Điện lưới quốc gia “bừng sáng” xã đảo tiền tiêu của Tổ quốc

Công nhân kiểm tra tủ máy cắt điện ở xã đảo Nhơn Châu.
Công nhân kiểm tra tủ máy cắt điện ở xã đảo Nhơn Châu.
(PLVN) - “Nguồn điện lưới quốc gia tin cậy, ổn định sẽ là điều kiện tiền đề quan trọng để Nhơn Châu phát triển công nghiệp, thương mại và du lịch - dịch vụ, góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển đảo của cả nước. Đồng thời, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định - ông Hồ Quốc Dũng cho biết.

Điện lưới quốc gia “bừng sáng” xã đảo

Xã Nhơn Châu (hay còn gọi là Cù Lao Xanh, thuộc TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) là xã đảo tiền tiêu của Tổ quốc, nằm cách đất liền khoảng 12 hải lý, với diện tích đảo chưa đến 4km2 và được chia làm 3 thôn, gồm: Tây, Trung và Đông. Trước đây, hàng ngày người dân xã đảo chỉ được cấp điện bằng dầu diesel 8 giờ mỗi ngày nhưng nguồn điện thiếu ổn định, không thường xuyên khiến cuộc sống người dân chật vật, kinh tế kém phát triển.

Dự án cấp điện từ hệ thống điện quốc gia cho xã đảo Nhơn Châu bằng cáp ngầm được thực hiện nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và sinh hoạt, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí cho người dân trên đảo. 

Tổng mức đầu tư của dự án là gần 351,5 tỷ đồng. Trong đó, vốn do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ 280 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC). Dự án này được Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao cho EVNCPC làm chủ đầu tư. 

Dự án có 4 hạng mục công trình, gồm: lắp đặt ngăn xuất tuyến 22kV tại trạm biến áp 110kV Sông Cầu và đường dây 22kV trên đất liền thuộc địa phần thị xã Sông Cầu (tỉnh Phú Yên) dài hơn 12km; xây dựng mới tuyến cáp ngầm hệ thống cáp ngầm 22kV xuyên biển mạch đơn chiều dài hơn 10km, nối từ trạm cắt 22kV Hòa An (xã Xuân Hòa, thị xã Sông Cầu) đến xã đảo Nhơn Châu; xây dựng lưới điện trên đảo Nhơn Châu; xây dựng hệ thống cáp quang dài hơn 12km kết nối giữa đất liền với đảo nhằm phục vụ dân sinh và quản lý điều hành lưới điện. 

Rộn ràng cuộc sống đổi thay ở xã đảo Nhơn Châu.
Rộn ràng cuộc sống đổi thay ở xã đảo Nhơn Châu. 

Ngày 15/5 vừa qua, dự án chính thức khởi công các công việc đầu tiên trên đất liền. Đến ngày 18/8, toàn bộ công trình đã đóng điện kỹ thuật và chính thức mang điện. Ngày 21/8, dự án đưa vào hoạt động cấp điện cho gần 650 hộ dân cùng các lực lượng vũ trang, biên phòng, đơn vị quản lý hải đăng… trên xã đảo Nhơn Châu. 

Ước mơ sử dụng điện lưới quốc gia ổn định 24/24h bao năm nay của người dân Cù Lao Xanh đã thành hiện thực. Ông Hồ Văn Đặng (ngụ xã Nhơn Châu) phấn khởi chia sẻ: “Lâu nay dùng điện máy nổ lúc có lúc không, còn bây giờ có điện quốc gia, bà con rất phấn khởi, vui mừng. Có điện thì cuộc sống kinh tế cũng ổn định hơn và sẽ có công ty tới đầu tư, bà con ở đây có thêm việc làm. Cảm ơn Đảng, Nhà nước và nỗ lực của ngành điện”.

Bà Trần Thị Thống (73 tuổi, ngụ xã Nhơn Châu) bảo, cả đời bà gắn bó với hòn đảo này, trải bao thăng trầm và ước mong lớn nhất là làm sao có điện thì nay đã thành sự thật. Cuộc sống của gia đình bà chủ yếu sinh sống bằng nghề đánh bắt hải sản. Tuy nhiên, việc cấp đông, bảo quản hải sản gặp nhiều khó khăn nên điều kiện kinh tế gia đình chưa được cải thiện.

“Từ ngày có điện, tôi mua đồ dùng, thiết bị điện, cuộc sống được nâng lên rõ rệt. Mấy đứa con của tôi làm các ngành nghề khai thác, sơ chế hải sản nên từ ngày có điện, kinh tế cũng khấm khá lên”, bà Thống hồ hởi cho biết.

Theo ông Hồ Nhật Lệ - Phó Chủ tịch phụ trách UBND xã đảo Nhơn Châu, trước đây cuộc sống người dân trên đảo khó khăn. Bây giờ đã có điện, đảo sẽ có điều kiện để đảm bảo nhiệm vụ chính trị, an ninh, trật tự xã hội. Đặc biệt, cuộc sống người dân được nâng lên và điều kiện phát triển kinh tế sẽ thuận lợi hơn. 

“Những nhà hàng, khách sạn, homestay trên đảo đã đông khách sẽ còn đông hơn và giữ được khách ở lại với đảo qua đêm. Những ngành nghề dịch vụ hậu cần nghề cá, hải sản chắc chắn sẽ nhanh chóng phát triển. Xã đảo Nhơn Châu sẽ sớm có diện mạo mới”, ông Lệ nói.

Từ ngày có điện, lớp học trên đảo Nhơn Châu được sáng hơn, mát hơn.
Từ ngày có điện, lớp học trên đảo Nhơn Châu được sáng hơn, mát hơn. 

Ông Hồ Quốc Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, dự án được hoàn thành là một dấu ấn quan trọng đối với xã đảo Nhơn Châu. Từ bây giờ, xã đảo đã được cung cấp một nguồn điện ổn định, đầy đủ, chất lượng cao, sẵn sàng phục vụ cho tất cả các nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân trên đảo. Người dân không còn phải sống trong cảnh có điện 8 giờ một ngày từ nguồn máy phát điện diesel như trước đây.

“Cùng với các kết cấu hạ tầng khác trên đảo đã được Nhà nước đầu tư quan tâm, nay có thêm nguồn điện lưới quốc gia tin cậy, ổn định sẽ là điều kiện tiền đề quan trọng để Nhơn Châu phát triển công nghiệp, thương mại và du lịch - dịch vụ, góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển đảo của cả nước. Đồng thời, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”, ông Dũng nói.

Sẽ tiếp tục cấp điện cho nhiều thôn, làng

Sau gần 2 tháng vận hành thử nghiệm ổn định, ngày 10/10, EVNCPC phối hợp với UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức lễ công bố hoàn thành dự án đưa điện lưới quốc gia ra xã đảo Nhơn Châu bằng cáp ngầm.

Tại buổi lễ, ông Giorgio Aliberti - Đại sứ, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam nhấn mạnh, Việt Nam đã đạt được thành tựu vượt bậc về tốc độ điện khí hóa với hơn 99% dân số được tiếp cận nguồn điện ổn định, giá cả hợp lý.

“Năng lượng là một trong những lĩnh vực hợp tác chặt chẽ giữa EU và Việt Nam. Chương trình năng lượng đầu tiên của EU tập trung vào việc tăng cường tiếp cận năng lượng bền vững ở các khu vực nông thôn Việt Nam. Chương trình đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện chương trình mục tiêu về điện khí hóa nông thôn, miền núi và hải đảo. Tuyến cáp ngầm nối lưới điện ra đảo Nhơn Châu là kết quả hữu hình và câu chuyện thành công của sự hợp tác giữa EU, Bộ Công thương, EVN và chính quyền địa phương trong chương trình mục tiêu này”, ông Giorgio Aliberti cho biết.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, việc cấp điện cho các xã, thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo là nhiệm vụ quan trọng mà Bộ Công Thương, EVN và các địa phương phải chung tay thực hiện theo các chỉ đạo của Chính phủ.

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã chủ động huy động các nguồn lực, trong đó có vốn ODA không hoàn lại của EU thu xếp cho chương trình 2.525 tỷ đồng. Trong chương trình này có dự án cấp điện bằng cáp ngầm xuyên biển cho xã đảo Nhơn Châu,

“Trong giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Công Thương với vai trò là cơ quan chủ quản chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình để đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra của chương trình là hầu hết các hộ được sử dụng điện. Trong đó có nhiều thôn, làng thuộc các huyện vùng núi của tỉnh Bình Định”, ông Vượng cho biết.

Theo Tổng Giám đốc EVN Trần Đình Nhân, trong giai đoạn 2013 - 2019, EVN đã đầu tư cấp điện cho 9/11 huyện đảo, 74 xã chưa có điện, hơn 380.000 hộ dân được cấp điện mới và đầu tư cải tạo, nâng cấp lưới điện nông thôn với tổng vốn đầu tư hơn 50.000 tỷ đồng. Đến cuối năm 2019, trên cả nước đã có 100% xã và 99,52% hộ có điện. Riêng địa bàn tỉnh Bình Định đã có 100% xã và 99,88% hộ dân có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ dân nông thôn được mua điện trực tiếp của ngành điện đã đạt 99,6%. 

“Dự án đưa điện lưới quốc gia ra xã đảo Nhơn Châu là một trong những dự án quan trọng của EVN, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đối với biển đảo của Tổ quốc, đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo”, ông Nhân cho biết. 

Đọc thêm

Những mái ấm nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Giang thăm, tặng quà gia đình CCB Nông Văn Băng (thôn Bó Củng, thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê) nhân dịp về nhà mới. (ảnh: Dangcongsan.vn)
(PLVN) - Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở với cách làm bài bản, quyết liệt, đạt được kết quả tích cực.

Mẹ và con trai cùng tình nguyện vào điểm nóng chống dịch

Bà Nguyễn Thị Sáu (trái) tặng quà cho người dân khó khăn.
(PLVN) - Mẹ là cán bộ phụ nữ, tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương. Con là bác sĩ trẻ, tình nguyện dấn thân vào “điểm nóng” TP HCM chống dịch. Đó là chuyện về mẹ con bà Nguyễn Thị Sáu - Lê Hồng Cường (ngụ khu phố 3, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).

Nữ sinh nghèo xứ Nghệ viết kỳ tích học tập từ căn gác trọ

Em Lê Thị Hiền.
(PLVN) - Thiếu thốn tình cảm của bố, gia đình khó khăn, ba mẹ con sống trong gác trọ chật chội nhưng Hiền luôn nỗ lực trong học tập. Nữ sinh xứ Nghệ đã đạt được những thành tích đáng nể như giải Nhì Học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn, đạt 27,4 điểm xét tuyển đại học khối D.

An ninh Đông Á – Nơi niềm tin được bảo vệ

An ninh Đông Á từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trong phân khúc dịch vụ bảo vệ chất lượng cao và uy tín hàng đầu tại khu vực miền Nam.
(PLVN) - Với phương châm “Chất lượng tiên phong – Dịch vụ hàng đầu – Nơi niềm tin được bảo vệ” , Công ty TNHH MTV Dịch vụ Bảo vệ An ninh Đông Á đã từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trong phân khúc dịch vụ bảo vệ chất lượng cao và uy tín hàng đầu tại khu vực miền Nam, mà mục tiêu cao nhất hướng đến là sự hài lòng của khách hàng.

Về Tây Ninh hiện thực hóa giấc mơ du lịch nông trại nghỉ dưỡng

Sông nước Vàm Cỏ hoang sư, kỳ thú.
(PLVN) - Tây Ninh ngoài việc được mệnh danh là nóc nhà Đông Nam Bộ với cảnh núi non hùng vĩ, thì dạo gần đây tỉnh này đang rộ lên mô hình du lịch nông trại nghỉ dưỡng hay còn gọi Farmstay, đây là kiểu du lịch tại nông trại, theo đó khách du lịch sẽ đến thăm một nông trại sản xuất, trực tiếp tham gia vào các công việc hàng ngày như một người nông dân thực thụ.

Huyện Định Quán trên đà đổi mới, vươn mình mạnh mẽ

Đến nay, 13/13 xã của huyện Định Quán được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
(PLVN) - Với tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong giai đoạn 2015-2020 hơn 5.700 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 14,9%/năm, đạt và vượt chỉ tiêu, huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai) đang trên đà đổi mới, với những bước tiến vượt bậc...

Huyện miền núi Anh Sơn chuyển mình sau 10 năm xây dựng nông thôn mới

Cầu Cây Chanh huyện Anh Sơn.
(PLVN) - Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 - 2020, đến nay bộ mặt làng quê tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) có những đổi thay rõ rệt. Từ cơ sở hạ tầng đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được nâng lên.

Tình người trong hoạn nạn

Báo Pháp luật Việt Nam VP tại Đồng Nai ủng hộ 50 tấn rau, cả quả cho lực lượng tuyến đầu và đồng bào vùng dịch tại Đồng Nai và TP HCM.
(PLVN) - Khó khăn, hiểm nguy do dịch bệnh hoành hành cũng không ngăn được những chuyến tàu, chuyến xe ngày đêm bền bỉ đưa sức người, sức của đến “tiếp lửa” cho đồng bào vùng tâm dịch... Rất nhiều câu chuyện ấm áp nghĩa tình được chia sẻ, lan tỏa như minh chứng kỳ diệu của tình người trong hoạn nạn...

Chuyện hàng ngàn sinh viên xung phong đi chống dịch tại Trường ĐH Y khoa Vinh

Hình ảnh xúc động tại buổi xuất quân ra Diễn Châu hỗ trợ phòng chống dịch của trường ĐH Y khoa Vinh.
(PLVN) - Với tinh thần “xung phong khi Tổ quốc cần và lên đường làm nhiệm vụ tại bất cứ thời điểm nào được điều động”, hàng nghìn sinh viên của trường ĐH Y khoa Vinh đã viết đơn tình nguyện tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19. Những bước chân đi đến điểm nóng của các y bác sỹ tương lai đã thể hiện khí thế nhiệt huyết của tuổi trẻ nhà trường, luôn sẵn sàng khi Tổ quốc gọi tên.

Đất Phủ Quỳ thay da đổi thịt từng ngày

Một góc trung tâm huyện Nghĩa Đàn.
(PLVN) - “Nam Đắk Lắk, Bắc Phủ Quỳ” - Phủ Quỳ ở đây là cách gọi khác của huyện Nghĩa Đàn (tỉnh Nghệ An), miền đất giàu đất đỏ badan, với nhiều tiềm năng lợi thế. Tuy vậy, đây cũng là huyện có 5/23 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và 16 xã có xóm đặc biệt khó khăn.

“Bức tranh” nông thôn mới trên quê hương Bác

Huyện Yên Thành được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
(PLVN) - Xác định nông thôn mới (NTM) là một chương trình trọng tâm, Nghệ An đã hành động quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, phát huy tinh thần thi đua, yêu nước, phát huy vai trò chủ thể của người dân để xây dựng NTM. Đến nay, Nghệ An đạt được kết quả khá toàn diện và tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.