Trung tâm hoạt động 'chui", hai trẻ sơ sinh tử vong oan ức

Ông Hiền (trái) và ông Nhật cho rằng, việc đưa 2 triệu đồng cho gia đình sản phụ là để “thăm hỏi” và “chia sẻ”
Ông Hiền (trái) và ông Nhật cho rằng, việc đưa 2 triệu đồng cho gia đình sản phụ là để “thăm hỏi” và “chia sẻ”
(PLO) - Gặp những ca đẻ khó và trẻ sơ sinh yếu, thay vì chuyển lên tuyến trên hoặc mời hỗ trợ, hội chẩn liên chuyên khoa thì Trung tâm Y tế huyện (TTYT) Đakrông lại để kíp trực xử lý...

Như Báo PLVN đã thông tin, suốt 6 tháng qua, TTYT huyện Đakrông (một đơn vị công lập) hoạt động “chui” vì chưa được cấp giấy phép. Riêng Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) bắt buộc người đứng đầu phải có chuyên môn sản khoa nhưng lại “bổ nhiệm miệng” cho bác sĩ Hồ Văn Chim, một người chỉ có chuyên môn ngoại khoa và hiện đang đi học…

“Đánh cược” với ca ngôi thai ngược

Lúc 13h30’ ngày 15/2/2017, tại Khoa CSSKSS, sản phụ Hồ Thị Tư (24 tuổi, ở thị trấn Krông Klang) sinh bé trai nặng 3,8kg, không dị tật bẩm sinh nhưng chỉ sau nửa giờ sau bé đã tử vong.

Theo Báo cáo của TTYT Đakrông: Lúc 12h45’ sản phụ đau bụng từng cơn, vỡ ối hoàn toàn và đây là ca ngôi thai ngược. Trẻ sau sinh không thở được, tím tái, trương lực cơ nhão, không phản xạ, đồng tử giãn. Các y, bác sĩ đã tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực, đặt nội khí quản nhưng bệnh nhi đã tử vong. Chẩn đoán nguyên nhân tử vong: “ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn do ngạt sơ sinh nặng”.

Quá trình xử lý trên đã lộ rõ nhiều biểu hiện tắc trách bởi khi phát hiện ngôi thai ngược, bác sỹ cần phải thông báo ngay cho thai phụ biết. Đa phần các ca ngôi thai ngược đều mổ đẻ để đảm bảo an toàn và bắt buộc cơ sở y tế đó đủ khả năng xử lý, có bác sĩ mổ. Đặc biệt, khi thai nhi nặng hơn 3,5kg, 2 chân của thai nhi xoay xuống dưới, giới tính nam (sinh thường dễ ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục) và mẹ đã vỡ ối nhưng cổ tử cung chưa mở rộng thì càng bắt buộc phải mổ đẻ. 

Đáng lẽ phải tiên lượng các diễn biến xấu để cho chuyển lên tuyến trên thì kíp trực tại Khoa CSSKSS lại đưa ra y lệnh “sinh thường”. 

Được biết, khoảng 20 ngày trước khi sinh, chị Tư có đến khám tại TTYT huyện Đakrông nhưng không được thông báo, tư vấn gì về ngôi thai ngược. TTYT huyện Đakrông đến nay chưa triển khai mổ đẻ và không đủ khả năng xử lý những ca đẻ  khó.

Trao đổi với phóng viên, ông Châu Văn Hiền - phụ trách TTYT huyện Đakrông cho biết mình không nắm được việc Trung tâm có đủ điều kiện và bác sĩ kíp trực có đủ chuyên môn để xử lý ca ngôi thai ngược hay không. Ông Hiền giới thiệu phóng viên gặp ông Đinh Quang Nhật - Phó Giám đốc và giải thích: “Tôi chỉ quản lý chung, còn chuyên môn giao cho bác sĩ Nhật phụ trách”.

Trường hợp chị Tư là ca đẻ khó, yêu cầu bác sĩ phải có chuyên môn sản khoa, có chứng chỉ hành nghề. Nhưng người trực tiếp đỡ đẻ cho sản phụ Tư (bác sỹ Hồ Văn Quân) lại không có chuyên môn sản khoa. Bác sĩ Quân thừa nhận: không tiên lượng được nguy cơ suy thai và cũng không chuẩn bị cho tình huống xấu. 

Ông Nhật là người đã trực tiếp đặt nội khí quản cho bé trai khi bị ngạt nặng. Khi được phóng viên hỏi về “chứng chỉ hồi sức cấp cứu”, ông Nhật trả lời “đã có”, nhưng không cung cấp cho phóng viên.

Ông Trần Văn Thành (Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị) thì cho rằng: “Kíp trực đã có nữ hộ sinh là được rồi. Không cần phải  bác sĩ có chứng chỉ sản khoa mới đỡ đẻ. Không cần phải có chứng chỉ hồi sức cấp cứu mới đặt nội khí quản. Tôi cho đây là việc làm bình thường… Không cần phải có chứng chỉ”(!?)

Bác sĩ bị tố tắc trách

Sản phụ Hồ Thị In (33 tuổi, ở xã Mò Ó, huyện Đakrông) gửi đơn đến phản ánh việc con gái mình mới sinh ra hơn 2 ngày thì tử vong tại TTYT huyện Đakrông. Thái độ thờ ơ, tắc trách và không theo dõi đúng cách của bác sỹ là nguyên nhân dẫn đến hậu quả thương tâm này.

Ngày 30/5/2017, sản phụ In vào Khoa CSSKSS để sinh con thứ và đến khoảng 1h ngày 31/5 thì chị “vượt cạn” thành công. 

“Cô đỡ đẻ nói là con chỉ nặng 2kg (bao gồm cả khăn quấn) và khi trời sáng sẽ chuyển về Hà Lan (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị - PV), bây giờ đêm tối không chuyển được. Bé khóc yếu, không bú được, chỉ vắt sữa cho uống thôi”- chị In kể.

Theo chị In, dù tình trạng bé không chuyển biến tích cực, nhưng không thấy một ai đến thăm khám, theo dõi (sản phụ chỉ được phát 2 viên thuốc) và không cho chuyển viện tuyến tỉnh. Gần 5h sáng 2/6, chị In thấy con không thở nữa liền ôm con chạy tìm bác sĩ nhưng cháu đã tử vong. Sau đó, bác sĩ Hồ Văn Quân bảo người nhà đưa bé về…

Đến trưa 2/6, ông Hiền và ông Nhật đã tìm về nhà chị In, đưa cho gia đình 2 triệu đồng và đề nghị gia đình cam kết không kiện cáo gì.

Trong văn bản báo cáo Sở Y tế, TTYT huyện Đakrông lại cho rằng nguyên nhân tử vong của con chị In là “Hội chứng đột tử trẻ sơ sinh không rõ nguyên nhân”.

Đối với ca sơ sinh này, ông Hiền cũng nói: do quản lý chung nên không nắm cụ thể. Về việc đưa 2 triệu đồng cho gia đình chị In, ông Hiền và ông Nhật cho hay: “Đó là thăm hỏi, động viên, chia sẻ với mất mát của gia đình”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.