Vắc xin COVID-19 "made in" Việt Nam dự kiến giá khoảng 120.000 đồng/ liều

S.TS Đỗ Quyết khẳng định: Tính an toàn của tiêm vắc xin thử nghiệm phải đặt lên hàng đầu
S.TS Đỗ Quyết khẳng định: Tính an toàn của tiêm vắc xin thử nghiệm phải đặt lên hàng đầu
(PLVN) - Vắc xin Nano Covax đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thiện quy trình nghiên cứu và đạt hiệu quả cao trong thử nghiệm, hứa hẹn sẽ là vắcxin phòng COVID-19 “made in Vietnam" đầu tiên đưa ra thị trường. Dự kiến giá khoảng 120.000 đồng/ liều. Chúng tôi đang nỗ lực để có thể sản xuất vắc xin đáp ứng nhu cầu của người dân trong thời gian sớm nhất...


Ông Hồ Nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc NANOGEN cho biết thông tin trên tại buổi chính thức thông tin khởi động dự án thử nghiệm lâm sàng dự án vắcxin phòng COVID-19 – Nano Covax do Công ty NANOGEN nghiên cứu và sản xuất vào sáng 10/12 ở Học viện Quân y.

Sự kiện do Bộ Y tế, Học Viện Quân y (Bộ Quốc Phòng) và Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học Dược NANOGEN tổ chức.

"Em không lo lắng nhưng có chút hồi hộp"

Chưa đến 8h sáng, Hà 20 tuổi, sinh viên Học viện Quân Y đã có mặt tại hội trường của Học viện để đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 giai đoạn 1. Trước khi quyết định đến đây, Hà đã được tuyên truyền về quy trình thử nghiệm vắc xin đầu tiên này nên “em không cảm thấy lo lắng quá và em cũng đã động viên bố mẹ đừng lo cho em”.

Tuy nhiên, Hà không đăng ký ngay khi đến mà sau khi được các bác sĩ tuyên truyền thêm tiêm cái gì vào cơ thể và thử nghiệm với đối tượng như thế nào, nguy hiểm đến đâu, khám sức khỏe sau khi đăng ký...  và đọc kỹ tờ hướng dẫn Hà mới đăng ký vì “em cũng có chút hồi hộp”.

Chia sẻ về rủi ro thử nghiệm lâm sàng, Hà cho biết: "Nếu nói không ngại và không sợ thì không phải. Nhưng em có niềm tin.Trong trường hợp em đủ điều kiện tiêm vắc xin thử nghiệm nhưng quá trình thử nghiệm có phản ứng phụ, em sẽ được chăm sóc sức khỏe. Nếu thử nghiệm không tốt, em có thể dừng bất cứ lúc nào"

Nga 24 tuổi hiện là sinh viên cao học tại Học viện Quân Y, đã từng tham gia công tác phòng chống dịch COVID-19 nên sau khi biết thông tin tuyển chọn tình nguyện viên tiêm thử nghiệm vắc xin COVID-19 giai đoạn đầu, Nga đến đăng ký vì “em có sức khoẻ, em đã có sự hiểu biết về dịch bệnh cũng như quy trình sản xuất vắc xin của công ty Nanogen nên em không ngần ngại”.

Mong muốn sự chung tay của người dân, cộng đồng

Theo thông tin từ ban tổ chức, có hai cách thức đăng ký, gồm đăng ký trực tiếp tại Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng và Tương đương sinh học, Học viện Quân y ở Hà Nội; đăng ký qua điện thoại, qua email hoặc qua trang web của Nanogen.

TS.BS Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế)- Chánh Văn phòng Chương trình Quốc gia nghiên cứu phát triển vắc xin cho biết các điều kiện tình nguyện viên cần có gồm: từ 18 đến 50 tuổi; khỏe mạnh, các chỉ số huyết học, sinh hóa bình thường; hoàn toàn tình nguyện, tham gia theo nguyện vọng cá nhân; không chịu áp lực về sức khỏe, tài chính, hành chính; hiểu và nắm rõ bảng thông tin, nguyên tắc thử nghiệm. Các ứng viên còn cần đáp ứng những tiêu chí đặc thù khác.

Theo đó, giai đoạn 1 sẽ có 60 người tình nguyện khỏe mạnh từ 18 đến 50 tuổi tham gia và được phân ngẫu nhiên vào 3 nhóm, bao gồm nhóm 1a 20 người dùng mức liều 25 mcg sẽ được thu tuyển đầu tiên, tiếp theo là nhóm 1b gồm 20 người dùng mức liều 50 mcg và sau đó là nhóm 1c gồm 20 người dùng mức liều 75 mcg. Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu giai đoạn 1 sẽ được tiêm bắp 2 mũi vắc xin, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 28 ngày.

Để đảm bảo tính an toàn cho người tham gia nghiên cứu, giai đoạn thu tuyển 60 đối tượng tham gia đánh giá an toàn theo thiết kế dò liều tăng dần. Quy trình thu tuyển đối tượng tham gia vào giai đoạn 1 sẽ được bắt đầu với 03 người thuộc nhóm liều 25 mcg. Trên cơ sở kết quả theo dõi đánh giá sau 72 giờ sau tiêm vắc xin trên 03 người đầu tiên này mới quyết định mức liều và số người tham gia tiếp theo. Thời gian nghiên cứu cho mỗi người tham gia là khoảng 56 ngày để đánh giá mục tiêu nghiên cứu và theo dõi đến tháng thứ 6 kể từ liều tiêm đầu tiên.

Theo kế hoạch, ngày 17/12/2020 sẽ tiêm mũi vắc xin đầu tiên cho người tình nguyện đủ điều kiện tham gia nghiên cứu giai đoạn 1.

TS Nguyễn Ngô Quang cho biết thêm, sự thành công của một loại vắc xin không chỉ phụ thuộc nhà sản xuất, nhà nghiên cứu, nhà quản lý mà còn phụ thuộc cộng đồng xã hội.

“Do vậy tôi rất mong muốn kêu gọi sự chung tay của xã hội, của tất cả người dân với ngành y tế để làm sao có một chương trình nghiên cứu trước hết phải an toàn, đảm bảo tính hiệu quả để sớm có sản phẩm vắc xin an toàn phục vụ cho cộng đồng”- TS Nguyễn Ngô Quang nói.

Tin tưởng về tính khoa học của vắc xin Nano Covax

Chia sẻ thông tin với báo chí, Trung tướng, GS.TS Đỗ Quyết- Giám đốc Học viện Quân y cho biết,  Học viện Quân y là đơn vị chủ trì triển khai thử nghiệm lâm sàng. Đây sẽ là khởi đầu một giai đoạn mới. “Chúng tôi vinh dự khi được Bộ Y tế và được sự đồng ý của Bộ Quốc phòng giao cho cùng với NANOGEN thử nghiệm lâm sàng. Chúng tôi sẽ cố gắng nỗ lực thực hiện nhiệm vụ mà 2 Bộ giao cho"- GS.TS Đỗ Quyết nói.

GS.TS Đỗ Quyết chia sẻ, ông rất tin tưởng về tính khoa học của vắc xin Nano Covax. Đây là loại vắc xin được sử dụng trên công nghệ tái tổ hợp proten, đã được Hội đồng đạo đức y sinh học quốc gia và các chuyên gia hàng đầu thẩm định và thông qua hồ sơ nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng.

Để chuẩn bị thử nghiệm lâm sàng, Học viện Quân y đã chuẩn bị nhiều tháng nay, thành lập 10 tổ chuyên môn nghiệp vụ gồm cấp cứu, an toàn tiêm chủng, dược… Đội ngũ bệnh viện sẵn sàng ứng trực xử lý mọi tình huống trong quá trình thử nghiệm.

“Tính an toàn phải đặt lên hàng đầu. Chúng tôi cam kết nếu không an toàn sẽ đề nghị dừng lại. Không đổi tính an toàn của người dân Việt Nam với bất cứ điều gì khác”-GS.TS Đỗ Quyết nhấn mạnh.

Lãnh đạo Học viện Quân y cũng khẳng định sẽ cố gắng không để tai biến xảy ra trong quá trình thử nghiệm.

Sau khi tiêm mũi đầu tiên, các tình nguyện viên sẽ được theo dõi 24/24 trong 3 ngày. Đến 11h sáng nay, GS Đỗ Quyết cho biết đã có hơn 30 người tình nguyện đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng, trong đó chủ yếu là sinh viên của học viện. Nhóm nghiên cứu sẽ có 1 tuần tuyển lựa, khám và đánh giá sức khoẻ của các tình nguyện viên.

Trong giai đoạn 1 sẽ đánh giá tính an toàn của vắc xin trên 60 tình nguyện viên, chia thành 3 nhóm tương ứng tiêm 3 hàm lượng vắc xin 25 mcg, 50 mcg và 75 mcg. Khi thực hiện được 50% giai đoạn 1, sẽ tiếp tục thực hiện thử nghiệm gối giai đoạn 2 với khoảng 400- 600 người tuổi từ 12-75. Ngoài Học viện quân y sẽ có thêm Viện Pasteur TP.HCM và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tham gia.

Giai đoạn 3 sẽ cần ít nhất 1.500 – 3.000 người tham gia, độ tuổi từ 12-75 tuổi.

Sẽ tối ưu hoá công suất lên 30 triệu liều/năm

Trước câu hỏi của báo chí cho rằng giai đoạn 3 của các hãng dược lớn trên thế giới đều thử nghiệm trên hàng chục ngàn người, con số như trên có khiêm tốn, ông Hồ Nhân, Tổng giám đốc công ty Nanogen cho biết, thử nghiệm lâm sàng còn kéo dài nhiều năm, số lượng 1.500 chỉ là con số ban đầu, sau này có thể mở rộng đến 10.000 người.

Ông Hồ Nhân cho biết thêm, thế giới đang sử dụng 4 công nghệ sản xuất vắc xin ngừa COVID-19, gồm sử dụng virus bất hoạt, ARN, virus sống và công nghệ tái tổ hợp.

Nanogen chọn công nghệ tái tổ hợp, bằng cách tạo ra gai giả giống y hệt gai trên virus SARS-CoV-2. Mỗi liều vắc xin sẽ gồm nhiều gai giả, đây là công việc đòi hỏi tính khoa học, tỉ mỉ rất cao.

Cảm ơn các tình nguyện viên, chấp nhận thử độ an toàn, để sớm đưa vắc xin trong phòng chống COVID-19 cho mọi người. Ông Hồ Nhân kỳ vọng, nếu thử nghiệm lâm sàng diễn ra thuận lợi, có thể ngay đầu tháng 5 sẽ hoàn tất thử nghiệm lâm sàng, sau đó sẽ đi vào sản xuất hàng loạt với công suất khoảng 30 triệu liều/năm.

Ông Đỗ Minh Sỹ, Giám đốc Nghiên cứu phát triển của Nanogen, chia sẻ đã tính toán tới các biến cố bất lợi, gây ảnh hưởng tính mạng theo quy định thử nghiệm lâm sàng khi thiết kế đề cương lâm sàng. Hiện tại các công tác chuẩn bị và xử lý sự cố đó đã được xử trí rất chỉn chu. Học viện Quân y bố trí sẵn ê kíp cấp cứu của Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Bỏng Quốc gia.

"Nanogen chuẩn bị hai phương án xử trí sự cố. Đầu tiên, chúng tôi ký hợp đồng với một hãng bảo hiểm, mua bảo hiểm cho tình nguyện viên đề phòng tình huống xấu nhất. Thứ hai, chúng tôi ký quỹ với ngân hàng để bồi thường cho tình nguyện viên thử nghiệm, nếu bảo hiểm không chi trả cho các sự cố"- ông Sỹ thông tin.

Đọc thêm

Trẻ ngộ độc thuốc giảm cân, thuốc diệt chuột

Bác sĩ thăm khám cho một trường hợp trẻ nhập viện điều trị tại khoa Cấp cứu và Chống độc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Cuối tháng 2 vừa qua, bé gái H.T (3 tuổi ở Hà Nam) phải nhập viện cấp cứu do ăn nhầm thuốc giảm cân của chị gái. Cùng thời gian này, một bệnh nhi 13 tuổi cũng phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thuốc diệt chuột. Đây là hồi chuông cảnh báo về hiểm họa khôn lường khi trẻ em bị ngộ độc thuốc, hoá chất, đặc biệt là các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang được bán tràn lan trên mạng.

Tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại

Tăng cường tiêm phòng cho chó mèo để phòng ngừa bệnh Dại
(PLVN) - Trước tình hình số người tử vong do bệnh Dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh Dại tăng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại.

Cứu sống ca bệnh hiếm, 100 năm mới có 150 người mắc

ThS.BS Trần Vũ Đức - khoa Ngoại Tiêu hóa thăm khám cho bệnh nhân.
(PLVN) - Ngày 14/3, Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức buổi chia sẻ thông tin về việc điều trị thành công cho 1 thai phụ bị thoát vị hoành nghẹt hiếm gặp. Theo thống kê của y văn, hơn 100 năm qua, thế giới ghi nhận chỉ có hơn 150 ca bệnh nhân có tình trạng tương tự.

Chủ động phòng, chống bệnh dại

Công tác tổ chức tiêm vaccine phòng bệnh dại cho đàn chó hiện chưa đạt hiệu quả cao. (Ảnh minh họa: TTXVN)
(PLVN) - Là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm, bệnh dại là nguyên nhân gây ra khoảng hơn 70 ca tử vong ở Việt Nam mỗi năm. Hầu hết các trường hợp bệnh dại ở nước ta do chó dại cắn.