Vạch mặt 'Trung Quốc thần y' với 'liệu pháp kéo gân vỗ đập'

'Thần y' rao giảng trên truyền hình
'Thần y' rao giảng trên truyền hình
(PLO) -Cho đến nay, gã “Thần y” dởm này đã gây chết 2 người nước ngoài, nạn nhân trước đó là một bà cụ 71 tuổi.

Theo báo chí Australia, ngày 3/5, cảnh sát bang New South Wales cho biết, Tiêu Hồng Từ (Hongchi Xiao), kẻ có biệt danh “Thần y Trung Quốc” đã bị bắt giữ tại Anh và sẽ được dẫn độ tới Australia để xét xử do liên quan đến việc chữa bệnh gây chết người, nạn nhân là một bé trai 6 tuổi người Sydney bị bệnh tiểu đường. 

Bỗng nhiên thành “Thần y”

Tiêu Hồng Từ tên thật là Tiêu Hồng Trì, 53 tuổi, người Hồ Bắc, tự xưng là chuyên gia quản lý sức khỏe, nhà văn, người sáng lập và truyền bá liệu pháp “kéo gân, vỗ đập”. Từ tự kể về bản thân: Sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại thương, đã làm cán bộ nhà nước, giáo viên trường làng và giảng viên đại học ở Bắc Kinh, Giang Tây, Tây Tạng.

Cuối những năm 1980, Từ sang Mỹ du học đỗ bằng MBA ở trường “Thunderbird School of Global Management” nổi tiếng rồi lao vào đầu tư kinh doanh trong giới tiền tệ New York và Hongkong trong hơn 10 năm. Sau đó, Từ  chuyển sang truyền bá “liệu pháp kéo gân vỗ đập” ở Trung Quốc và các nơi trên thế giới.đã xuất bản các cuốn sách: “Y hành thiên hạ”, “Cổ sắc cổ hương”, Kéo gân vỗ đập trị bách bệnh”, “Tự chữa bệnh bằng kéo gân vỗ đập”.

Đặc biệt, cuốn “Y hành thiên hạ” và mấy cuốn về liệu pháp kéo gân vỗ đập bán rất chạy, được tái bản hơn chục lần ở cả Trung Quốc Đại lục lẫn Đài Loan, số ấn bản lên tới mấy trăm ngàn, từng được xếp vào loại sách “best seller” ở Đài Loan, Malaysia, Hongkong; năm 2012 cuốn “Tự chữa khỏi bệnh bằng kéo gân vỗ đập” được dịch và xuất bản bằng tiếng Anh.

Bắt đầu từ năm 2009, nổi lên cơn sốt “tự chữa bệnh bằng liệu pháp kéo gân vỗ đập” ở nhiều địa phương Trung Quốc. Các lớp tập huấn, cung thể nghiệm mọc lên khắp nơi; “ghế kéo gân”, sách hướng dẫn bán đắt như tôm tươi trên mạng. Là người truyền bá nó, Tiêu Hồng Từ được các đệ tử tâng bốc là “Thần y”, “Đại hiệp”; còn những người phản đối thì gọi ông ta là “kẻ lừa đảo”, “Trương Ngộ Bản thứ hai”…

Những vết bầm do 'vỗ, đập' trên người cháu bé
Những vết bầm do 'vỗ, đập' trên người cháu bé

“Con cưng” của truyền thông và những tranh cãi

Lấy danh nghĩa truyền bá Trung y, với quan niệm “Tôi làm chủ sức khỏe của tôi”, Từ được mời diễn giảng, truyền bá cho liệu pháp “kéo gân vỗ đập” trên Đài phát thanh Trung ương Trung Quốc, các đài truyền hình Liêu Ninh, Chiết Giang, Hồ Nam, Thâm Quyến, Truyền hình Du lịch…Năm 2010 và 2011, Từ 3 lần được Ban Tuyên giáo Thành ủy và Truyền hình Thâm Quyến mời diễn giảng về dưỡng sinh, gây chấn động.

Từ còn nhận lời mời của nhiều trường đại học, cơ quan, xí nghiệp trong nước và ra nhiều nước như Malaysia, Singapore, Đức, Thụy Sĩ, Pháo, Mỹ, Canada, Anh, Ấn Độ và các khu vực Hongkong, Đài Loan để giảng về liệu pháp “kéo gân vỗ đập”, riêng Đài Loan tới 18 lần, đến diễn giảng cả trước “Viện lập pháp” (quốc hội); nhiều lần làm khách trên các đài truyền hình nước ngoài.

Từ năm 2012, Tiêu Hồng Từ truyền bá liệu pháp này vào châu Âu, chỉ riêng ở Đức đã có hơn 20 buổi diễn giảng tại các thành phố lớn, được giới truyền thông săn đón, đưa tin.

Tuy nhiên, liệu pháp “kéo gân vỗ đập” và hiệu quả của nó đã gây nên nhiều tranh cãi trong giới y học ở Trung Quốc Đại lục. Giáo sư Quách Trường Xuân ở Đại học Trung y Bắc Kinh cho rằng: “Kéo gân vỗ đập có công hiệu nhất định, nhưng chỉ có thể nói là “kiện thân” (làm cho cơ thể khỏe mạnh) chứ không phải là y học. Nói nó “trị được bách bệnh” là phét lác”.

Tiến sĩ Hình Khánh Xương ở Khoa chấn thương Bệnh viện quân y 309 cho rằng: vỗ đập ở mức thích hợp vào các huyệt vị cũng có tác dụng “cường thân bảo kiện”, nhưng làm quá mức sẽ làm nhũn tổ chức, gây thành hại thương.

Tiêu Hồng Từ nói mình từng là đệ tử của y sư Chu Tăng Tường – người phát minh ra “Ghế kéo gân” người Hongkong. Vị Y sư tuổi quá thất thập, hành nghề y hơn 50 năm nay, nói: “Kéo gân chủ yếu làm giãn gân cốt, bổ trợ cho cơ thể đạt được hiệu quả thông kinh huyết, không thể trị được bách bệnh. Bản thân tôi cũng bị tiểu đường, nếu trị được bách bệnh thì sao tôi không chữa khỏi được cho mình?”.

Cụ bà Danielle, nạn nhân người Anh của Tiêu Hồng Từ
Cụ bà Danielle, nạn nhân người Anh của Tiêu Hồng Từ

Hành nghề phi pháp

Tiêu Hồng Từ thường công khai giới thiệu về bản thân: người sáng lập môn phái Y hành thiên hạ, một trong số những người sáng lập, truyền bá liệu pháp “kéo gân vỗ đập”, chuyên gia quản lý sức khỏe, sáng lập nền giáo dục y học…

Từ 2009, sau khi cuốn sách “Y hành thiên hạ” trở nên nổi tiếng, Từ cho mở rất nhiều “trại thể nghiệm kéo gân vỗ đập” ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Nam Kinh, Quảng Châu, Thâm Quyến…thu phí rất đắt, thông thường 30 ngàn tệ/người (99 triệu VND), rẻ nhất là “Lớp 1 ngày” cũng thu 900 tệ/người (3 triệu VND).

Trong sách “Y hành thiên hạ” và trên trang web cùng tên, Từ giải thích “vỗ đập” là: “sự tổng kết quy nạp giữa Đạo gia, Phật gia với Trung y, nhấn mạnh tâm tồn chính niệm, tụ tinh hội thần, tự dùng tay đánh trong thời gian dài, lực đánh phải mạnh”; “kéo gân” là: “qua kéo gân làm khơi thông kinh lạc, tăng cường tuần hoàn máu, qua đó cải thiện các bệnh cấp tính, mãn tính, đạt đến diên niên ích thọ”.

“Liệu pháp kéo gân vỗ đập” của Tiêu Hồng Từ được những đệ tử, người hâm mộ tôn là “Thần công trị bách bệnh”, bản thân Từ được tôn làm “Thần y”, “Đại sư”, “Đạo trưởng”, thậm chí “Bồ Tát tại thế”…

Trang blog “Y hành thiên hạ/Tiêu Hồng Từ” của ông ta có hơn 10 triệu người xem thường xuyên đăng tải những câu chuyện về “thần hiệu” của liệu pháp này như “Cụ già 81 tuổi bị liệt vì xuất huyết não đã đứng dậy đi lại sau khi tham gia lớp thể nghiệm”, “Thiếu niên bị câm điếc nghe, nói được sau khi qua vỗ đập”, “Kéo gân vỗ đập chữa được chứng ung thư”, “Kéo gân vỗ đập chữa được chứng vô sinh…” cùng đầy rẫy những lời cảm tạ ơn chữa bệnh, hồi sinh của “Tiêu đại sư”.

Giữa năm 2010, Cục Y tế Đài Bắc nhận định, Từ không đủ điều kiện hành nghề y nên đã xử phạt và trục xuất khỏi Đài Bắc. Từ chuyển hướng trọng điểm về Đại lục, liên kết với các đài truyền hình để rao giảng về “kéo gân vỗ đập” và phát triển ra nước ngoài.

Bố mẹ và nạn nhân Aidan Fenton
Bố mẹ và nạn nhân Aidan Fenton

Làm chết người và sa lưới

Theo báo “Sydney Morning Herald”, hôm 25/4, Tiêu Hồng Từ bị nhà đương cục Anh bắt giữ, hôm 1/5 bị tòa án Westminster thụ lý và bị từ chối đóng tiền bảo lãnh tại ngoại. Phía Australia đang đề nghị Anh dẫn độ Từ về bang New South Wales để truy tố về tội ngộ sát. 

Hồi năm 2015, bé trai 6 tuổi Aidan Fenton bị bệnh tiểu đường được cha mẹ đưa đến Hurstville, phía Nam Sydney tham dự liệu pháp “kéo gân vỗ đập” 1 tuần do “trị liệu sư” Tiêu Hồng Từ chủ trì. Có tin nói Từ yêu cầu những người tham dự phải nhịn ăn 3 ngày, tiến hành kéo gân rồi chịu để người khác đánh.

Khi nạn nhân bị chóng mặt, nôn mửa, Từ nói đó là “phản ứng cho thấy chuyển biến tốt”. Ngày 28/4/2015, cháu bé Aidan Fenton được phát hiện nằm hôn mê trong một căn phòng khách sạn, sau đó tử vong trong quá trình đưa tới bệnh viện cấp cứu.

Sau  khi bị cảnh sát gọi thẩm vấn, Tiêu Hồng Từ đã rời khỏi Australia rồi nói trên Facebook đó là “sự cố ngoài ý muốn”. Ông ta còn tung lên Youtube đoạn video giải thích, nói “cái chết của cháu bé không liên quan đến việc trị liệu, cơ thể cháu có rất nhiều bệnh”.

Qua điều tra, cảnh sát đã bắt bà mẹ 41 tuổi, người cha 56 tuổi và bà ngoại 64 tuổi của cháu. 3 người này đều đối mặt với cáo buộc vô ý giết người; nếu tội danh thành lập họ sẽ chịu mức án cao nhất là 25 năm tù. Tháng 4/2017, cảnh sát bang New South Wales đã phát lệnh truy nã Tiêu Hồng Từ, 53 tuổi về tội vô ý giết người. Ngày 5/3, họ cho biết Từ đã bị bắt tại sân bay London (Anh).

Đây không phải là lần đầu tiên Tiêu Hồng Từ gây chết người. Tháng 11/2016, một phụ nữ 71 tuổi người Anh bị tiểu đường cũng đã chết sau khi trị liệu bằng cách “vỗ dập”. Cụ bà Danielle do cả đời sợ tiêm nên đã nhận tham gia “Lớp thể nghiệm kéo gân vỗ đập” 1 tuần với mức chi phí 750 Bảng (21,5 triệu VND). Những người tham gia lớp này không cần uống thuốc, không cần tiêm Insulin, chỉ cần dùng lực đánh thật mạnh vào cơ thể là có thể bài tiết độc tố khỏi cơ thể, tự khỏi bệnh.

Sau khi tham gia liệu trình, bà Danielle không tiêm Insulin và nhịn ăn 3 ngày. Ngày 20/10/2016, bà bị phát hiện đã chết trong phòng. Con trai bà nói bà là “nạn nhân của hy vọng hão huyền với niềm tin tuyệt đối vào Tiêu Hồng Từ…”.

Trước đó tại Đài Loan, cũng đã có bệnh nhân ung thư bị chết sau khi từ chối điều trị y khoa và chỉ thực hiện liệu pháp “kéo gân vỗ đập”. Sau vụ đó, dù không bị truy tố, nhưng chính quyền Đài Bắc đã phạt Từ 1.600 USD và trục xuất ông ta.../.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.