WHO khuyến nghị Việt Nam cần chủ động khi "vẫn còn nguy cơ có các ca bệnh trong cộng đồng"

Tiến sỹ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, phát biểu. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Tiến sỹ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, phát biểu. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
(PLVN) - Chiều 12/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp với đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, các chuyên gia, tổ chức quốc tế, Bộ Y tế và một số bộ, ngành về tình hình phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam hiện nay.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, yếu tố dịch tễ học và nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng tại Việt Nam hiện nay rất thấp. Do đó, Việt Nam duy trì giải pháp ngăn chặn triệt để nguồn lây nhiễm từ bên ngoài với tất cả các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam; thực hiện nghiêm cách ly 14 ngày và lấy mẫu xét nghiệm 2 lần; qua đó bảo vệ thành quả, chống dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài.

Bên cạnh đó, Việt Nam duy trì hệ thống giám sát, xét nghiệm phát hiện sớm các ca bệnh trong cộng đồng; triển khai các biện pháp khoanh vùng, dập dịch hiệu quả.

Ngoài ra, Việt Nam cũng tăng cường năng lực ứng phó với dịch bệnh của đội ngũ cán bộ y tế trong vấn đề chăm sóc, điều trị tại tất cả các tuyến. Đồng thời, Ban Chỉ đạo duy trì hoạt động nhằm tăng cường điều phối các bộ, ngành, tổ chức; huy động các lực lượng chính trị tham gia chống dịch.

Việt Nam cũng tăng cường năng lực sản xuất trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc điều trị, máy thở, kít chẩn đoán...

Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam Kidong Park ghi nhận những nỗ lực phòng, chống dịch COVID-19 và cảnh báo Việt Nam hiện không có các ca bệnh trong cộng đồng, nhưng nằm giữa tâm dịch bởi các quốc gia trong khu vực và toàn cầu vẫn đang vất vả ứng phó với dịch bệnh.

"Nguy cơ có các ca bệnh trong cộng đồng vẫn hiện hữu” - ông Kidong Park khuyến nghị, Việt Nam nên theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch COVID-19; tiếp tục đầu tư cho ngành y tế; chuẩn bị các điều kiện khi có ca bệnh mới, thậm chí nguy cơ về “làn sóng mới;” từ đó chủ động kiểm soát dịch bệnh như “làn sóng đầu tiên” của dịch COVID-19.

Trong thời gian tới, đại diện WHO tại Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, Ban chỉ đạo và Bộ Y tế để chia sẻ thông tin, cập nhật hướng dẫn kỹ thuật trên cơ sở khoa học; học hỏi các biện pháp phòng, chống dịch sáng tạo của Việt Nam để chia sẻ bài học kinh nghiệm về tổ chức cách ly, ngăn ngừa, điều trị và kiểm soát dịch COVID-19 với bạn bè quốc tế.

Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia đề nghị các bộ, ngành tiếp tục tổ chức cơ chế phát hiện sớm các ca bệnh; ngành y tế tăng cường năng lực xét nghiệm, điều trị các ca dương tính với vi rus SARS-CoV-2, tiếp nhận điều trị người từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam...

Ban Chỉ đạo cũng nhấn mạnh trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trong việc thực hiện quản lý cách ly các chuyên gia, lao động kỹ thuật cao... tại các cơ sở lưu trú địa phương.

Ngoài ra, các bộ ngành, địa phương thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, ban hành các bộ tiêu chí an toàn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống sinh hoạt hàng ngày... trên tinh thần dịch kéo dài như cảnh báo của các chuyên gia y tế./.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.