Vụ 2 người tử vong ở BV Trí Đức: Kỹ thuật viên gây mê không có tên trong danh sách

Vụ 2 người tử vong ở BV Trí Đức: Kỹ thuật viên gây mê không có tên trong danh sách
(PLO) -Theo hồ sơ lưu lại Sở Y tế do Bệnh Viện Trí Đức gửi báo cáo Danh sách cán bộ, nhân viên làm việc thường xuyên tại Bệnh viện tháng 12/2015, trong đó hai kíp phẫu thuật này chưa có tên của kỹ thuật viên gây mê Phạm Thị Hương và nhân viên dụng cụ Bùi Thị Kim Oanh.

Tối 25/12, Sở Y tế Hà Nội đã có báo cáo nhanh gửi UBND TP Hà Nội về sự cố y khoa khiến 2 bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức (số 219, đường Lê Duẩn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Báo cáo của Sở Y tế Hà Nội nêu: các phẫu thuật cho hai bệnh nhân trên tại BV Trí Đức đã được Bộ Y tế phê duyệt danh mục kỹ thuật (Ban hành kèm theo quyết định số 3390/QĐ- BYT ngày 12/09/2013).

Theo hồ sơ lưu lại Sở Y tế do Bệnh Viện Trí Đức gửi báo cáo Danh sách cán bộ, nhân viên làm việc thường xuyên tại Bệnh viện tháng 12/2015, trong đó hai kíp phẫu thuật này chưa có tên của kỹ thuật viên gây mê Phạm Thị Hương và nhân viên dụng cụ Bùi Thị Kim Oanh.

Về thuốc gây mê sử dụng cho 2 bệnh nhân, Sở Y tế Hà Nội cho biết hiện Công an quận Hai Bà Trưng đã niêm phong phòng mổ, vỏ thuốc và các sổ sách… liên quan đến ca gây mê.

Tạm đình chỉ hoạt động phẫu thuật,niêm phong phòng mổ,vỏ thuốc tại bệnh viện Trí Đức làm chết hai bệnh nhân
Tạm đình chỉ hoạt động phẫu thuật,niêm phong phòng mổ,vỏ thuốc tại bệnh viện Trí Đức làm chết hai bệnh nhân

Sở Y tế Hà Nội cũng đã kiểm tra và niêm phong, bước đầu cho thấy việc bảo quản thuốc theo đúng yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn các thuốc có liên quan phục vụ gây mê tại Bệnh viện, gồm: Diprivan 1% 200mg/20ml, Esmeron 50mg/5ml, Atropin Sunfat 0.25mg/ml, Solu Medrol 40mg/1ml, Midanium (Midazolam 5mg/ml). Hiện nay, toàn bộ các hóa đơn, chứng từ liên quan đã được đội điều tra tổng hợp công an quận Hai Bà Trưng thu giữ.

Để phục vụ cho công tác điều tra, hiện Sở Y tế Hà Nội đã tạm đình chỉ hoạt động phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa Trí Đức cũng như các cá nhân tham gia 2 kíp mổ.

Cũng theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, ngay sau khi tiếp nhận thông tin về trường hợp sự cố y khoa nghiêm trọng tại BV Đa khoa Trí Đức, Sở Y tế đã khẩn trương có mặt tại Bệnh viện để cùng phối hợp giải quyết.

Bệnh nhân nữ tử vong là Quách Thị Mai P. (sinh năm 1979, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) được chẩn đoán đau 2 thùy tuyến giáp, có chỉ định phẫu thuật vô cảm bằng gây mê nội khí quản.

Khoảng 8h15 phút, bệnh nhân P. được tiêm Atropine 0.25mg, Midazolam 5mg, Solumedrol 40mg, (tiền mê). Sau đó 15 phút có sử dụng tiếp 100mg Diprivan và 30mg Esmeron.

Sau 30 giây, bệnh nhân có dấu hiệu sốc phản vệ và được tiến hành cấp cứu tại phòng mổ, sau đó được chuyển đến Khoa A9 – Bệnh viện Bạch Mai nhưng không qua khỏi.

Bệnh nhân thứ hai tử vong là anh Hoàng Văn T. (sinh năm 1982, Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội). Anh T. được đưa vào phòng phẫu thuật sau ca của chị P. khoảng 30 phút để phẫu thuật nội soi xoang - cắt Amidal - chỉnh hình vách ngăn - nạo sùi vòm và cũng gây gây mê nội khí quản.

Bệnh nhân T. được tiêm Atropin 0.25mg, Midazolam 5mg, Solumedrol 40mg (tiền mê). Sau 15 phút, bệnh nhân được sử dụng tiếp 120mg Diprivan và 30mg Esmeron.

Hóa đơn thu tiền của bệnh nhân Hoàng Văn Trấn tại bệnh viện Trí Đức

Hóa đơn thu tiền của bệnh nhân Hoàng Văn Trấn tại bệnh viện Trí Đức

Tương tự ca đầu tiên, sau 30 giây tiêm thuốc này bệnh nhân có dấu hiệu sốc phản vệ, được tiến hành cấp cứu tại phòng mổ, sau đó được chuyển đến Khoa A9 – Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu nhưng cũng không qua khỏi.

Như vậy, cả hai bệnh nhân này đều được sử dụng các loại thuốc giống nhau trong giai đoạn tiền mê và gây mê. Cả hai bệnh nhân đều có biểu hiện sốc sau 30 giây tiêm các thuốc ở giai đoạn hai.

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...