Việt Nam đứng thứ 80/184 quốc gia về tử vong trẻ sơ sinh

(PLO) - Theo Báo cáo mới nhất của UNICEF về tử vong trẻ sơ sinh, tử vong trẻ sơ sinh trên toàn thế giới vẫn ở con số cao đáng báo động, đặc biệt ở các quốc gia nghèo nhất. Trẻ em ở các quốc gia như Nhật Bản, Iceland và Singapore có cơ hội được sống cao nhất, trong khi đó trẻ em sinh ra ở Pakistan, Cộng hòa Trung Phi và Afghanistan phải đối mặt với những nguy cơ tồi tệ nhất. 

“Chúng ta đã giảm hơn một nửa số trẻ dưới 5 tuổi bị tử vong trong một phần tư thế kỷ qua, tuy nhiên, chúng ta đã không đạt được những tiến bộ như vậy trong việc giảm tử vong ở trẻ dưới 1 tháng tuổi” - bà Henrietta H. Fore, Giám đốc điều hành UNICEF nhấn mạnh - “Cho dù phần lớn các ca tử vong có thể ngăn ngừa được, nhưng rõ ràng là chúng ta đã thất bại đối với trẻ em nghèo nhất”

Theo Báo cáo, ở những nước thu nhập thấp, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh trung bình là 27 trẻ trên 1000 ca sinh. Ở các nước có thu nhập cao, tỷ lệ này là 3 trẻ trên 1000 ca sinh. Trẻ sơ sinh ở các nước có nguy cơ cao nhất có nguy cơ bị tử vong cao hơn gấp 50 lần trẻ em sinh ra ở những nơi an toàn nhất. Riêng ở Việt Nam, tỷ lệ này là 1 trẻ trên 87 ca sinh, xếp thứ 80/184 quốc gia.

Báo cáo cũng cho biết 8 trong 10 nơi nguy hiểm nhất cho trẻ sơ sinh nằm trong khu vực châu Phi cận Xahara, nơi mà phụ nữ có thai ít có cơ hội được trợ giúp khi sinh nở do nghèo đói, chiến tranh và hệ thống y tế yếu kém. Nếu tất cả các nước có thể giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh xuống bằng tỷ lệ của các quốc gia thu nhập cao vào năm 2030 thì 16 triệu sinh mạng sẽ được cứu sống.

Cũng theo báo cáo, hơn 80% tử vong trẻ sơ sinh do trẻ bị sinh non, các biến chứng khi sinh hoặc các bệnh truyền nhiễm khác như viêm phổi, nhiễm trùng. Các trường hợp tử vong này có thể ngăn ngừa được nếu được các bà mẹ được trợ giúp bởi các bà đỡ qua đào tạo và các biện pháp ngăn ngừa khác được thực hiện như có nước sạch, vệ sinh tẩy uế, nuôi con bằng sữa mẹ trong những giờ đầu tiên, tiếp xúc da trực tiếp và dinh dưỡng tốt. 

Tuy nhiên, thiếu các cán bộ y tế và bà đỡ được đào tạo đồng nghĩa với việc hàng nghìn trẻ sinh ra không được hưởng các trợ giúp cần thiết để có thể sống được. Ví dụ, ở Na-uy có 218 bác sỹ, y tá và bà đỡ cho 10,000 người thì tỷ lệ này là 1 trên 10,000 người ở Somalia.

Trong tháng 2, UNICEF phát động Chiến dịch "Tất cả trẻ em được sống" (Every Child ALIVE) - một chiến dịch toàn cầu nhằm thay mặt cho trẻ sơ sinh trên toàn thế giới đưa ra yêu cầu và cung cấp các giải pháp. Thông qua Chiến dịch, UNCIEF kêu gọi các chính phủ, các nhà cung cấp dịch vụ y tế, các nhà tài trợ, khối tư nhân, các doanh nghiệp, gia đình hãy hành động để các trẻ em sinh ra được sống.

Các hành động đó bao gồm: Tuyển dụng, đào tạo, duy trì và quản lỷ một số lượng phù hợp các bác sỹ, y tá và nữ hộ sinh có chuyên môn về chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh; Đảm bảo các cơ sở y tế vệ sinh sạch sẽ, hoạt động tốt, có nước sạch, xà phòng và điện, mà mọi bà mẹ và trẻ em có thể tiếp cận được; Ưu tiên cung cấp cho các bà mẹ và trẻ sơ sinh các thuốc thiết yếu và các trang thiết bị cần thiết để đảm bảo sự khởi đầu khỏe mạnh; Tăng cường khả năng của nữ vị thành niên, các bà mẹ và trẻ em trong việc đưa ra yêu cầu và tiếp nhận các dịch vụ có chất lượng.

“Hàng năm, có 2,6 triệu trẻ sơ sinh trên thế giới không sống qua được tháng đầu tiên của cuộc đời. Trong đó có 1 triệu em bị tử vong vào ngay ngày các em được sinh ra” - bà Fore phát biểu - “Chúng ta biết rằng chúng ta có thể cứu sống được phần lớn các trẻ em này với các giải pháp chăm sóc y tế có chất lượng với giá cả hợp lý cho tất cả các bà mẹ và trẻ sơ sinh. Chỉ một vài bước nhỏ mà tất cả chúng ta thực hiện có thể giúp đảm bảo các bước nhỏ đầu đời cho những trẻ nhỏ này”.

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.