Sử dụng hồ sơ thương binh giả: "Lừa đảo..." hay "Làm giả tài liệu..."?

 Một trong những dấu hiệu của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tải sản” là việc người vi phạm có “thủ đoạn gian dối”. Tuy nhiên, nếu “thủ đoạn gian dối” này lại cấu thành một tội danh khác thì xử bị cáo theo tội nào sẽ “chuẩn” hơn? Trên thực tế, đã có những quan điểm khác nhau về viễ xử lý dạng hành vi trên

Một trong những dấu hiệu của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tải sản” là việc người vi phạm có “thủ đoạn gian dối”. Tuy nhiên, nếu “thủ đoạn gian dối” này lại cấu thành một tội danh khác thì xử bị cáo theo tội nào sẽ “chuẩn” hơn? Trên thực tế, đã có những quan điểm khác nhau về viễ xử lý dạng hành vi trên

HĐXX công bố bản án với Mai Thị Sen.
HĐXX công bố bản án với Mai Thị Sen.

Thương binh giả…

Tại một phiên toà mới đây, TAND Thị xã Chí Linh (Hải Dương) đã tuyên phạt bị cáo Mai Thị Sen (SN 1957, trú tại thị xã Chí Linh) 1 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo bản án thì vào năm 2004, bị cáo Sen đã mua của ông Bùi Văn Tám (nay đã mất) 3 loại giấy tờ giả gồm: Giấy chứng nhận bị thương; Phiếu thương tật; Giấy xác nhận về việc hoàn thành nghĩa vụ quân sự để làm hồ sơ thương binh. Sau khi đề nghị được giám định lại thương tật, Sen được Hội đồng Giám định Y khoa kết luận tỷ lệ thương tật tăng lên 25%.

Đến tháng 10/2006 thì cơ quan chức năng có quyết định cho bị cáo hưởng trợ cấp thương tật hơn 300.000 đồng/ tháng. Việc hưởng trợ cấp kéo dài đến tháng 8/2010 thì việc giả mạo hồ sơ bị phát hiện. Ngay sau đó, bị cáo Sen đã hoàn lại số tiền đã nhận (hơn 30 triệu đồng) theo quyết định thu hồi trợ cấp của Sở Lao động- Thương Binh và Xã hội tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, đến tháng 10/2010, Sen bị khởi tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

…mỗi nơi xử lý một kiểu

HĐXX sơ thẩm cho rằng, việc làm giả hồ sơ trên đây của Sen là hành vi “gian dối” nhằm chiếm đoạt tiền của Nhà nước, việc kết tội bị cáo về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là đúng pháp luật. Tuy nhiên, trước đó không lâu cũng tại TAND TX Chí Linh,  một HĐXX khác khi xét xử vụ án này đã  trả hồ sơ vụ án, yêu cầu điều tra bổ sung một số nội dung trong đó có việc “xem xét hành vi phạm tội của Sen có phạm tội khác không? Nếu có thì truy tố đúng với hành vi phạm tội của bị cáo”. Phải chăng, HĐXX lần trước cũng cảm thấy “lấn cấn” trước việc kết tội bị cáo về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”?

Có thể nói, thời gian qua, cơ quan chức năng đã khám phá nhiều vụ làm giả hồ sơ để hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước. Tuy nhiên, những người sử dụng hồ sơ giả để hưởng chế độ thương binh thì mỗi nơi xử lý một kiểu.

Đơn cử như năm 2007, tỉnh Quảng Bình phát hiện hơn 100 bộ hồ sơ bị giả mạo để được hưởng chế độ thương binh. Tuy nhiên, sau đó, chỉ có 6 đối tượng có hành vi “sản xuất” và bán những giấy tờ giả này lĩnh án; Còn hơn 100 người mua những giấy tờ giả từ các bị cáo trên để làm hồ sơ hưởng chế độ thương đã không bị xem xét trách nhiệm hình sự.

Năm 2008, huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) phát hiện có 9 đối tượng (trú ở xã Long Giao) làm giả hồ sơ thương binh để hưởng chế độ. Sau đó, 9 đối tượng này đã bị xử phạt từ 8 đến 16 tháng tù tháng tù về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” chứ không phải tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Trước một số vụ việc “thương binh giả” bị xử lý mỗi nơi một kiểu như trên, Luật sư Vũ Lợi (Công ty Luật Hoà Lợi) có ý kiến: “Về khía cạnh khoa học pháp lý, cần phải xác định chính xác tội danh của các bị cáo mới đảm bảo sự thống nhất của pháp luật, bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa chung…”.

- Thưa Ls, vậy các bị cáo là “thương binh giả” trên đây phải xử lý tội danh nào mới chính xác?

- Có thể nói, “các thương binh giả” nêu trên đều có hành vi gian dối. Nhưng đi vào cụ thể hơn thì hành “gian dối” này thể hiện ở việc sử dụng các giấy tờ giả, “qua mặt” các cơ quan chức năng để hưởng chế độ thương binh giả. Vì vậy, tôi thấy việc truy tố “thương binh giả” về tội “Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức”  (Điều 267 BLHS) là chính xác và khoa học hơn.

Cần nói thêm rằng, tội danh này chỉ cần có hành vi “sử dụng” chứ không nhất thiết phải có hành vi “làm giả” giấy tờ. Ngoài cụ thể hoá hành vi tôi thấy, nếu xử bị cáo theo Điều 267 BLHS thì sẽ cụ thể hơn về “bị hại”. Điều luật này chỉ rõ người bị lừa dối là “cơ quan, tổ chức hoặc công dân”. Còn Điều 139 (tội lừa đảo) thì bị hại (người bị chiếm đoạt tài sản) được nêu chung chung là “người khác”. Vậy, người khác ở đây có bao gồm là cơ quan Nhà nước hay không?

Trong việc định tội danh thì việc áp hành vi vào tội càng cụ thể bao nhiêu thì càng tốt. Ví dụ như trước đây, đối tượng có hành vi đua xe trái phép có thể bị xử lý về tội "Gây rối trật tự công cộng". Tuy nhiên, sau khi BLHS 1999 có hiệu lực thì người thực hiện hành vi trên lại phải xử lý về tội  "Đua xe trái phép" vì BLHS mới đã có điều luật quy định cụ thể hơn.

Ngoài việc “cụ thể hoá hành vi” và “cụ thể hoá bị hại” thì ông có lý do nào khác để bảo vệ quan điểm của mình.

- Trong vụ việc trên, tôi thấy các bị cáo đã chấp hành xong quyết định của cơ quan hành chính trong việc thu hồi lại tiền. Lúc vụ án được khởi tố thì Nhà nước đã thu lại đủ tiền và có thể coi, việc “chiếm đoạt tài sản” của bị cáo đã được xử lý bằng quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền. Vậy, chỉ nên xử tiếp về hành vi “làm giả” của bị cáo vì hành vi “chiếm đoạt” không thể bị xử lý hai lần.

Vả lại, nếu bị cáo thực hiện hành vi có dấu hiệu ở hai tội danh thì pháp luật sẽ cho ưu tiên áp dụng quy định nào có lợi cho bị cáo hơn. Quy định mức tối đa về hình phạt tại Khoản 1 Điều 139 và Khoản 1 Điều 267 BLHS là bằng nhau (3 năm tù) nhưng mức hình phạt tối thiểu thì điều 267 BLHS quy định nhẹ hơn. Vì vậy nên việc xét xử bị cáo theo Điều 267 BLHS thì hợp lý hơn

Khoa Lâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.