'Tôi như cảm thấy nỗi đau rất lớn trong lòng những bác sĩ Italy'

- Từng thăm và làm việc tại các bệnh viện lớn khu vực Milan, tôi có thể nói trình độ chuyên môn và cơ sở vật chất của họ thuộc hạng tốt nhất châu Âu.

Nhưng giờ đây, tôi rất buồn khi các bác sĩ của họ phải học cách phân loại người bệnh nào có thể cứu, người nào không, như nơi chiến trường ác liệt trong thời kỳ chiến tranh đen tối. Khủng hoảng dịch bệnh đang diễn ra tại quốc gia này bắt nguồn từ sự mất kiểm soát do tình hình diễn biến quá nhanh trong khi các giải pháp quyết liệt phòng dịch chưa triển khai kịp thời. Từ phía dân chúng, đó là tâm lý chủ quan, coi thường dịch bệnh. Từ phía chính phủ, sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho tấn thảm kịch hàng chục ngàn người nhiễm bệnh và hàng ngàn người tử vong chưa đầy đủ. Điều này dẫn đến việc ứng phó chậm, quá tải hệ thống y tế. Bên cạnh đó, cơ cấu dân số già cũng là yếu tố khiến tỷ lệ tử vong tăng cao.

Tôi như cảm thấy nỗi đau rất lớn trong lòng những bác sĩ Italy. Tôi đã điều trị không ít trường hợp người bệnh ung thư giai đoạn muộn, thể trạng rất gầy mòn, suy kiệt mà bệnh vẫn tiến triển. Mặc dù về lý thuyết có thể tiếp tục với một số thuốc chống ung thư, nhưng đôi khi tôi nghĩ đó không phải ý tưởng hay. Dù có thể trì hoãn điểm kết thúc hành trình chống lại ung thư của người bệnh, song đoạn đường ấy sẽ trong đau đớn và vô vọng. Ta có thể thay vào đó là điều trị giảm đau, chăm sóc hỗ trợ tinh thần để người bệnh có những phút giây thanh thản nhất.

Là bác sĩ, tôi hiểu, chuyên khoa nào cũng vậy, để tiên lượng được tình hình đòi hỏi phải có cái đầu lạnh và trái tim nóng. Cái đầu lạnh là trí tuệ, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của người thầy thuốc. Trái tim nóng ở đây là cái tâm, tình yêu thương và sự nhạy cảm lâm sàng. Nhưng ngay cả khi cân nhắc đầy đủ mọi khía cạnh, việc đưa ra quyết định bao giờ cũng vô cùng khó khăn, day dứt - có khi theo ta suốt đời.

Ở Việt Nam, đại dịch đang càn quét mọi ngành nghề, hoạt động. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bên cạnh những đồng nghiệp ở chuyên khoa truyền nhiễm, dự phòng đang đầu sóng ngọn gió ứng phó với đại dịch, thì ở chuyên khoa ung bướu hay các chuyên khoa bệnh không lây nhiễm khác, chúng tôi cũng không hề ngơi nghỉ mặc dù lượng người bệnh giảm sút theo khuyến cáo hạn chế tụ tập đông người. Các y bác sĩ  tập trung động viên, rằng bệnh viện đã thực thi những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng hộ, bảo hộ không chỉ cho người bệnh, người nhà họ mà cả những nhân viên y tế. Chúng tôi giải thích cho bệnh nhân ung thư đang điều trị nội trú, ngoại trú: "Đừng vì đại dịch mà bỏ dở hoặc bất tuân quy trình điều trị". 

Số người đến khám bệnh giảm. Nhưng nhân viên y tế tại khoa Khám bệnh và cả những đơn vị khác đang vất vả hơn bao giờ hết khi thực hiện sàng lọc, phân luồng, tập huấn giả định cách ly (nếu có) đối với tất cả mọi người ra, vào bệnh viện 24/7.

Ngành Y tế với những chiến sỹ tuyến đầu cùng lực lượng vũ trang đang ngày đêm căng mình chiến đấu với dịch bệnh. Đó là những đồng nghiệp của tôi đã nhiều tháng nay không được về nhà, chỉ dám "gặp" vợ, chồng, con và người thân qua màn hình điện thoại. Đó là những chiến sỹ tranh thủ ngủ khi thay ca ở những nơi tạm bợ để nhường chỗ tốt hơn cho người cách ly. Đó còn là hàng trăm sinh viên với tâm huyết tuổi trẻ đã tình nguyện tham gia chống dịch. Và không may, nếu tình hình trở nên xấu hơn, đã có hàng trăm bậc đàn anh, đàn chị đi trước chúng tôi - những nhân viên y tế nghỉ hưu ký đơn sẵn sàng tham gia phòng chống dịch bất cứ lúc nào. Và rất nhiều nữa, những khuôn mặt âm thầm khác, trong mọi ngành nghề, dịch vụ, ở mọi nơi trên đất nước chúng ta.

Nhờ họ, tôi tin dù dịch bệnh còn có thể diễn biến phức tạp, nhưng xác suất xảy ra dịch bùng phát theo kiểu thảm hoạ là rất thấp. Kể cả khi kịch bản xấu nhất xảy ra, chúng ta cũng đã có phương án, kế hoạch ứng phó nhất định. Các chính sách phòng dịch của Việt Nam hiện có thể nói đang đi trước nhiều nước một bước, đón đầu bệnh dịch, phù hợp thực tế và được nhân dân ủng hộ.

Bi kịch nào rồi cũng sẽ kết thúc. Trung Quốc có thể coi là đã kiểm soát phần nào dịch bệnh, điều này đem lại hy vọng cho thế giới rằng dịch bệnh dù nghiêm trọng đến đâu nhưng không thể tàn phá loài người mãi. Tập trung ứng phó dịch bệnh là mục tiêu ưu tiên nhưng không vì thế chúng ta quên đi nhiệm vụ khác. Ngoài việc chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại bệnh viện, tôi cũng không quên định hướng anh em xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng những điều cần làm để nhanh chóng đưa hoạt động của bệnh viện trở lại bình thường khi dịch được kiểm soát. Đây cũng là điều mà các doanh nghiệp, nhà sản xuất hay mọi người sẽ thực hiện để khôi phục đời sống.

Nhiều người đang bi quan, cảm giác như đang sống trong những ngày tận thế, nhưng cũng không ít người mang trên mình tấm lá chắn mạnh mẽ với niềm tin sẽ thắng. Trong đó, tôi tin có hàng nghìn bác sĩ, nhân viên y tế, các tình nguyện viên của chúng ta. Khó khăn rồi sẽ đi qua và chỉ còn tình người ở lại. Cộng đồng hãy trao cho chúng tôi sự vững tin. Vì đó là điều cần thiết và quan trọng nhất trong lúc này.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.