Ung thư đại trực tràng - kẻ sát thủ thầm lặng

(PLO) -Ung thư đại trực tràng là một trong những ung thư thường gặp nhất trên thế giới. Mỗi năm có 1.360.602 ca mới mắc và phân nửa (693.933 ca) sẽ tử vong trong một thời gian ngắn sau khi chẩn đoán. Tại Việt Nam hàng năm có 8.768 ca mới mắc. Ở nam giới ung thư đại trực tràng là ung thư thường gặp, đứng hàng thứ 4 sau ung thư phổi, gan và dạ dày.
 

Đại trực tràng dài khoảng 1,2 m, được chia thành đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma và trực tràng.

Ung thư đại trực tràng là bệnh phát sinh bởi các tế bào ác tính hình thành từ các mô của đại trực tràng.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh

Nhìn chung, ung thư đại trực tràng là bệnh của người già. Nguy cơ ung thư đại trực tràng tăng nhanh khi bước qua tuổi 50. Hơn 90% ung thư đại trực tràng được chẩn đoán ở tuổi 50 trở lên.

Chế độ ăn cũng như lối sống của chúng ta đóng vai trò quan trọng nhất trong sự hình thành và tiến triển của ung thư đại trực tràng. Ăn quá nhiều chất béo, thịt, mỡ sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng, nhất là lại không ăn chất xơ, rau hoặc quá ít vận động, quá béo.

Các giai đoạn của ung thư đại tràng.

Cũng như một số các loại ung thư khác, ung thư đại trực tràng cũng có đặc tính di truyền. Nghĩa là nếu có tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng sẽ có nguy cơ cao bị ung thư này. Ví dụ điển hình nhất là bệnh đa polyp, nếu không được chẩn đoán và phẫu thuật kịp thời, bệnh nhân sẽ chết vào lứa tuổi 35 – 40.

Ngoài ra, người bị viêm đường ruột như bệnh Crohn hay viêm loét đại trực tràng mạn tính cũng sẽ có nguy cơ bị ung thư cao hơn.

Vì đặc tính di truyền gen sinh ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư nội mạc tử cung cùng nằm trên một nhiễm sắc thể, do vậy người có tiền sử bị ung thư vú, buồng trứng hoặc nội mạc tử cung dễ bị ung thư đại trực tràng hơn và ngược lại.

Triệu chứng ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng cũng như hầu hết các ung thư khác, tiến triển thầm lặng, ở giai đoạn sớm bệnh nhân hoàn toàn không có một triệu chứng nào. Khi có triệu chứng rõ rệt thì thường bệnh đã ở giai đoạn lan tràn. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của việc khám bệnh thường xuyên và định kỳ.

Các triệu chứng thường gặp là thay đổi đại tiện, khi thì táo bón, lúc tiêu chảy. Đi ngoài phân máu ở giai đoạn tiến triển là một trong những dấu hiệu đáng tin nhất của ung thư đại trực tràng, đặc biệt khối u nằm càng gần hậu môn, thì triệu chứng này càng rõ. Mất máu lâu ngày, bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt và nặng hơn là khó thở. Thay đổi khuôn phân, phân có thể nhỏ lại.

Chẩn đoán bệnh

Chụp khung đại tràng: thụt Barium; Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng đánh giá kích thước khối u và sự lan tràn của bệnh; Nội soi đại trực tràng ảo thường áp dụng cho những người già không chịu đựng được soi đại trực tràng ống mềm.

Nội soi đại trực tràng ống mềm: là phương pháp duy nhất có thể tiến hành sinh thiết (hoặc cắt bỏ polype đại trực tràng) để chẩn đoán xác định ung thư đại trực tràng bằng mô bệnh học.

Các phương pháp khác: cho đến nay vẫn chưa có một phương pháp thử máu nào có thể dùng trong sàng lọc hay chẩn đoán ung thư đại trực tràng. CEA là một chất hóa học bài tiết từ các tế bào ung thư đại trực tràng, có thể tăng cao trong ung thư đại trực tràng. Nhưng chất hóa học này có thể tăng cao trong một số bệnh lý khác. Vì thế giá trị của CEA ý nghĩa nhất là để theo dõi tiến triển, tiên lượng và kết quả điều trị của ung thư đại trực tràng hơn là sàng lọc, chẩn đoán.

Điều trị

Cũng như các ung thư khác, có 4 phương pháp chính điều trị ung thư đại trực tràng: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và điều trị đích. Một số phương pháp mới đang được nghiên cứu trong các thử nghiệm, trong đó phẫu thuật vẫn đóng vai trò quan trọng nhất. Ngày nay phẫu thuật ung thư đại trực tràng có thể thực hiện bằng phẫu thuật nội soi và phẫu thuật robot.

Phương pháp điều trị đích nghĩa là thuốc điều trị ung thư nhằm đúng vào đích là tế bào ung thư để tiêu diệt nên phương pháp này hứa hẹn nhiều thành công hơn trong tương lai.

Dự phòng bệnh thế nào?

Khám định kì hàng năm từ tuổi 40. Khi khám bác sĩ sẽ thăm trực tràng và làm xét nghiệm thử máu trong phân. Với những người có tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng hoặc tiền sử cá nhân bị ung thư vú, buồng trứng, nội mạc tử cung cần khám ở độ tuổi sớm hơn và thường xuyên hơn. Từ 50 tuổi nên nội soi đại trực tràng. Nếu kết quả tốt, chỉ cần soi định kỳ mỗi 3 đến 5 năm một lần.

Thử máu trong phân đã và đang được phổ biến và ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên phương pháp này cũng không phải đặc hiệu. Một phần ung thư đại trực tràng không phải lúc nào cũng xuất huyết, một phần vì một số thức ăn hàng ngày có thể làm kết quả dương tính giả, chẳng hạn ăn tiết canh vịt có thể cho kết quả dương tính.

Ăn nhiều rau, nhiều loại trái cây khác nhau và uống nhiều nước. Trung bình nên ăn khoảng 30 gram chất xơ mỗi ngày. Để dễ hình dung thì một quả táo chỉ chứa khoảng 3 gram chất xơ mà thôi.

Tập thể dục đều đặn, giữ cân nặng và thân hình cân đối. Khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa ngay khi có triệu chứng báo động.

Tóm lại, ung thư đại trực tràng là ung thư thường gặp, càng lớn tuổi càng có nguy cơ cao. Ung thư đại trực tràng có thể phòng ngừa được một cách tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một phương pháp sàng lọc ung thư đại trực tràng hoàn hảo, nghĩa là vừa chính xác, an toàn, nhanh chóng và rẻ tiền. Nội soi đại trực tràng sinh thiết là phương pháp duy nhất để chẩn đoán xác định ung thư đại trực tràng. Phẫu thuật vẫn là phương pháp đóng vai trò quan trọng trong sự phối hợp với hóa trị, xạ trị./.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.