Việt Nam có thêm 24 ca mắc COVID-19 trở về từ Nga, đều được cách ly ngay sau nhập cảnh

Lực lượng y tế chuẩn bị đón hành khách.
Lực lượng y tế chuẩn bị đón hành khách.
(PLVN) - Chuyến bay VN0062 từ Nga về chở 345 hành khách và phi hành đoàn, sau nhập cảnh được cách ly tại 3 địa phương Thái Bình, Quảng Ninh và Hải Dương, trong đó có 24 hành khách dương tính với SARS-CoV-2.

Ngày 15/5, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 thông báo, Việt Nam đã ghi nhận thêm 24 ca mắc bệnh COVID-19 mới. Đây là những hành khách vừa trở về từ Nga, đều đã được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

Đến thời điểm này, Việt Nam đã có 312 ca mắc bệnh COVID-19 và bước sang ngày thứ 29 không có ca mắc mới do lây nhiễm trong cộng đồng.

Tất cả những ca dương tính mới ghi nhận đều là hành khách trên chuyến bay VN0062 từ Moskva (Liên bang Nga) hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) lúc 4h40 sáng 13/5, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh và không có khả năng lây nhiễm ra cộng đồng.

Chuyến bay VN0062 chở 345 hành khách và thành viên phi hành đoàn, sau khi nhập cảnh được cách ly tại 3 địa phương là Thái Bình, Quảng Ninh và Hải Dương. Tại nơi cách ly, tất cả đã được lấy mẫu xét nghiệm và kết quả xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR cho thấy có 24 hành khách dương tính với SARS-CoV-2.

23 bệnh nhân trong số này được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, bệnh nhân còn lại được chuyển tới Bệnh viện số 2 tỉnh Quảng Ninh.

Chuyến bay chở 345 công dân trở về từ Nga. (Ảnh: TTXVN)
  Chuyến bay chở 345 công dân trở về từ Nga. (Ảnh: TTXVN)

Thông tin cụ thể về các ca bệnh như sau:

Bệnh nhân số 289 (BN289): Bệnh nhân nam, 25 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Kim Động, Hưng Yên

Bệnh nhân số 290 (BN290): Bệnh nhân nam, 40 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Hải An, Hải Phòng.

Bệnh nhân số 291 (BN291): Bệnh nhân nam, 24 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Đông Hòa, Phú Yên.

Bệnh nhân số 292 (BN292): Bệnh nhân nam, 27 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Cam Ranh, Khánh Hòa.

Bệnh nhân số 293 (BN293): Bệnh nhân nam, 30 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Tân Kỳ, Nghệ An.

Bệnh nhân số 294 (BN294): Bệnh nhân nam, 29 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Kiến Xương, Thái Bình.

Bệnh nhân số 295 (BN295): Bệnh nhân nam, 26 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Long Điền, Bà Rịa Vũng Tàu.

Bệnh nhân số 296 (BN296): Bệnh nhân nam, 45 tuổi, nquốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Nha Trang, Khánh Hòa.

Bệnh nhân số 297 (BN297): Bệnh nhân nam, 30 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Lê Chân, Hải Phòng.

Bệnh nhân số 298 (BN298): Bệnh nhân nam, 29 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Vũ Thư, Thái Bình.

Bệnh nhân số 299 (BN299): Bệnh nhân nam, 35 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Gia Viễn, Ninh Bình.

Bệnh nhân số 300 (BN300): Bệnh nhân nam, 26 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Vũ Thư, Thái Bình.

Bệnh nhân số 301 (BN301): Bệnh nhân nam, 29 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên.

Bệnh nhân số 302 (BN302): Bệnh nhân nam, 25 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng.

Bệnh nhân số 303 (BN303): Bệnh nhân nam, 48 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Cam Ranh, Khánh Hòa.

Bệnh nhân số 304 (BN304): Bệnh nhân nam, 47 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.

Bệnh nhân số 305 (BN305): Bệnh nhân nam, 36 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Cam Lâm, Khánh Hòa.

Bệnh nhân số 306 (BN306): Bệnh nhân nam, 25 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Giao Thủy, Nam Định.

Bệnh nhân số 307 (BN307): Bệnh nhân nam, 30 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Bệnh nhân số 308 (BN308): Bệnh nhân nam, 42 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Hải An, Hải Phòng.

Bệnh nhân số 309 (BN309): Bệnh nhân nam, 30 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Cam Ranh, Khánh Hòa.

Bệnh nhân số 310 (BN310): Bệnh nhân nam, 26 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Cam Lâm, Khánh Hòa.

Bệnh nhân số 311 (BN311): Bệnh nhân nam, 26 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Yên Thành, Nghệ An.

Bệnh nhân số 312 (BN312): Bệnh nhân nữ, 40 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Ba Đình, Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Đọc thêm

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...

Khuyến cáo đề phòng biến chứng nguy hiểm do bệnh tuyến giáp

Ảnh minh họa

(PLVN) - Bác sỹ khuyến cáo, người dân khi có biểu hiện như mệt mỏi, đánh trống ngực, gầy sút cân thì cần đi tầm soát bệnh lý tuyến giáp sớm tránh dẫn đến tình trạng suy kiệt, biến chứng đến mắt, tim mạch… Đặc biệt với các trường hợp bệnh nhân basedow mắc các bệnh nhiễm trùng, sốt cao.

Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

Các y bác sĩ của bệnh viện Trung ương Huế và đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast phẫu thuật cho trẻ em mắc dị tật khe hở môi
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế cho biết đang phối hợp cùng Đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast (Tổ chức Interplast, Cộng hòa Liên bang Đức) tổ chức khám sàng lọc và phẫu thuật miễn phí cho các trẻ em mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng trên cả nước.

Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm gia tăng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Từ đầu năm 2024 đến nay, một số bệnh như: tay chân miệng, sởi, ho gà… gia tăng số ca mắc. Đặc biệt, cũng trong thời gian này, nước ta ghi nhận ca bệnh mắc cúm A (H9N2) đầu tiên.

Sức khỏe ca nhiễm cúm A/H9 và 15 người tiếp xúc gần

Ngành Y tế Tiền Giang trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh từ động vật lây sang người.

(PLVN) - Ca mắc cúm A/H9 đầu tiên tại Tiền Giang vẫn đang được điều trị, 15 người tiếp xúc gần hiện sức khỏe bình thường. Ngành y tế tỉnh Tiền Giang quyết định công bố kết thúc ổ dịch cúm A/H9N2 trên người tại xã Tân Lý Đông huyện Châu Thành.

Rút ngắn thời gian thực hành đối với bác sĩ

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã chủ trì Hội nghị phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ về Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Ảnh: Bộ Y tế
(PLVN) -  Rút ngắn thời gian thực hành đối với bác sĩ từ 18 tháng xuống còn 12 tháng. Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y rút ngắn thời gian thực hành từ 9-12 tháng xuống còn 6-9 tháng, quy định cụ thể nội dung thực hành.

Cảnh giác trước nguy cơ bệnh lao trở lại

Ảnh minh họa. (Ảnh: internet).
(PLVN) - Bệnh lao, một trong những loại bệnh “truyền thống”, từng là nỗi sợ hãi, từng bị đẩy lùi. Nhưng mối lo là bệnh lao đã có dấu hiệu trở lại. Hiện có khoảng 40% ca lao tiềm ẩn trong cộng đồng chưa được phát hiện, cùng với 2% bệnh nhân lao kháng thuốc, là nguyên nhân lây lan chính trong cộng đồng. Gần 30% người dân Việt Nam có tiếp xúc với vi khuẩn lao.