Tổng hợp tình hình dịch Covid-19 đến sáng 13/3: Hơn 4600 người đã tử vong trên toàn thế giới, Châu Âu 'phi nước đại' chống dịch

Tổng hợp tình hình dịch Covid-19 đến sáng 13/3: Hơn 4600 người đã tử vong trên toàn thế giới, Châu Âu 'phi nước đại' chống dịch
(PLVN) - Tính đến sáng nay (13/3), dịch bệnh COVID-19 đã lan ra 125 quốc gia và khu vực với ít nhất 127.854 người nhiễm bệnh, 4.641 người đã chết và 68.307 người được chữa khỏi, vẫn còn 54.906 người đang điều trị.

Con số thống kê cho thấy, cho đến sáng nay, Trung Quốc vẫn là quốc gia dịch bệnh nghiêm trọng  nhất với 80.796 người bị bệnh, đang điều trị 14.825, đã chết 3.169, đã xuất viện 62.802.

124 quốc gia và khu vực khác trên thế giới, các số liệu tương ứng là: 47.058 người bị bệnh, đang điều trị 40.081, tử vong 1.472, khỏi bệnh 5.505.

Trong ngày 12/03, Cơ quan phòng vệ dân sự Italy cho biết, Italia có thêm 189 ca tử vong và 2.651 ca nhiễm mới trong ngày. Hiện Italy đã có tổng cộng 1.016 bệnh nhân thiệt mạng và 15.113 ca nhiễm virus Sars-CoV2, trong đó gần 3/4 là ở vùng Lombardy ở miền Bắc.

Những con số này buộc tỉnh trưởng vùng Lombardy là Attilio Fontana kêu gọi chính phủ Italy ban hành các quy định nghiêm khắc hơn nữa, mặc dù trong đêm 11/3 Thủ tướng Italia Giuseppe Conte đã quyết định đóng cửa hầu như toàn bộ các cửa hàng, văn phòng, quán ăn ở Italy, trừ hiệu thuốc và cửa hàng thực phẩm.

Tình hình cũng đang diễn biến đặc biệt nghiêm trọng tại Tây Ban Nha. Trong ngày 12/03, số ca nhiễm virus Sars-CoV2 tại nước này đã lên tới 3.004 ca, tăng thêm gần 1.000 ca. Số bệnh nhân thiệt mạng tăng gần gấp đôi chỉ trong 1 ngày, với 84 ca tử vong.

 Bộ trưởng Bộ Công bằng nước này là bà Irene Montero bị phát hiện dương tính với virus Sars-CoV2. Toàn bộ thành viên chính phủ của nước này cũng đã phải xét nghiệm Covid-19

Các trường học ở khu vực thủ đô Madrid, và nhiều vùng khác tại Tây Ban Nha đã phải đóng cửa.  Chính phủ Tây Ban Nha đã phải tung ra gói cứu trợ tài chính đặc biệt trị giá 14 tỷ Euro nhằm cứu nền kinh tế nước này.

Tại Đức, số liệu do Viện Robert Koch công bố cho biết nước này hiện có 2.078 ca nhiễm virus Sars-CoV2. Tuy nhiên, hãng thông tấn Đức DPA dẫn các nguồn tin độc lập cho biết, con số này là trên 2.400 ca. Đức cũng đã ghi nhận bệnh nhân thứ 5 thiệt mạng vì dịch.

Ngoài các nước là ổ dịch lớn trên, trong ngày 12/03, hàng loạt nước châu Âu khác cũng đã bắt đầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp khi dịch lan nhanh. Tại Hà Lan, chính quyền nước này cấm các buổi tụ tập trên 100 người kể từ ngày 12/03 sau khi số ca nhiễm virus Sars-CoV2 tại nước này tăng lên 614 ca.

Các nước Đan Mạch, Na Uy, Ireland ra lệnh đóng cửa toàn bộ trường học và nhiều cơ sở công cộng, huỷ bỏ các sự kiện thể thao. Riêng Đan Mạch đang từng bước thực hiện việc phong toả toàn quốc giống Italy khi số ca nhiễm virus Sars-CoV2 tại nước này đã lên tới 514 ca, tăng gấp 10 lần chỉ trong 3 ngày.

Chỉ tính riêng ngày 12/3, Nga đã ghi nhận thêm 6 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, nâng tổng số người mắc Covid-19 tại nước này lên 34 trường hợp, trong đó riêng thủ đô Moscow là 19 ca mắc.

Tính đến 12/3, Liên bang Nga đã phát hiện 34 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó gồm 31 công dân Nga đã trở về từ nước ngoài, hai công dân Trung Quốc, một công dân Italy. Tổng cộng đã có 6 người đã khỏi bệnh và xuất viện, gồm hai công dân Trung Quốc, một công dân Nga trở về từ Italy, ba công dân Nga sơ tán khỏi tàu Diamond Princess ở Nhật Bản./.

Tại Ai Cập, người phát ngôn Bộ Y tế và Dân số Ai Cập Khaled Megahed cho biết 12 trường hợp mắc Covid-19 mới gồm 7 người Ai Cập và 5 người nước ngoài. Đáng chú ý 6 trong số các ca này không có triệu chứng nhưng đã tiếp xúc với các trường hợp mắc Covid-19 được thông báo trước đó. Trường hợp tử vong là của một phụ nữ Ai Cập 60 tuổi ở tỉnh Dakahlia.

Tính tới ngày 12/3, Ai Cập ghi nhận tổng số 80 trường hợp mắc bệnh Covid-19, trong đó có 20 người đã hồi phục và được xuất viện, hai trường hợp tử vong. Bộ Y tế và Dân số Ai Cập tiếp tục nâng cao mức độ sẵn sàng tại tất cả các cảng hàng không, cảng biển và đất liền để phòng chống dịch.

Nhà chức trách Ấn Độ ngày 12/3 xác nhận thông tin sau khi tiến hành nhiều xét nghiệm. Người đàn ông này từ Arab Saudi về Ấn Độ ngày 29/2, từng có tiền sử viêm phổi, tăng huyết áp và hen suyễn. Sức khỏe của bệnh nhân chuyển xấu rất nhanh và phải nhập viện hôm 5/3. Hiện tại, toàn bộ những người từng tiếp xúc với bệnh nhân này đã được cách ly theo dõi. Ngoài trường hợp tử vong đầu tiên được ghi nhận, Ấn Độ đã phát hiện 74 ca mắc Covid-19.

Trong khi đó, chính quyền thủ đô New Delhi đang triển khai các biện pháp phòng dịch quyết liệt nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch Covid-19. Tất cả các nhà hát và rạp chiếu phim tại New Delhi đều được lệnh đóng cửa. Trong khi các trường phổ thông và đại học cũng ngừng hoạt động nếu không tổ chức kỳ thi kết thúc năm học. Chính quyền New Delhi cũng tuyên bố dịch Covid-19 là đại dịch. Trong ngày 12/3, chính phủ của thủ tướng Narendra Modi đã yêu cầu các thành viên nội các không đi công tác nước ngoài trong thời gian này để trách nguy cơ lây mắc Covid-19./.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.