Chiếc roi trừng phạt không… vô hình!

Thượng úy Nguyễn Xô Việt nhận kết quả kỷ luật nặng sau phản ứng quyết liệt của cộng đồng mạng.
Thượng úy Nguyễn Xô Việt nhận kết quả kỷ luật nặng sau phản ứng quyết liệt của cộng đồng mạng.
(PLVN) - Ở thời buổi mà mạng xã hội trở thành “quyền lực thứ 5”, những hành động xấc xược, hung hăng và thiếu văn hóa, một khi rơi vào “tầm ngắm” của cư dân mạng thì chủ nhân của những hành động ấy khó bề mà sống yên thân. Khi ấy, mạng xã hội trở thành một chiếc roi trừng phạt, thích đáng, hoặc đôi khi cả quá tay.

“Mày biết tao là ai không?”

Cách đây vài tháng, câu nói này trở thành câu cửa miệng của nhiều người, bởi nó đi kèm một sự việc đáng chú ý. Một hành khách, là doanh nhân, có lẽ cũng có chút vị trí trong ngành bất động sản, ngà ngà say trên máy bay, đã có hành vi sàm sỡ nữ tiếp viên hàng không. Khi bị tiếp viên, phi công yêu cầu xuống máy bay, doanh nhân này đã khệnh khạng phản ứng: “Mày biết tao là ai không? Mày tin tao gọi sếp to xử hết chúng mày không?”. 

Hành vi và câu nói này lập tức gây nên một “cơn bão mạng”. Cái án mà người đàn ông này gánh chịu không chỉ là 10 triệu đồng tiền phạt theo quy định của ngành hàng không, mà có lẽ, số tiền ấy là khá nhỏ so với gia cảnh của anh này. Điều đáng sợ hơn chờ đợi kẻ hành xử sai quấy lại ngông nghênh, ỉ thế là sự chỉ trích đồng loạt của dư luận, của cư dân mạng dành cho anh ta.

Hình ảnh của ông Vũ Anh Cường xuất hiện rầm rộ trên toàn cõi Facebook với nhiều góc độ và tất nhiên, toàn những hình ảnh xấu xí dưới tác động của men rượu và hành vi thấp kém. Người ta buông những lời chê trách, giận dữ đến chửi bới, thóa mạ. Người ta tìm ra Facebook ông này và tấn công bằng lời lẽ. Thậm chí, công ty bất động sản của ông Vũ Anh Cường còn xuất hiện trong những lời chửi bới và kêu gọi tẩy chay. Có thể nói, cái giá phải trả là không nhỏ.

“Mày biết tao là ai không?” có lẽ đã trở thành một loại câu nói kinh điển được thốt ra bởi những người có tiền, có quyền lực nhưng không có phông nền văn hóa. Dư luận cũng chứng kiến nhiều câu chuyện tương tự, dù không trực tiếp thốt ra câu “mày biết tao là ai không”, nhưng ý tứ là như thế, để rồi cũng bị cư dân mạng phản ứng tương tự. Đó là trường hợp của nữ Đại úy Lê Thị Hiền làm náo loạn ở Sân bay Tân Sơn Nhất chỉ vì một vài điều trái ý.

Sự hung hãn, thiếu văn hóa của người phụ nữ này đã xuất hiện trọn vẹn trên mạng xã hội với nhiều clip, từ đòi hành hung tiếp viên hàng không đến sỉ vả nhân viên an ninh sân bay. Nếu như đây đơn thuần là sự việc khép kín, chỉ có các bên biết với nhau, có lẽ cách xử lý đã khác. Nhưng với tốc độ lan truyền khủng khiếp của các clip này trên mạng xã hội, người ta nhanh chóng tìm ra tên tuổi, chức vụ, cấp bậc, cơ quan công tác, facebook cá nhân, thậm chí nhà riêng của bà Hiền.

Dư luận rầm rộ đòi xử phạt đích đáng hành vi ngông cuồng của kẻ mang danh hiệu “công an nhân dân”. Kết quả của hành vi sai trái cũng như cơn phẫn nộ tập thể của cộng đồng mạng, nữ Đại úy này bị khai trừ Đảng, hạ cấp bậc và buộc phải ra khỏi ngành.

”Mày biết bố mày là ai không?” là câu nói gây bức xúc trong cộng đồng mạng.
 ”Mày biết bố mày là ai không?” là câu nói gây bức xúc trong cộng đồng mạng.

Không lâu sau đó, trường hợp tương tự xảy ra, khi một thượng úy công an ở Thái Nguyên, vì không vừa ý với nhân viên bán hàng đã ném xúc xích vào mặt và thẳng tay tát nhân viên nói trên. Lại một lần nữa, mạng xã hội lên tiếng. Vụ việc của thượng úy Nguyễn Xô Việt bị ghép chung lại với vụ việc của Đại úy Hiền.

Người ta ghép ảnh hai người với nhau và những hình ảnh không mấy hay ho lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội. Kết quả, Công an Thái Nguyên ra quyết định kỉ luật đối với thượng úy này, buộc ra khỏi ngành. “Hành vi vi phạm của ông Nguyễn Xô Việt đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm mất uy tín của bản thân, gây dư luận xấu, bức xúc trong cán bộ chiến sĩ và nhân dân”.

Điều được ghi trong quyết định kỉ luật cho thấy rằng, “dư luận xấu” và “bức xúc trong nhân dân” là một trong những yếu tố để căn cứ dẫn đến kết quả cuối cùng, là hình thức kỉ luật nghiêm.

Cộng đồng mạng thay “người phán xử”

Khó có thể kể hết biết bao câu chuyện mà trong đó, cộng đồng mạng đã trở thành những áp lực thúc đẩy sự xử lý nghiêm kẻ gây điều sai trái, hoặc thậm chí là trở thành “người phán xử” nếu pháp luật chưa có sự xử lý thỏa đáng. Như trường hợp của Đỗ Mạnh Hùng, kẻ sàm sỡ nữ sinh trong thang máy. Đầu tiên, clip vụ việc cùng với lời tố cáo của nạn nhân xuất hiện trên mạng xã hội.

Trong đó, ông Hùng vừa có hành vi sai quấy, quấy rối tình dục nữ sinh, vừa có thái độ hết sức xấc xược và còn đe nẹt khi nữ sinh này có ý định tố cáo. Sau đó, người đàn ông này được cơ quan công an triệu tập làm việc. Kết quả của hành vi và thái độ nói trên là mức phạt… 200 ngàn dành cho ông Hùng và hành động xin lỗi nạn nhân, mà ông này lần khân hết lần này đến lần khác, không hề có ý định thực hiện.

Trước sự xử lý “áp dụng luật” nhưng không hề cho cảm giác thỏa đáng, cộng đồng mạng đã thực hiện sự trừng phạt của mình, thay cho cơ quan chức năng. Câu chuyện “sàm sỡ bị phạt 200 ngàn” nhanh chóng trở thành một câu chuyện cười, xuất hiện trong tranh châm biếm, tiểu phẩm… khắp mạng xã hội, trong đó, ông Hùng được miêu tả như một kẻ biến thái, dê xồm, vô văn hóa… cùng cực.

Tiếp đó, hình ảnh ông này cùng thiết kế tương tự “lệnh truy nã” và lời kêu gọi trừng phạt lan nhanh khắp cộng đồng. Từ cõi mạng, cuộc tẩy chay lan ra đời thực khi hình ông Hùng bị dán tại nhiều thang máy trong cả nước để thể hiện thái độ phản kháng với hành vi quấy rối tình dục. Thậm chí, người đàn ông này bị từ chối, tẩy chay ngay tại chung cư mình đang sống, rồi khi dọn đến các chung cư khác vẫn chịu tình trạng tương tự.

Đó là cái giá quá đắt, đắt ngàn lần so với hình phạt theo quy định của pháp luật dành cho ông Hùng và có lẽ sẽ khiến cho người đàn ông này phải ghi nhớ cả đời, nhất là bất cứ khi nào có ý định quấy rối một người phụ nữ.

Còn nhớ, cách đây tầm 10 năm, báo chí có viết về một nữ đại gia, khi đi máy bay, cũng có hành động xấc xược, tát tiếp viên hàng không cùng câu nói “mày biết tao là ai không?”. Nhưng sự việc chỉ ồn ào một thời gian rất ngắn rồi chìm vào quên lãng và cũng không nhiều người dân biết. Một số trường hợp khác tương tự trong quá khứ, cũng gây lỗi, bị xử lý, sau đó, có người còn tái phạm đúng lỗi lầm ấy, vì mức phạt không đáng kể.

Thử nghĩ, nếu như ông Đỗ Mạnh Hùng trong câu chuyện nói trên chỉ bị xử phạt 200 ngàn theo quy định mà không có sự trừng trị vô hình nhưng hết sức khắc nghiệt của cộng đồng mạng thì ông ta sẽ lặp lại hành động của mình bao nhiêu lần và sẽ có bao Đỗ Mạnh Hùng xuất hiện nữa?

Khi mọi hành vi đặt dưới ống kính “máy soi”

Không thể phủ nhận sức mạnh cũng như năng lực giám sát của cộng đồng mạng. “Chiếc roi” mà mạng xã hội giơ lên giành cho kẻ sai quấy đã khiến nhiều người phải cẩn trọng hành vi hơn. Người ta ý thức được rằng, mỗi một hành động của mình nơi công cộng, thậm chí trong nhà, đều có thể được ghi lại bởi ống kính máy ảnh, camera anh ninh, xuất hiện nhan nhản ở cõi mạng, kết cục là gánh chịu sự trừng phạt.

Đơn giản như một người đàn ông đánh đập một đứa bé nhỏ, một chàng trai bảnh bao bỏ bạn gái giữa đường lúc trời mưa, người phụ nữ hống hách đòi đánh công an giao thông trong khi bản thân phạm luật, hay một cô ca sĩ cho con tè vào túi nôn máy bay… Tất cả đều có thể trở thành đối tượng bị “ném đá”, bị tẩy chay, chịu “cơn bão” phẫn nộ, những lời nói vô hình nhưng sức sát thương cao và ảnh hưởng cực mạnh mẽ từ cộng đồng mạng.

Có thể nói, những “chiếc roi” ấy có ý nghĩa tích cực trong nhiều trường hợp. Nó khiến những kẻ ngông cuồng nhất cũng phải biết giật mình xuống giọng, những người mang trong mình quyền lực hay tiền bạc nhưng thiếu văn hóa phải khóc ròng, khiến những kẻ ỉ thế, cứng đầu cứng cổ nhất cũng phải cúi đầu nhận sai, nói lời xin lỗi.

Và tất nhiên, mạng xã hội luôn tồn tại những mặt trái của nó, cũng dễ dàng nhận thấy như mặt tích cực. Đó là khi cơn giận dữ lên đến cao trào khiến người ta mù quáng. Khi sự chỉ trích không đi kèm với tìm hiểu thấu đáo, ngọn nguồn dẫn đến “ném đá” sai đối tượng. Hoặc thậm chí, “ném đá” đúng, nhưng ném một cách cay độc, quá đáng, gây ra những vết thương vĩnh viễn cho người bị “ném đá” lẫn người thân, gia đình họ, những người đáng thương, hoàn toàn vô can.

Đọc thêm

Bài viết của Tổng Bí thư về CNXH cổ vũ động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII

Bài viết của Tổng Bí thư về CNXH cổ vũ động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII
(PLVN) - Ở tầm cao lý luận và thực tiễn, bài viết của Tổng Bí thư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để nâng tầm tư tưởng, khơi dậy tình cảm, khát vọng, cổ vũ động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Lá phiếu của niềm tin và trách nhiệm

Hội nghị tiếp xúc cử tri với người ứng cử Đại biểu Quốc hội Khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026.
 
(PLVN) - Ngày hội của toàn dân đang đến rất gần, mọi người dân đất Việt với tinh thần trách nhiệm, náo nức mong chờ, gửi trọn niềm tin vào lá phiếu để bầu ra người đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Những tiếng nói lạc lõng cần phải lên án

Thị trấn Bến Sung (Như Thanh, Thanh Hóa) trang hoàng đường phố hướng đến Ngày bầu cử.
(PLVN) - Ðể bày tỏ thái độ trước hiện tượng xuất hiện một số tiếng nói lạc lõng, thông tin sai sự thật hòng phá hoại, xuyên tạc cuộc bầu cử, trên trang Trực diện TV, ông Minh Giang - người Mỹ gốc Việt, đã công bố video nhan đề "Bầu cử QH: Nói xấu ứng cử viên, xuyên tạc bầu cử, đến hẹn lại lên".

'Giữ lấy đức tin bền vững em ơi! '…

lCác nhân viên y tế tại xã Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đi khử khuẩn tại khu vực được khoanh vùng chống dịch, sau khi xã này ghi nhận 2 ca bệnh liên quan đến Bệnh viện K hôm 7/5.  Ảnh: Mạng xã hội
(PLVN) - Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ thì hơn ai hết, mỗi người dân cần có ý thức chống dịch, thực hiện tốt “5K” và bình tĩnh, không hoang mang thất thiệt… 

Cảnh giác âm mưu “tạo sóng”, “khuấy nước”, phá hoại bầu cử

Cảnh giác âm mưu “tạo sóng”, “khuấy nước”, phá hoại bầu cử
Thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp đã cận kề. Trong khi cử tri, nhân dân hòa chung tinh thần phấn khởi, sẵn sàng thực hiện quyền công dân của mình thì ở chiều ngược lại, các đối tượng cơ hội, chống đối lại tăng cường chiến dịch, ra sức chống phá cuộc bầu cử.

Có cần những hình phạt cứng rắn hơn?

 Mỗi người dân nếu lơ là chống dịch sẽ ảnh hưởng tới công sức của bao người trong cuộc chiến thầm lặng và quyết liệt này. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Do liên tiếp có một số trường hợp lây nhiễm Covid-19 sau khi đã hoàn thành cách ly, tuần qua Bộ Y tế đã gửi tin khẩn cho biết tạm thời chưa cho rời khỏi khu cách ly với những người đã cách ly tập trung đủ 14 ngày và có 2 xét nghiệm âm tính…

Chỉ đạo của Thủ tướng phải được thực hiện nghiêm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau khi bài viết “Để lây lan dịch bệnh sau cách ly: Trách nhiệm người đứng đầu địa phương ở đâu?” được đăng tải, Báo PLVN nhận được nhiều ý kiến phản hồi đồng tình với cách đặt vấn đề của Báo và mong muốn không chỉ người đứng đầu địa phương mà người dân và toàn xã hội cần phải nâng cao trách nhiệm chung tay cùng Đảng, Nhà nước phòng chống đại dịch Covid-19 hiệu quả.

Đừng thỏa hiệp với tội phạm xâm hại trẻ

Đừng thỏa hiệp với tội phạm xâm hại trẻ
(PLVN) - Hành trình để bảo vệ trẻ em khỏi tội phạm xâm hại và hành trình đi tìm công lý cho nạn nhân trẻ em có thể gian nan, vất vả, nhưng đó là một hành trình đúng đắn để theo đuổi. 

Bất cập đèn giao thông - “thủ phạm” gây tắc đường

Bất cập đèn giao thông - “thủ phạm” gây tắc đường
(PLVN) - Thời gian gần đây, tình trạng ùn tắc nghiêm trọng thường xuyên xảy ra tại một số nút giao trên địa bàn thành phố Hà Nội. Một trong các nguyên nhân được xác định dẫn đến tình trạng này là do sự phân bố, điều chỉnh của đèn tín hiệu giao thông chưa hợp lý. Cùng với đó, việc một cụm đèn tín hiệu giao thông có nhiều cơ quan tham gia quản lý cũng dẫn tới nhiều bất cập, ảnh hưởng tới việc khai thác của đèn tín hiệu.

Bản lĩnh giám định viên

Bản lĩnh giám định viên
(PLVN) - Câu chuyện đối tượng Nguyễn Xuân Quý dưới vỏ bọc bệnh nhân tâm thần đã buôn bán ma túy, lập “động lắc” trong Bệnh viện Tâm thần TWI (Thường Tín, Hà Nội) vừa gây chấn động dư luận; thì câu chuyện một đối tượng chỉ trong 5 năm đã hai lần thoát án giết người vì có chứng nhận tâm thần ở Đắk Lắk lại một lần nữa làm người ta sững sờ.

Siết chặt đường biên, giữ chặt đường biên

Siết chặt đường biên, giữ chặt đường biên
(PLVN) - Tại đất nước láng giềng Campuchia, Covid-19 lây lan quá nhanh  đến mức Thủ tướng nước này cảnh báo mở rộng phong tỏa. Trước đó, nhà chức trách đã áp lệnh phong tỏa ở thủ đô Phnom Penh và thị trấn Takmao từ ngày 15/4 cho đến ngày 28/4. Tình hình này tạo ra nguy cơ trực tiếp với Việt Nam.

Chuyển đổi vị trí

Chuyển đổi vị trí
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa phát đi thông cáo báo chí kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) và phòng, chống tham nhũng (PCTN) quý I và kế hoạch công tác quý II năm 2021. Theo đó, đối với công tác PCTN, TTCP cho biết đã tập trung kiểm tra hơn ngàn cơ quan, tổ chức, đơn vị về thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động. Công bố, công khai theo quy định của pháp luật kết quả kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo và PCTN.

Trung thực và thẳng thắn

Ông Đoàn Ngọc Hải đã rất sốt ruột vì người nghèo, người cần nhà.
(PLVN) - Việc ông Đoàn Ngọc Hải đòi hai địa phương tiền ông đã trợ giúp để xây nhà cho người nghèo đã gây ra một sự chú tâm không nhỏ trong dư luận xã hội. 

Niềm tin bứt phá vươn lên

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng một số thành viên Chính phủ.
(PLVN) - Hôm qua, 8/4, với việc kiện toàn 14 nhân sự mới, Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính gồm 28 thành viên đã ra mắt.

Chuyện vô lý ở Hội An

Ngôi nhà số 75 Nguyễn Thái Học,TP Hội An.
(PLVN) - Câu chuyện sai phạm “3 trong 1” trong sự việc liên quan ngôi nhà cổ là tài sản công tại số 75 Nguyễn Thái Học, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam; khiến nhiều người đặt vấn đề vì sao chính quyền địa phương lại “hiền” trước các sai phạm có tính chất ngang ngược, nghiêm trọng như vậy?