trách nhiệm, náo nức mong chờ, gửi trọn niềm tin vào lá phiếu để bầu ra người đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Những tiếng nói lạc lõng cần phải lên án

Thị trấn Bến Sung (Như Thanh, Thanh Hóa) trang hoàng đường phố hướng đến Ngày bầu cử.
(PLVN) - Ðể bày tỏ thái độ trước hiện tượng xuất hiện một số tiếng nói lạc lõng, thông tin sai sự thật hòng phá hoại, xuyên tạc cuộc bầu cử, trên trang Trực diện TV, ông Minh Giang - người Mỹ gốc Việt, đã công bố video nhan đề "Bầu cử QH: Nói xấu ứng cử viên, xuyên tạc bầu cử, đến hẹn lại lên".

'Giữ lấy đức tin bền vững em ơi! '…

lCác nhân viên y tế tại xã Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đi khử khuẩn tại khu vực được khoanh vùng chống dịch, sau khi xã này ghi nhận 2 ca bệnh liên quan đến Bệnh viện K hôm 7/5.  Ảnh: Mạng xã hội
(PLVN) - Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ thì hơn ai hết, mỗi người dân cần có ý thức chống dịch, thực hiện tốt “5K” và bình tĩnh, không hoang mang thất thiệt… 

Cảnh giác âm mưu “tạo sóng”, “khuấy nước”, phá hoại bầu cử

Cảnh giác âm mưu “tạo sóng”, “khuấy nước”, phá hoại bầu cử
Thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp đã cận kề. Trong khi cử tri, nhân dân hòa chung tinh thần phấn khởi, sẵn sàng thực hiện quyền công dân của mình thì ở chiều ngược lại, các đối tượng cơ hội, chống đối lại tăng cường chiến dịch, ra sức chống phá cuộc bầu cử.

Có cần những hình phạt cứng rắn hơn?

 Mỗi người dân nếu lơ là chống dịch sẽ ảnh hưởng tới công sức của bao người trong cuộc chiến thầm lặng và quyết liệt này. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Do liên tiếp có một số trường hợp lây nhiễm Covid-19 sau khi đã hoàn thành cách ly, tuần qua Bộ Y tế đã gửi tin khẩn cho biết tạm thời chưa cho rời khỏi khu cách ly với những người đã cách ly tập trung đủ 14 ngày và có 2 xét nghiệm âm tính…

Chỉ đạo của Thủ tướng phải được thực hiện nghiêm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau khi bài viết “Để lây lan dịch bệnh sau cách ly: Trách nhiệm người đứng đầu địa phương ở đâu?” được đăng tải, Báo PLVN nhận được nhiều ý kiến phản hồi đồng tình với cách đặt vấn đề của Báo và mong muốn không chỉ người đứng đầu địa phương mà người dân và toàn xã hội cần phải nâng cao trách nhiệm chung tay cùng Đảng, Nhà nước phòng chống đại dịch Covid-19 hiệu quả.

Đừng thỏa hiệp với tội phạm xâm hại trẻ

Đừng thỏa hiệp với tội phạm xâm hại trẻ
(PLVN) - Hành trình để bảo vệ trẻ em khỏi tội phạm xâm hại và hành trình đi tìm công lý cho nạn nhân trẻ em có thể gian nan, vất vả, nhưng đó là một hành trình đúng đắn để theo đuổi. 

Bất cập đèn giao thông - “thủ phạm” gây tắc đường

Bất cập đèn giao thông - “thủ phạm” gây tắc đường
(PLVN) - Thời gian gần đây, tình trạng ùn tắc nghiêm trọng thường xuyên xảy ra tại một số nút giao trên địa bàn thành phố Hà Nội. Một trong các nguyên nhân được xác định dẫn đến tình trạng này là do sự phân bố, điều chỉnh của đèn tín hiệu giao thông chưa hợp lý. Cùng với đó, việc một cụm đèn tín hiệu giao thông có nhiều cơ quan tham gia quản lý cũng dẫn tới nhiều bất cập, ảnh hưởng tới việc khai thác của đèn tín hiệu.

Bản lĩnh giám định viên

Bản lĩnh giám định viên
(PLVN) - Câu chuyện đối tượng Nguyễn Xuân Quý dưới vỏ bọc bệnh nhân tâm thần đã buôn bán ma túy, lập “động lắc” trong Bệnh viện Tâm thần TWI (Thường Tín, Hà Nội) vừa gây chấn động dư luận; thì câu chuyện một đối tượng chỉ trong 5 năm đã hai lần thoát án giết người vì có chứng nhận tâm thần ở Đắk Lắk lại một lần nữa làm người ta sững sờ.

Siết chặt đường biên, giữ chặt đường biên

Siết chặt đường biên, giữ chặt đường biên
(PLVN) - Tại đất nước láng giềng Campuchia, Covid-19 lây lan quá nhanh  đến mức Thủ tướng nước này cảnh báo mở rộng phong tỏa. Trước đó, nhà chức trách đã áp lệnh phong tỏa ở thủ đô Phnom Penh và thị trấn Takmao từ ngày 15/4 cho đến ngày 28/4. Tình hình này tạo ra nguy cơ trực tiếp với Việt Nam.

Chuyển đổi vị trí

Chuyển đổi vị trí
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa phát đi thông cáo báo chí kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) và phòng, chống tham nhũng (PCTN) quý I và kế hoạch công tác quý II năm 2021. Theo đó, đối với công tác PCTN, TTCP cho biết đã tập trung kiểm tra hơn ngàn cơ quan, tổ chức, đơn vị về thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động. Công bố, công khai theo quy định của pháp luật kết quả kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo và PCTN.

Trung thực và thẳng thắn

Ông Đoàn Ngọc Hải đã rất sốt ruột vì người nghèo, người cần nhà.
(PLVN) - Việc ông Đoàn Ngọc Hải đòi hai địa phương tiền ông đã trợ giúp để xây nhà cho người nghèo đã gây ra một sự chú tâm không nhỏ trong dư luận xã hội. 

Niềm tin bứt phá vươn lên

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng một số thành viên Chính phủ.
(PLVN) - Hôm qua, 8/4, với việc kiện toàn 14 nhân sự mới, Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính gồm 28 thành viên đã ra mắt.

Chuyện vô lý ở Hội An

Ngôi nhà số 75 Nguyễn Thái Học,TP Hội An.
(PLVN) - Câu chuyện sai phạm “3 trong 1” trong sự việc liên quan ngôi nhà cổ là tài sản công tại số 75 Nguyễn Thái Học, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam; khiến nhiều người đặt vấn đề vì sao chính quyền địa phương lại “hiền” trước các sai phạm có tính chất ngang ngược, nghiêm trọng như vậy?