Đắk Lắk: Rừng bị “xẻ thịt”, 4 kiểm lâm nhận kỷ luật

Cánh rừng đang bị đốt gần trạm kiểm lâm số 8
Cánh rừng đang bị đốt gần trạm kiểm lâm số 8
(PLO) - Mặc dù cơ quan chức năng đã không ít lần lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính các trường hợp xâm phạm rừng đặc dụng Nam Kar (Khu bảo tồn thiên nhiên Nam kar, thuộc tỉnh Đắk Lắk) nhưng sau đó nhiều đối tượng vẫn ngang nhiên đưa máy móc vào tàn phá, lấn chiếm. Để xảy ra tình trạng trên, đã có 4 cán bộ kiểm lâm thuộc BQL rừng đặc dụng Nam Kar đã chịu trách nhiệm bằng hình thức kỷ luật. 

Tan hoang rừng đặc dụng

Tỉnh Đắk Lắk là một trong những địa phương có diện tích rừng đặc dụng lớn nhất nhì cả nước, ở đây có hệ sinh thái phong phú với nhiều loại động, thực vật quý hiếm. Hiện Đắk Lắk có khoảng hơn 200 nghìn ha rừng đặc dụng, trong đó Vườn Quốc gia Yok Đôn 115.000ha, VQG Chư Yang Sin 59.531ha, Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô 26.484ha, Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar 20.575ha, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh thông nước (thủy tùng) 120ha, Khu rừng lịch sử - văn hóa - môi trường Hồ Lắk 10.200ha. 

Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Ka là vùng núi cao hiểm trở, địa hình chia cắt phức tạp, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam với độ cao trung bình 700m so với mặt biển, điểm thấp nhất là hồ Ea Boune (418m) và cao nhất là đỉnh Nam Ka (1.294m), bao bọc bởi sông Krông Nô, chi lưu đầu nguồn sông Sêrêpốk. Rừng Nam Ka có nhiều loài động vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng như Hổ, Beo, Voọc vá, Cầy giông, Gà lôi, Gà tiền, Cu li nhỏ.

Để quản lý, bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết đinh số: 24/2012/QĐ-TTg về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020, với mục đích ban hành chính sách đầu tư, cơ chế phát triển rừng đặc dụng nhằm tăng hiệu quả đầu tư.

Đảm bảo việc giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý các cấp đối với rừng đặc dụng, đồng thời tăng tính chủ động của Ban quản lý rừng đặc dụng trong hoạt động quản lý, kinh doanh các dịch vụ trong rừng đặc dụng nhằm gia tăng nguồn thu tại các khu rừng đặc dụng trên nguyên tắc bảo tồn kết hợp với phát triển.

Gắn trách nhiệm của người sử dụng lợi ích của rừng với đầu tư phát triển và bảo vệ phát triển rừng đặc dụng, tăng hiệu quả vốn đầu tư của Nhà nước; huy động được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng.

Hướng giảm dần biên chế nhà nước bảo vệ rừng đặc dụng, tăng dần sử dụng cộng đồng địa phương để bảo vệ rừng đặc dụng; đầu tư phát triển rừng đặc dụng nhằm bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. 

Theo đó, ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên, Nhà nước cấp kinh phí quản lý bảo vệ rừng ổn định để Ban quản lý rừng đặc dụng chủ động tổ chức thuê, khoán, hợp đồng cộng đồng dân cư tại chỗ, mua sắm trang thiết bị để quản lý bảo vệ rừng; mức trung bình 100.000 đồng/ha/năm tính trên tổng diện tích được giao; hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng dân cư thôn bản vùng đệm để đồng quản lý rừng đặc dụng; mức hỗ trợ mỗi thôn bản là 40 triệu đồng/thôn, bản/năm.

Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng với nhiều chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật nhằm tạo thêm nguồn thu để phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng…

Tuy nhiên, thời gian vừa qua Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar đã và đang bị xâm hại tràn lan. Tại khu rừng thuộc Trạm kiểm lâm số 8 đã để xảy ra việc đốt rừng làm nương rẫy và huỷ hoại rừng. Tại tiểu khu 1023, diện tích khoảng 3 ha bị đốt trụi, nhiều cây gỗ lớn bị đốn hạ, để lấy lâm sản.

Sau khi chặt cây, lâm tặc đã nguỵ trang bằng cách đốt cháy toàn bộ diện tích phá để tạo hiện trường giả. Gỗ được vận chuyển bằng đường sông rất thuận lợi. Không những thế, tại rừng đặc dụng, người dân còn làm nhà để ở, đưa máy múc đào hồ tích nước.

Một diện tích khá lớn tại tiểu khu 1023 bị cạo trọc
Một diện tích khá lớn tại tiểu khu 1023 bị cạo trọc

Không chỉ có tiểu khu 1023 mà tiểu khu 1024 cũng bị xâm phạm khiến cảnh quan của hệ thống rừng đặc dụng bị thay đổi. Điều đáng nói, muốn đi vào được khu vực nói trên, phải đi qua sự kiểm soát của Trạm kiểm lâm số 8 của Ban quản lý này.

Mặc dù, ở khu vực bên ngoài trạm có bảng hiệu nghiêm cấm các phương tiện xe cơ giới vào rừng, nhưng việc ra vào rừng đặc dụng lại dễ dàng hơn cả di chuyển ngoài quốc lộ. Vì không bị cán bộ kiểm lâm kiểm tra, phát hiện.

Xác nhận về việc trên, ông Nguyễn Văn Nhật – Giám đốc BQL Nam Ka khẳng định: “Chúng tôi thành lập Trạm kiểm lâm số 8 là để ngăn chặn việc lấn chiếm đất rừng, phá rừng. Thế nhưng, việc người dân lấn chiếm rừng làm nương rẫy là có. Nguyên nhân, do lực lượng của chúng tôi rất mỏng, vị trí kiểm soát cách xa, đường đi lại rất khó khăn”.

Kỷ luật 4 cán bộ kiểm lâm

Ngay sau khi được báo chí phản ánh, Sở Thông tin – Truyền thông Đắk Lắk đã có văn bản số 385 về việc phản hồi thông tin báo chí, gửi Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn đề nghị xác minh làm rõ vụ huỷ hoại rừng đặc dụng thiên nhiên Nam Kar, có báo cáo phản hồi bằng văn bản, gửi UBND tỉnh Đắk Lắk và Sở Thông tin – Truyền Thông tỉnh để phản hồi thông tin cho báo chí.

Ngay sau đó, BQL rừng đặc dụng Nam Kar lập tức rà soát và xác định có 4 điểm phát rừng, đốt rừng mà Trạm kiểm lâm số 8 đã phát hiện và lập biên bản trong tháng 2 và tháng 4/2018, với tổng diện tích rừng bị đốt phá, lấn chiếm là 6,55 ha, nhưng lại “chưa phát hiện được đương sự”. 

Ngày 8/5/2018 các đối tượng tiếp tục đốt dọn các diện tích đã phát lấn làm cháy lan rừng le tái sinh với tổng diện tích bị phát, đốt 3,56 ha. Trước đó, đơn vị cũng đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 2 trường hợp đưa máy múc vào rừng để múc ao trữ nước.

Ngày 13/5/2018, BQL rừng đặc dụng Nam Kar ra công văn họp kiểm điểm tập thể và cá nhân về việc để xảy ra phá rừng như báo đã nêu, và chỉ đạo trạm tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR tại trạm kiểm lâm số 8.

Ngày 28/5/2018, dưới sự chủ trì của BQL, Trạm kiểm lâm số 8 đã tổ chức kiểm điểm tập thể và cá nhân. Theo đó, 4 cán bộ kiểm lâm bị kỷ luật do thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng, không ngăn chặn xử lý kịp thời các vụ phá rừng gồm các ông: Kỷ luật mức cảnh cáo ông Phan Bá Dũng phụ trách Trạm; Cách chức ông Lê Đình Tứ, Trạm phó; Khiển trách 2 nhân viên, trong đó 1 người bị luân chuyển công tác, đồng thời kiểm điểm rút kinh nghiệm, chấn chỉnh công tác lãnh đạo, quản lý, giám sát.

Mặt khác, BQL rừng đặc dụng Nam Kar cũng phải tăng cường kỷ luật về quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng trên toàn địa bàn do đơn vị quản lý, phối hợp với cơ quan chức năng điều tra làm rõ đối tượng nào đã tham gia phá rừng, cùng chính quyền xã Bình Hòa rà soát, thống kê, đo đếm toàn bộ diện tích các hộ dân xâm chiếm canh tác trái phép, lập hồ sơ báo cáo UBND huyện Krông Ana xem xét, chỉ đạo xử lý.

Rừng đặc dụng là loại rừng được sử dụng vào mục đích chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái. Với diện tích rộng, lại có nhiều sản vật quý hiếm, những khu rừng đặc dụng ở địa phương đang lưu giữ nhiều giá trị quý giá cho quốc gia cũng như trên thế giới.
Nhưng rừng càng giàu bao nhiêu thì lâm tặc càng nhăm nhe đến bấy nhiêu, chỉ tính riêng tại VQG Yok Đôn trong năm 2014 đã phát hiện 873 vụ vi phạm lâm luật, trong đó có 57 vụ khai thác gỗ, 19 vụ săn bắt, mua bán, vận chuyển động vật rừng, 522 vụ vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép, vi phạm khác 274 vụ; tịch thu 1.739 phương tiện, 338 m3 gỗ quý hiếm. 

Đọc thêm

Bài viết của Tổng Bí thư về CNXH cổ vũ động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII

Bài viết của Tổng Bí thư về CNXH cổ vũ động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII
(PLVN) - Ở tầm cao lý luận và thực tiễn, bài viết của Tổng Bí thư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để nâng tầm tư tưởng, khơi dậy tình cảm, khát vọng, cổ vũ động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Lá phiếu của niềm tin và trách nhiệm

Hội nghị tiếp xúc cử tri với người ứng cử Đại biểu Quốc hội Khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026.
 
(PLVN) - Ngày hội của toàn dân đang đến rất gần, mọi người dân đất Việt với tinh thần trách nhiệm, náo nức mong chờ, gửi trọn niềm tin vào lá phiếu để bầu ra người đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Những tiếng nói lạc lõng cần phải lên án

Thị trấn Bến Sung (Như Thanh, Thanh Hóa) trang hoàng đường phố hướng đến Ngày bầu cử.
(PLVN) - Ðể bày tỏ thái độ trước hiện tượng xuất hiện một số tiếng nói lạc lõng, thông tin sai sự thật hòng phá hoại, xuyên tạc cuộc bầu cử, trên trang Trực diện TV, ông Minh Giang - người Mỹ gốc Việt, đã công bố video nhan đề "Bầu cử QH: Nói xấu ứng cử viên, xuyên tạc bầu cử, đến hẹn lại lên".

'Giữ lấy đức tin bền vững em ơi! '…

lCác nhân viên y tế tại xã Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đi khử khuẩn tại khu vực được khoanh vùng chống dịch, sau khi xã này ghi nhận 2 ca bệnh liên quan đến Bệnh viện K hôm 7/5.  Ảnh: Mạng xã hội
(PLVN) - Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ thì hơn ai hết, mỗi người dân cần có ý thức chống dịch, thực hiện tốt “5K” và bình tĩnh, không hoang mang thất thiệt… 

Cảnh giác âm mưu “tạo sóng”, “khuấy nước”, phá hoại bầu cử

Cảnh giác âm mưu “tạo sóng”, “khuấy nước”, phá hoại bầu cử
Thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp đã cận kề. Trong khi cử tri, nhân dân hòa chung tinh thần phấn khởi, sẵn sàng thực hiện quyền công dân của mình thì ở chiều ngược lại, các đối tượng cơ hội, chống đối lại tăng cường chiến dịch, ra sức chống phá cuộc bầu cử.

Có cần những hình phạt cứng rắn hơn?

 Mỗi người dân nếu lơ là chống dịch sẽ ảnh hưởng tới công sức của bao người trong cuộc chiến thầm lặng và quyết liệt này. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Do liên tiếp có một số trường hợp lây nhiễm Covid-19 sau khi đã hoàn thành cách ly, tuần qua Bộ Y tế đã gửi tin khẩn cho biết tạm thời chưa cho rời khỏi khu cách ly với những người đã cách ly tập trung đủ 14 ngày và có 2 xét nghiệm âm tính…

Chỉ đạo của Thủ tướng phải được thực hiện nghiêm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau khi bài viết “Để lây lan dịch bệnh sau cách ly: Trách nhiệm người đứng đầu địa phương ở đâu?” được đăng tải, Báo PLVN nhận được nhiều ý kiến phản hồi đồng tình với cách đặt vấn đề của Báo và mong muốn không chỉ người đứng đầu địa phương mà người dân và toàn xã hội cần phải nâng cao trách nhiệm chung tay cùng Đảng, Nhà nước phòng chống đại dịch Covid-19 hiệu quả.

Đừng thỏa hiệp với tội phạm xâm hại trẻ

Đừng thỏa hiệp với tội phạm xâm hại trẻ
(PLVN) - Hành trình để bảo vệ trẻ em khỏi tội phạm xâm hại và hành trình đi tìm công lý cho nạn nhân trẻ em có thể gian nan, vất vả, nhưng đó là một hành trình đúng đắn để theo đuổi. 

Bất cập đèn giao thông - “thủ phạm” gây tắc đường

Bất cập đèn giao thông - “thủ phạm” gây tắc đường
(PLVN) - Thời gian gần đây, tình trạng ùn tắc nghiêm trọng thường xuyên xảy ra tại một số nút giao trên địa bàn thành phố Hà Nội. Một trong các nguyên nhân được xác định dẫn đến tình trạng này là do sự phân bố, điều chỉnh của đèn tín hiệu giao thông chưa hợp lý. Cùng với đó, việc một cụm đèn tín hiệu giao thông có nhiều cơ quan tham gia quản lý cũng dẫn tới nhiều bất cập, ảnh hưởng tới việc khai thác của đèn tín hiệu.

Bản lĩnh giám định viên

Bản lĩnh giám định viên
(PLVN) - Câu chuyện đối tượng Nguyễn Xuân Quý dưới vỏ bọc bệnh nhân tâm thần đã buôn bán ma túy, lập “động lắc” trong Bệnh viện Tâm thần TWI (Thường Tín, Hà Nội) vừa gây chấn động dư luận; thì câu chuyện một đối tượng chỉ trong 5 năm đã hai lần thoát án giết người vì có chứng nhận tâm thần ở Đắk Lắk lại một lần nữa làm người ta sững sờ.

Siết chặt đường biên, giữ chặt đường biên

Siết chặt đường biên, giữ chặt đường biên
(PLVN) - Tại đất nước láng giềng Campuchia, Covid-19 lây lan quá nhanh  đến mức Thủ tướng nước này cảnh báo mở rộng phong tỏa. Trước đó, nhà chức trách đã áp lệnh phong tỏa ở thủ đô Phnom Penh và thị trấn Takmao từ ngày 15/4 cho đến ngày 28/4. Tình hình này tạo ra nguy cơ trực tiếp với Việt Nam.

Chuyển đổi vị trí

Chuyển đổi vị trí
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa phát đi thông cáo báo chí kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) và phòng, chống tham nhũng (PCTN) quý I và kế hoạch công tác quý II năm 2021. Theo đó, đối với công tác PCTN, TTCP cho biết đã tập trung kiểm tra hơn ngàn cơ quan, tổ chức, đơn vị về thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động. Công bố, công khai theo quy định của pháp luật kết quả kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo và PCTN.

Trung thực và thẳng thắn

Ông Đoàn Ngọc Hải đã rất sốt ruột vì người nghèo, người cần nhà.
(PLVN) - Việc ông Đoàn Ngọc Hải đòi hai địa phương tiền ông đã trợ giúp để xây nhà cho người nghèo đã gây ra một sự chú tâm không nhỏ trong dư luận xã hội. 

Niềm tin bứt phá vươn lên

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng một số thành viên Chính phủ.
(PLVN) - Hôm qua, 8/4, với việc kiện toàn 14 nhân sự mới, Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính gồm 28 thành viên đã ra mắt.

Chuyện vô lý ở Hội An

Ngôi nhà số 75 Nguyễn Thái Học,TP Hội An.
(PLVN) - Câu chuyện sai phạm “3 trong 1” trong sự việc liên quan ngôi nhà cổ là tài sản công tại số 75 Nguyễn Thái Học, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam; khiến nhiều người đặt vấn đề vì sao chính quyền địa phương lại “hiền” trước các sai phạm có tính chất ngang ngược, nghiêm trọng như vậy?