Chụp ảnh trong triển lãm, bảo tàng: Nên hay không?

Giới trẻ xem triển lãm chỉ lấy tranh làm nền ảnh sống ảo (Ảnh: Ichi)
Giới trẻ xem triển lãm chỉ lấy tranh làm nền ảnh sống ảo (Ảnh: Ichi)
(PLVN) - Thật khó để có thể cấm hoàn toàn việc chụp ảnh trong bảo tàng trong một thời đại mà hầu hết mọi người đều mong muốn ghi lại trải nghiệm của mình qua smartphone hoặc máy ảnh cá nhân. Tuy nhiên, việc chụp hình tuỳ tiện trong bảo tàng lại tiềm tàng nhiều nguy cơ và bất cập. 

Thiết nghĩ, để dung hoà hai câu chuyện này, cần có những giải pháp sáng tạo, phù hợp với thời đại. Đơn cử, thu phí chụp ảnh tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Rwanda.

Thưởng lãm nghệ thuật kiểu check-in

“Đi triển lãm ngày nay thấy người xem ít mà người tạo dáng, check-in chụp ảnh thì nhiều. Các bạn vô tư đứng che hết cả tranh, đứng, ngồi, uốn éo trước tranh để có bức hình đẹp. Có bạn chụp hình xong còn vô ý tứ chạm tay trần vào mặt tranh sơn dầu.

Hình ảnh đó mình thấy phản cảm, vô ý thức, thể hiện các bạn có rất hạn chế kiến thức hội hoạ.” – Bạn Thảo (Hà Nội) phản ánh lại sau khi tới triển lãm “Những giấc mơ kéo dài” và “Bên trong Thành phố” vào khoảng giữa tháng 9 tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại VCCA. 

Nhiều bảo tàng cấm hoặc hạn chế chụp ảnh để bảo vệ các quyền sở hữu của mình liên quan tới tác phẩm
Nhiều bảo tàng cấm hoặc hạn chế chụp ảnh để bảo vệ các quyền sở hữu của mình liên quan tới tác phẩm

Đáng nói, từ ngày mở cửa vào năm 2017, Trung tâm này đã trở thành một trong những địa điểm check-in, sống ảo của giới trẻ. Cụ thể khoảng tháng 3/2019 diễn ra triển lãm “Ấn tượng phản chiếu: Van Gogh & tác phẩm” tại VCCA, nhiều người xem tranh đã rất bức xúc khi nhiều bạn trẻ tới triển lãm không để thưởng tranh mà chỉ coi những bức tranh nổi tiếng là background để chụp hình.

Vô hình chung, “chụp hình hay không khi đi triển lãm” lại trở thành là một câu hỏi khuấy động giới dư luận.

Một hành động quen thuộc của giới trẻ là ghi lại trải nghiệm sống cuả mình bị “ném đá”, gắn mác “kém văn hoá”, “không tôn trọng tác giả”. Có thể nói, tình trạng đi thưởng thức nghệ thuật kiểu check-in đến nay vẫn tiếp diễn ở các cuộc triển lãm, nhiều bảo tàng khác nhau. Thậm chí, dù đã có biển quy định không quay chụp, có nhân viên ra nhắc nhở, dù làm phiền người khác, những nhiều bạn trẻ vẫn cố tình làm trái.

Giải thích cho lý do vì sao các bảo tàng trên thế giới hạn chế hoặc cấm chụp ảnh, theo tờ Telegraph (Anh) đã đưa ra 5 lý do như sau. Đầu tiên, đèn flash của máy ảnh, phát ra ánh sáng cực mạnh, có thể gây nên tổn thương tới lớp sơn, màu của các bức tranh đã được vẽ từ lâu. Phí phục hồi cho các bức tranh bị hư tổn rất đắt đỏ.

Thứ hai, loại bỏ máy ảnh sẽ cải thiện trải nghiệm của khách xem tranh. Thật khó để thưởng thức một bức tranh khi mọi người đang đứng trước mặt để chụp ảnh tự sướng bằng gậy selfie, đôi khi va chạm vào người khác để chiếm được vị trí đẹp trước bức tranh. Không những thế, mọi người dừng lại để chụp ảnh cũng tạo ra tắc nghẽn giao thông.

Cảnh đứng chắn trước tác phẩm nghệ thuật ở VCCA
Cảnh đứng chắn trước tác phẩm nghệ thuật ở VCCA

Thứ ba, ngăn chặn chụp ảnh đảm bảo sự độc quyền về sử dụng và khai thác hình ảnh đối với các bức tranh bảo tàng có quyền sở hữu. Cửa hàng quà tặng, sách, áp phích và bưu thiếp là nguồn hợp pháp duy nhất cho hình ảnh chất lượng cao của một bức tranh, bức tượng hoặc căn phòng nổi tiếng. Thứ tư, liên quan đến vấn đề an ninh, cấm chụp ảnh nhằm ngăn chặn những kẻ trộm hoặc những kẻ khủng bố xác định điểm yếu trong hệ thống báo động và camera giám sát thông qua tia hồng ngoại của máy ảnh trên smartphone.

Lý do cuối cùng được đưa ra là, việc chụp ảnh và chia sẻ tràn lan trên Internet vi phạm bản quyền tác phẩm. Bản quyền được thiết kế để bảo vệ tác giả của các tác phẩm, đảm bảo người sáng tạo được trả tiền bất cứ khi nào ai đó muốn để tái tạo tác phẩm thành bản sao.

Dung hoà lợi ích

Bảo tàng và triển lãm thường có những bộ sưu tập có giá trị, không chỉ về mặt nghệ thuật. Một số tác phẩm nghệ thuật rất khó định giá, thậm chí là vô giá. Việc cấm chụp hình có thể đem đến lợi ích nhất định cho ban quản lý bảo tàng, đơn vị tổ chức triển lãm về bảo tồn các tác phẩm được trưng bày, đồng thời tăng trải nghiệm cho người thực sự quan tâm đến nghệ thuật, là người mua tranh tiềm năng.

Tuy vậy, việc cấm chụp hình khi tham quan triển lãm, bảo tàng trong xã hội hiện đại ngày nay, hầu hết ai cũng có smartphone, dường như đang đi ngược lại mong muốn chung của phần đông mọi người. Không phải ai cũng chụp ảnh để sống ảo. Có nhiều người đơn giản chỉ mong muốn chụp lại những bức ảnh ảnh tượng để lưu lại trải nghiệm sống của mình. 

Do vậy, nhiều bảo tàng trên thế giới đã linh hoạt và thích nghi với xu hướng trên để đảm bảo lợi ích của cả hai bên, vừa đảm bảo nguồn thu cho bảo tàng, triển lãm, vừa đảm bảo trải nghiệm và đáp ứng mong muốn của người xem tranh. Ở một số bảo tàng nghệ thuật tiêu biểu ở Hoa Kỳ đá áp dụng quy định hạn chế chụp hình, tức cấm một phần đối với việc chụp ảnh. Họ sẽ phân vùng và đặt biển báo khu vực nào được phép chụp, khu vực nào không.

Một mô hình đơn giản khác, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Rwanda đã tính phí chụp ảnh trong bảo tàng. Theo đó, khách xem tranh được chụp ảnh thoả thích miễn là họ trả trước phí chụp hình.

Hay một ý tưởng thú vị khác được áp dụng tại Newport Mansions (Mỹ): chỉ cho phép máy ảnh điện thoại thông minh, cấm máy ảnh lớn có độ phân giải cao để bảo vệ sự độc quyền khai thác hình ảnh của bảo tàng đối với các tác phẩm.

Ngày nay, công nghệ thông tin có khả năng truy tìm và kiểm tra những hình ảnh phát tán trên mạng Internet có được sử dụng cho mục đích thương mại trái phép hay không, nhằm đảm bảo quyền được thanh toán của chủ sở hữu bản quyền tác phẩm. Dù vậy, ở mặt tích cực hơn, việc cá nhân đăng tải hình ảnh các bức tranh cho bạn bè, người thân biết được có thể tăng thêm nhận thức của công chúng về tác phẩm đó, phần nào tăng thêm giá trị của tác phẩm.

Có thể thấy, một hành động đơn giản – chụp hình để lưu lại trải nghiệm sống, lại tiềm tàng nhiều nguy cơ mà chính người thực hiện cũng không lường trước được. Ở Việt Nam, vấn đề này dường như vẫn chưa được nhận thức đúng đắn, cũng như hầu như chưa có các ý tưởng giải pháp khắc phục sáng tạo, hiệu quả để đảm bảo cả quyền và lợi ích của các bên./.

Đọc thêm

Bài viết của Tổng Bí thư về CNXH cổ vũ động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII

Bài viết của Tổng Bí thư về CNXH cổ vũ động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII
(PLVN) - Ở tầm cao lý luận và thực tiễn, bài viết của Tổng Bí thư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để nâng tầm tư tưởng, khơi dậy tình cảm, khát vọng, cổ vũ động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Lá phiếu của niềm tin và trách nhiệm

Hội nghị tiếp xúc cử tri với người ứng cử Đại biểu Quốc hội Khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026.
 
(PLVN) - Ngày hội của toàn dân đang đến rất gần, mọi người dân đất Việt với tinh thần trách nhiệm, náo nức mong chờ, gửi trọn niềm tin vào lá phiếu để bầu ra người đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Những tiếng nói lạc lõng cần phải lên án

Thị trấn Bến Sung (Như Thanh, Thanh Hóa) trang hoàng đường phố hướng đến Ngày bầu cử.
(PLVN) - Ðể bày tỏ thái độ trước hiện tượng xuất hiện một số tiếng nói lạc lõng, thông tin sai sự thật hòng phá hoại, xuyên tạc cuộc bầu cử, trên trang Trực diện TV, ông Minh Giang - người Mỹ gốc Việt, đã công bố video nhan đề "Bầu cử QH: Nói xấu ứng cử viên, xuyên tạc bầu cử, đến hẹn lại lên".

'Giữ lấy đức tin bền vững em ơi! '…

lCác nhân viên y tế tại xã Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đi khử khuẩn tại khu vực được khoanh vùng chống dịch, sau khi xã này ghi nhận 2 ca bệnh liên quan đến Bệnh viện K hôm 7/5.  Ảnh: Mạng xã hội
(PLVN) - Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ thì hơn ai hết, mỗi người dân cần có ý thức chống dịch, thực hiện tốt “5K” và bình tĩnh, không hoang mang thất thiệt… 

Cảnh giác âm mưu “tạo sóng”, “khuấy nước”, phá hoại bầu cử

Cảnh giác âm mưu “tạo sóng”, “khuấy nước”, phá hoại bầu cử
Thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp đã cận kề. Trong khi cử tri, nhân dân hòa chung tinh thần phấn khởi, sẵn sàng thực hiện quyền công dân của mình thì ở chiều ngược lại, các đối tượng cơ hội, chống đối lại tăng cường chiến dịch, ra sức chống phá cuộc bầu cử.

Có cần những hình phạt cứng rắn hơn?

 Mỗi người dân nếu lơ là chống dịch sẽ ảnh hưởng tới công sức của bao người trong cuộc chiến thầm lặng và quyết liệt này. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Do liên tiếp có một số trường hợp lây nhiễm Covid-19 sau khi đã hoàn thành cách ly, tuần qua Bộ Y tế đã gửi tin khẩn cho biết tạm thời chưa cho rời khỏi khu cách ly với những người đã cách ly tập trung đủ 14 ngày và có 2 xét nghiệm âm tính…

Chỉ đạo của Thủ tướng phải được thực hiện nghiêm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau khi bài viết “Để lây lan dịch bệnh sau cách ly: Trách nhiệm người đứng đầu địa phương ở đâu?” được đăng tải, Báo PLVN nhận được nhiều ý kiến phản hồi đồng tình với cách đặt vấn đề của Báo và mong muốn không chỉ người đứng đầu địa phương mà người dân và toàn xã hội cần phải nâng cao trách nhiệm chung tay cùng Đảng, Nhà nước phòng chống đại dịch Covid-19 hiệu quả.

Đừng thỏa hiệp với tội phạm xâm hại trẻ

Đừng thỏa hiệp với tội phạm xâm hại trẻ
(PLVN) - Hành trình để bảo vệ trẻ em khỏi tội phạm xâm hại và hành trình đi tìm công lý cho nạn nhân trẻ em có thể gian nan, vất vả, nhưng đó là một hành trình đúng đắn để theo đuổi. 

Bất cập đèn giao thông - “thủ phạm” gây tắc đường

Bất cập đèn giao thông - “thủ phạm” gây tắc đường
(PLVN) - Thời gian gần đây, tình trạng ùn tắc nghiêm trọng thường xuyên xảy ra tại một số nút giao trên địa bàn thành phố Hà Nội. Một trong các nguyên nhân được xác định dẫn đến tình trạng này là do sự phân bố, điều chỉnh của đèn tín hiệu giao thông chưa hợp lý. Cùng với đó, việc một cụm đèn tín hiệu giao thông có nhiều cơ quan tham gia quản lý cũng dẫn tới nhiều bất cập, ảnh hưởng tới việc khai thác của đèn tín hiệu.

Bản lĩnh giám định viên

Bản lĩnh giám định viên
(PLVN) - Câu chuyện đối tượng Nguyễn Xuân Quý dưới vỏ bọc bệnh nhân tâm thần đã buôn bán ma túy, lập “động lắc” trong Bệnh viện Tâm thần TWI (Thường Tín, Hà Nội) vừa gây chấn động dư luận; thì câu chuyện một đối tượng chỉ trong 5 năm đã hai lần thoát án giết người vì có chứng nhận tâm thần ở Đắk Lắk lại một lần nữa làm người ta sững sờ.

Siết chặt đường biên, giữ chặt đường biên

Siết chặt đường biên, giữ chặt đường biên
(PLVN) - Tại đất nước láng giềng Campuchia, Covid-19 lây lan quá nhanh  đến mức Thủ tướng nước này cảnh báo mở rộng phong tỏa. Trước đó, nhà chức trách đã áp lệnh phong tỏa ở thủ đô Phnom Penh và thị trấn Takmao từ ngày 15/4 cho đến ngày 28/4. Tình hình này tạo ra nguy cơ trực tiếp với Việt Nam.

Chuyển đổi vị trí

Chuyển đổi vị trí
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa phát đi thông cáo báo chí kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) và phòng, chống tham nhũng (PCTN) quý I và kế hoạch công tác quý II năm 2021. Theo đó, đối với công tác PCTN, TTCP cho biết đã tập trung kiểm tra hơn ngàn cơ quan, tổ chức, đơn vị về thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động. Công bố, công khai theo quy định của pháp luật kết quả kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo và PCTN.

Trung thực và thẳng thắn

Ông Đoàn Ngọc Hải đã rất sốt ruột vì người nghèo, người cần nhà.
(PLVN) - Việc ông Đoàn Ngọc Hải đòi hai địa phương tiền ông đã trợ giúp để xây nhà cho người nghèo đã gây ra một sự chú tâm không nhỏ trong dư luận xã hội. 

Niềm tin bứt phá vươn lên

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng một số thành viên Chính phủ.
(PLVN) - Hôm qua, 8/4, với việc kiện toàn 14 nhân sự mới, Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính gồm 28 thành viên đã ra mắt.

Chuyện vô lý ở Hội An

Ngôi nhà số 75 Nguyễn Thái Học,TP Hội An.
(PLVN) - Câu chuyện sai phạm “3 trong 1” trong sự việc liên quan ngôi nhà cổ là tài sản công tại số 75 Nguyễn Thái Học, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam; khiến nhiều người đặt vấn đề vì sao chính quyền địa phương lại “hiền” trước các sai phạm có tính chất ngang ngược, nghiêm trọng như vậy?