Thuốc tránh thai nguy cơ gây tử vong có ở Việt Nam

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, thuốc Yaz và Yasmin là thuốc tránh thai thế hệ mới có chứa hoạt chất Drospirenone và Ethinyl estradiol. Hai loại thuốc trên đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam.

Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về việc hàng chục phụ nữ Canada tử vong do sử dụng thuốc ngừa thai Yaz và Yasmin của công ty dược phẩm Bayer.

Trước những thông tin nêu trên, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, thuốc Yaz và Yasmin là thuốc tránh thai thế hệ mới có chứa hoạt chất Drospirenone và Ethinyl estradiol.

Hai loại thuốc trên đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Thuốc Yaz số đăng ký VN-15729 - 12 ngày cấp 10/10/2012; thuốc Yasmin số đăng ký VN-10761-10 ngày cấp 17/12/2010.

Một vỉ thuốc tránh thai Yasmin.
Một vỉ thuốc tránh thai Yasmin.

Bà Trương Thị Nguyệt – Phụ trách phòng quảng lý thông tin quảng cáo thuốc khẳng định Cục Quản lý dược vẫn đang theo dõi chặt chẽ các thông tin liên quan đến thuốc tránh thai có chứa Drospirenone từ cơ quan quản lý dược các nước để có quyết định xử lý kịp thời.

Đến nay, theo thông tin Cục Quản lý dược có được, Cục vẫn chưa có quyết định chính thức nào khác của cơ quan quản lý dược các nước ngoài về các thông tin nêu trên.

Tại Việt Nam, ngày 24/9/2012, Cục Quản lý dược đã có công văn số 14542/QLD – TT gửi Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế thông báo thông tin liên quan đến tính an toàn của các thuốc tránh thai chứa Drospirenone.

Công văn nêu trên cũng yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh tăng cường theo dõi, phát hiện và xử trí các trường hợp xảy ra phản ứng có hại của thuốc có chứa Drospirenone; gửi báo cáo về Cục Quản lý dược và Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc.

Trước đó, mẫu nhãn thuốc Yaz và Yasmin đang lưu hành tại Việt Nam đã được cập nhật thông tin về nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.

Để người dân nắm đầy đủ hơn thông tin về dụng thuốc ngừa thai Yaz và Yasmin, theo thông tin từ Cục Quản lý dược, ngày 10/4/2012, Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Mỹ (FDA) đã thông báo về việc thay đổi thông tin trên nhãn của các thuốc tránh thai đường uống có chứa hoạt chất Drospirenone sau khi cơ quan này hoàn thành việc xem xét lại các nghiên cứu dịch tễ học liên quan đến nguy cơ huyết khối ở những bệnh nhân sử dụng thuốc tránh thai đường uống chứa Drospirenone.

FDA kết luận các thuốc này có thể liên quan đến nguy cơ huyết khối cao hơn so với các thuốc tránh thai đường uống có chứa dẫn xuất của Progestin khác.

Ngày 6/7/2012, trong một báo cáo đánh giá đề nghị mở rộng điều trị của Yaz và Yasmin sang điều trị mụn trứng cá, Cơ quan quản lý dược châu Âu (EMA) đã từ chối đề nghị mở rộng chỉ định này và cho rằng lợi ích điều trị mụn trứng cá của Yaz và Yasmin không vượt trội so với nguy cơ của thuốc.

Đánh giá của Cơ quan quản lý dược châu Âu cho rằng, kết quả một số nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy, các thuốc tránh thai đường uống có chứa Drospirenone có nguy cơ huyết khối cao hơn so với các thuốc tránh thai chứa levonorgestrel.

Theo thông tin từ Cục quản lý Dược, tại Canada, từ ngày 7/6/2011 Cơ quan quản lý dược Canada thông báo bắt đầu đánh giá tính an toàn của thuốc có chứa Drospirenone (Yaz; Yasmin) và nguy cơ huyết khối. Đến ngày 5/12/2012 Cơ quan quản lý dược Canada hoàn tất đánh giá và cho biết các thuốc tránh thai có chứa Drospirenone có nguy cơ huyết khối cao hơn từ 1,5 đến 3 lần so với các thuốc tránh thai khác.

Ngày 6/6/2013, trong một báo cáo tóm tắt phản ứng có hại của thuốc liên quan đến Yaz và Yasmin tại Canada thu thập thông tin trong vòng 48 năm từ 1/1/1965 đến 28/2/2013 cho thấy: 9 trường hợp tử vong xảy ra trên bệnh nhân dùng Yaz và 18 trường hợp tử vong trên bệnh nhân dùng Yasmin. Tuy nhiên, báo cáo nói trên chỉ nêu hiện tượng mà chưa đưa ra kết luận mối liên hệ giữa tử vong và việc dùng thuốc.

Vì vậy, Cục Quản lý dược cung cấp thêm thông tin để người dân có thêm những hiểu biết sâu hơn về hai loại thuốc trên.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.