“Người rừng” Hồ Văn Lang bắt nhịp cuộc sống mới, đi làm căn cước công dân

 Anh Lang đi làm căn cước công dân.
Anh Lang đi làm căn cước công dân.
(PLVN) - “Hồi mới từ rừng về làng, gia đình cứ nghĩ chắc sẽ chăm lo và nuôi anh Lang đến suốt đời vì khi đó anh như một đứa bé. Vậy mà bây giờ, cái gì anh cũng biết hết. Sau khi đốn chuối trên rẫy, đốn củi ở rừng vác về, anh đều đem đi bán. Bây giờ, tôi chỉ mong anh luôn khỏe mạnh, sống mãi cùng gia đình thôi”, em trai “người rừng” Hồ Văn Lang tâm sự.

“Người rừng” đi làm căn cước công dân

Ngày 26/3, Công an huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) đã cử một tổ công tác lưu động về xã Trà Phong làm hồ sơ cấp căn cước công dân cho người dân. Đáng chú ý, trong số nhiều người dân tới làm căn cước công dân có “người rừng” Hồ Văn Lang (SN 1969, ngụ thôn Trà Nga).

“Anh Lang đến địa điểm làm căn cước công dân từ rất sớm. Anh cũng không còn ngại giao tiếp như trước mà rất mạnh dạn. Sau khi hoàn tất các thủ tục, anh Lang đã nở một nụ cười thân thiện, vui vẻ để chào tạm biệt các cán bộ làm nhiệm vụ”, một cán bộ công an tham gia làm căn cước công dân cho biết.

Năm 2013, câu chuyện về 2 cha con “người rừng” Hồ Văn Thanh (SN 1932) và Hồ Văn Lang hay còn gọi “Tarzan Việt Nam” đã gây chấn động báo chí trong nước và nước ngoài. 

Sự việc bắt đầu từ năm 1972, ông Thanh - một cựu binh trở về buôn làng và hay tin cả gia đình đã thiệt mạng sau một trận bom. Buồn bã, tuyệt vọng, ông mang đứa con trai tên Lang chưa tròn 3 tuổi bỏ vào rừng sâu. 

Hơn 40 năm cuộc đời, ông và con chỉ bầu bạn với chim muông, thú rừng. Họ ở trong một ngôi nhà giống như tổ chim trên thân cây cổ thụ, cách mặt đất khoảng 6m đề phòng thú dữ, dùng vỏ cây khô, lá cây để che thân và ăn trái cây, củ mì, bắp, lá rừng để sống. 

Một ngày đầu tháng 8/2013, người dân địa phương phát hiện 2 cha con “người rừng” nên báo với chính quyền địa phương. Sau đó, chính quyền tổ chức tìm kiếm và đưa họ về sống hòa nhập với cộng đồng người Cor. Khi trở về hòa nhập cộng đồng, ông Thanh mới biết trận bom năm xưa vợ con ông vẫn còn sống.

Anh Hồ Văn Lang thời điểm mới trở về từ rừng sâu.
Anh Hồ Văn Lang thời điểm mới trở về từ rừng sâu. 

Từ khi ở rừng về, họ sống chung với gia đình người con, người em còn sống trong trận bom năm xưa là anh Hồ Văn Tri (SN 1972). Anh Tri bảo, anh Lang bây giờ đã khác xưa. Tiếng Kinh thì anh nói chưa rành, nói được vài câu, chứ còn tiếng Cor thì anh đã rành rọt.

Theo anh Tri, cha mình đã mất vào cuối năm 2017 vì bệnh tật. Từ rừng trở về hòa nhập cộng đồng, thần kinh của cha anh vốn không ổn định nên chỉ biết ngồi một chỗ. Lo sợ, gia đình lập tức đưa ông vào bệnh viện thăm khám. Tại đây, bác sĩ cho biết, ngoài bệnh thần kinh, ông còn mang nhiều chứng bệnh khác của người già như tim mạch, suy thận nặng nên khó có thể chữa trị dứt điểm, chỉ kéo dài được sự sống. 

“Hàng ngày, cha hết xuống bếp lại lên phòng khách ngồi. Dáng ngồi lum khum, 2 tay co quắp như khi người ta thấy cha lần đầu ở rừng sâu. Có khách đến nhà chơi, cha cười liên tục rồi nhìn chăm chú bằng một mắt, mắt trái cha bị mù do tai nạn trong rừng”, anh Tri kể.

Dù ông Thanh đã mất mấy nhiều năm nhưng đến giờ anh Tri vẫn cảm nhận được người cha của mình lúc sống với gia đình vẫn chưa nguôi ngoai nỗi nhớ rừng và căn chòi tổ chim trên cây cao năm xưa. 

“Có nhiều đêm đang ngủ, cha lại bỏ ra chòi chất củi ngồi thẫn thờ nhớ về rừng hoặc lật đật vót chông tre và đi quanh vườn tìm bắt chuột. Đặc biệt, trước khi mất khoảng chừng vài tháng, cha còn tự đào hố, chôn cây với ý định làm chòi ở nhưng đã bị tôi ngăn cản. Cha sống rất tình cảm với con cháu nên khi cha mất, chúng tôi buồn lắm”, anh Tri tâm sự.

Đã bắt nhịp với cuộc sống mới

Ngay khi ông Thanh qua đời, cộng đồng người Cor ở xã Trà Phong chứng kiến sự suy sụp của anh Lang. Thời gian ấy, hàng ngày anh ngồi bó gối, im bặt trước bất kỳ lời động viên nào. Mấy tháng ròng anh lặng lẽ trước bàn thờ của cha, không muốn tiếp xúc với bất kỳ ai. Anh Tri và người làng cũng hết cách an ủi, họ để anh tự chữa lành cảm xúc của mình. Mãi cho đến một ngày, trong làng có một buổi tiệc rượu, anh tìm đến khiến mọi người bất ngờ. 

“Anh Lang đã chấp nhận chuyện cha mất, từ đó anh có những thay đổi không ngừng. Tôi nghĩ năm 2017 anh ấy mới thật sự khởi đầu lại cuộc đời mình, thoát khỏi bóng núi vẫn tồn tại trong lòng lâu nay”, anh Tri chia sẻ.

Bây giờ, cuộc sống của “người rừng” Hồ Văn Lang cũng như bao người dân trong làng. Ban ngày, anh đi rẫy kiếm cỏ cho trâu, phát dọn rẫy chuối, rẫy keo ở rừng. Chiều muộn lại rời rừng, rời rẫy trở về làng. Đêm xuống, anh đến nhà hàng xóm ngồi nhai trầu trò chuyện. 

“Hồi mới từ rừng về làng, gia đình cứ nghĩ chắc sẽ chăm lo và nuôi anh Lang đến suốt đời vì khi đó anh như một đứa bé. Vậy mà bây giờ, cái gì anh cũng biết hết. Sau khi đốn chuối trên rẫy, đốn củi ở rừng vác về, anh đều đem đi bán. Bây giờ, tôi chỉ mong anh luôn khỏe mạnh, sống lâu cùng gia đình thôi”, anh Tri tâm sự.

Ông Hồ Văn Diệu (ngụ thôn Trà Nga) chỉ vào hàng rào bằng lồ ô chạy vòng quanh khu rẫy nuôi nhốt trâu của anh Lang tấm tắc ngợi khen. Bởi anh có cách bài trí, rào chắn nuôi nhốt trâu rất đặc biệt, không giống ai ở địa phương.

“Bà con trong làng thấy thằng Lang nó rào chắn quanh mấy sào đất rẫy bằng cả ngàn cây lồ ô này thì đều nói nó giỏi. Cứ tưởng nó ở rừng về làng chẳng biết làm gì hết. Vậy mà sau mấy năm, giờ nó biết rất nhiều việc. Nó cũng làm được gần như tất cả những thứ mà người dân ở đây làm”, ông Diệu cho hay.

Nghe ông Diệu nói vậy, anh Tri liền bảo, dù anh Lang đang nuôi 3 con trâu, là tài sản lớn nhất của anh nhưng “người rừng” vẫn còn sợ trâu. Vậy nên, anh Lang mới làm cái khu nuôi nhốt trâu này. 

“Mỗi ngày, anh Lang đi kiếm cỏ về đứng trên cái sạp do anh dựng lên để cho trâu ăn thôi. Hồi đầu bảo nuôi trâu, anh nói nuôi làm chi vậy. Tôi nói nuôi trâu sau này trâu lớn lên bán có tiền nhưng anh không biết tiền để làm gì. Bây giờ thì anh đã hiểu được mọi chuyện, biết nuôi trâu để bán lấy tiền, biết tiền để mua cái này cái kia”, anh Tri chia sẻ.

Anh Lang rất thích ăn trầu cau và uống nước chè. Vậy nên anh lên rừng trồng những loại cây này để phục vụ cho bản thân. 

“Ngày xưa, sống ở rừng anh Lang và cha cũng trồng những loại cây này để phục vụ nhu cầu của mình. Nhiều người cho rằng chính nhờ những chất kích thích này mà cha và anh tồn tại qua mùa đông dài lạnh lẽo bất chấp việc không áo quần, chăn ấm. Bây giờ, những cây chè anh trồng ở đây cũng um tùm lá. Còn trầu cau thì nhiều không đếm xuể”, anh Tri cho biết.

Có một thời gian anh Lang mong tìm cho mình một tổ ấm riêng tư nhưng vẫn chưa cô gái nào mở lòng đón nhận anh. Rồi, thời gian trôi qua, mong muốn ấy cũng chìm vào quên lãng. Bây giờ, anh chỉ muốn sống vui vẻ cùng gia đình em trai và người làng. 

Lúc chúng tôi ra về, anh Tri bảo rằng, mấy ngày Tết Tân Sửu vừa qua, anh Lang cũng đi chơi xuân như bao người. Anh đến hết nhà người này lại tới nhà người kia, xong quá giang đám thanh niên trong bản qua nhà bà con chơi.

“Anh Lang về đây cũng biết nhậu từ lâu rồi. Mà anh uống vừa phải không say xỉn quậy phá mọi người bao giờ”, anh Tri yên tâm khi nhắc về nạn “sâu rượu” ở các bản làng vùng cao.

Đọc thêm

Những mái ấm nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Giang thăm, tặng quà gia đình CCB Nông Văn Băng (thôn Bó Củng, thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê) nhân dịp về nhà mới. (ảnh: Dangcongsan.vn)
(PLVN) - Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở với cách làm bài bản, quyết liệt, đạt được kết quả tích cực.

Mẹ và con trai cùng tình nguyện vào điểm nóng chống dịch

Bà Nguyễn Thị Sáu (trái) tặng quà cho người dân khó khăn.
(PLVN) - Mẹ là cán bộ phụ nữ, tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương. Con là bác sĩ trẻ, tình nguyện dấn thân vào “điểm nóng” TP HCM chống dịch. Đó là chuyện về mẹ con bà Nguyễn Thị Sáu - Lê Hồng Cường (ngụ khu phố 3, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).

Nữ sinh nghèo xứ Nghệ viết kỳ tích học tập từ căn gác trọ

Em Lê Thị Hiền.
(PLVN) - Thiếu thốn tình cảm của bố, gia đình khó khăn, ba mẹ con sống trong gác trọ chật chội nhưng Hiền luôn nỗ lực trong học tập. Nữ sinh xứ Nghệ đã đạt được những thành tích đáng nể như giải Nhì Học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn, đạt 27,4 điểm xét tuyển đại học khối D.

An ninh Đông Á – Nơi niềm tin được bảo vệ

An ninh Đông Á từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trong phân khúc dịch vụ bảo vệ chất lượng cao và uy tín hàng đầu tại khu vực miền Nam.
(PLVN) - Với phương châm “Chất lượng tiên phong – Dịch vụ hàng đầu – Nơi niềm tin được bảo vệ” , Công ty TNHH MTV Dịch vụ Bảo vệ An ninh Đông Á đã từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trong phân khúc dịch vụ bảo vệ chất lượng cao và uy tín hàng đầu tại khu vực miền Nam, mà mục tiêu cao nhất hướng đến là sự hài lòng của khách hàng.

Về Tây Ninh hiện thực hóa giấc mơ du lịch nông trại nghỉ dưỡng

Sông nước Vàm Cỏ hoang sư, kỳ thú.
(PLVN) - Tây Ninh ngoài việc được mệnh danh là nóc nhà Đông Nam Bộ với cảnh núi non hùng vĩ, thì dạo gần đây tỉnh này đang rộ lên mô hình du lịch nông trại nghỉ dưỡng hay còn gọi Farmstay, đây là kiểu du lịch tại nông trại, theo đó khách du lịch sẽ đến thăm một nông trại sản xuất, trực tiếp tham gia vào các công việc hàng ngày như một người nông dân thực thụ.

Huyện Định Quán trên đà đổi mới, vươn mình mạnh mẽ

Đến nay, 13/13 xã của huyện Định Quán được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
(PLVN) - Với tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong giai đoạn 2015-2020 hơn 5.700 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 14,9%/năm, đạt và vượt chỉ tiêu, huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai) đang trên đà đổi mới, với những bước tiến vượt bậc...

Huyện miền núi Anh Sơn chuyển mình sau 10 năm xây dựng nông thôn mới

Cầu Cây Chanh huyện Anh Sơn.
(PLVN) - Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 - 2020, đến nay bộ mặt làng quê tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) có những đổi thay rõ rệt. Từ cơ sở hạ tầng đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được nâng lên.

Tình người trong hoạn nạn

Báo Pháp luật Việt Nam VP tại Đồng Nai ủng hộ 50 tấn rau, cả quả cho lực lượng tuyến đầu và đồng bào vùng dịch tại Đồng Nai và TP HCM.
(PLVN) - Khó khăn, hiểm nguy do dịch bệnh hoành hành cũng không ngăn được những chuyến tàu, chuyến xe ngày đêm bền bỉ đưa sức người, sức của đến “tiếp lửa” cho đồng bào vùng tâm dịch... Rất nhiều câu chuyện ấm áp nghĩa tình được chia sẻ, lan tỏa như minh chứng kỳ diệu của tình người trong hoạn nạn...

Chuyện hàng ngàn sinh viên xung phong đi chống dịch tại Trường ĐH Y khoa Vinh

Hình ảnh xúc động tại buổi xuất quân ra Diễn Châu hỗ trợ phòng chống dịch của trường ĐH Y khoa Vinh.
(PLVN) - Với tinh thần “xung phong khi Tổ quốc cần và lên đường làm nhiệm vụ tại bất cứ thời điểm nào được điều động”, hàng nghìn sinh viên của trường ĐH Y khoa Vinh đã viết đơn tình nguyện tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19. Những bước chân đi đến điểm nóng của các y bác sỹ tương lai đã thể hiện khí thế nhiệt huyết của tuổi trẻ nhà trường, luôn sẵn sàng khi Tổ quốc gọi tên.

Đất Phủ Quỳ thay da đổi thịt từng ngày

Một góc trung tâm huyện Nghĩa Đàn.
(PLVN) - “Nam Đắk Lắk, Bắc Phủ Quỳ” - Phủ Quỳ ở đây là cách gọi khác của huyện Nghĩa Đàn (tỉnh Nghệ An), miền đất giàu đất đỏ badan, với nhiều tiềm năng lợi thế. Tuy vậy, đây cũng là huyện có 5/23 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và 16 xã có xóm đặc biệt khó khăn.

“Bức tranh” nông thôn mới trên quê hương Bác

Huyện Yên Thành được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
(PLVN) - Xác định nông thôn mới (NTM) là một chương trình trọng tâm, Nghệ An đã hành động quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, phát huy tinh thần thi đua, yêu nước, phát huy vai trò chủ thể của người dân để xây dựng NTM. Đến nay, Nghệ An đạt được kết quả khá toàn diện và tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.