Thực phẩm bẩn bị “thả nổi” tại vùng cao

Đồn Biên phòng CKQT Lao Bảo tiêu hủy 400kg thịt gân gà thối.
Đồn Biên phòng CKQT Lao Bảo tiêu hủy 400kg thịt gân gà thối.
(PLO) - Tại các chợ phiên vùng cao, lâu nay, các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng hóa hết hạn sử dụng và không rõ nguồn gốc được tư thương trà trộn, bày bán công khai. Những người buôn bán hám lời lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào các dân tộc đã mua thực phẩm bẩn nhập lậu giá rẻ, rượu rởm về bán. 

Kết quả, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm đã xảy ra, nhiều người đã tử vong vì rượu giả.

hực phẩm bẩn, rượu rởm hủy hoại người dân vùng cao

Theo báo cáo của Sở Y tế Lai Châu, từ năm 2014 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 19 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 350 người bị ảnh hưởng, trong đó có 10 người thiệt mạng. Đặc biệt, trong 2 tháng đầu năm 2017, Lai Châu đã xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm làm 150 người phải đi cấp cứu, 9 người chết, 1 người phải tháo khớp chân tay. 

Theo đó, ngày 10/2/2017, ông Phù Vần Lẻng (60 tuổi, dân tộc Hà Nhì, ở bản Tà Chải, xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) tổ chức ăn cơm, uống rượu. Đến tối ông Lẻng có các triệu chứng co cứng chân tay, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, giãn đồng tử rồi tử vong lúc 22h cùng ngày. Sau khi ông Lẻng chết, gia đình tổ chức hậu sự. Theo phong tục địa phương, người dân bản Tà Chải và họ hàng đến ăn cơm, uống rượu trong hai ngày 11 và 12/2/2017. Đến ngày 13/2, 159 người bị đau đầu, đau bụng phải nhập viện và 9 đã người tử vong. Theo kết quả giám định thì nguyên nhân vụ ngộ độc là do rượu rởm. 

10h ngày 13/2/2017, gia đình ông Hoàng Văn Kim (ở thôn 3, xã Đản Ván, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang) làm 25 mâm cỗ cưới mời anh em, họ hàng, bạn bè.  Sau khi ăn xong, 12h cùng ngày, ông Lèng Seo Sằm - người cùng thôn bị đau đầu, buồn nôn, đau bụng đi ngoài. Người nhà đã đưa bệnh nhân đến Trạm Y tế xã Đản Ván khám và điều trị. Đến ngày 16/2, tổng số người ăn cỗ cưới bị ngộ độc thực phẩm lên tới 95 người. PGS.TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết: “Các mẫu thực phẩm kiểm nghiệm bước đầu cho thấy thực phẩm dùng làm cỗ chứa vi sinh vật, bị ôi thiu là nguyên nhân dẫn đến vụ ngộ độc tập thể này”.    

“Mất bò mới lo làm chuồng”, sau sự cố ngộ độc tập thể tại bản Tả Chải, chính quyền huyện Phong Thổ đang nỗ lực vào cuộc nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn cho người dân. Tại chợ vùng cao Sì Lở Lầu (xã Ma Ly Chải) rượu không còn bày bán công khai như trước nữa. Chỉ một đợt ra quân mới đây, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đã thu giữ và tiêu hủy hơn 5.000 lít rượu, đồng thời khuyến cáo bà con dân tộc tại các xã biên giới không mua bán, trao đổi rượu dưới bất kỳ hình thức nào. Tại chợ phiên Dào San (xã Dào San, huyện Phong Thổ) - nơi được coi là trung tâm thương mại của 10 xã biên giới Việt - Trung, khi không được bày bán công khai, rượu được bán chui bán lủi với số lượng lớn. Theo phong tục, tập quán, người dân vùng cao không thể thiếu rượu trong các lễ hội, đám cưới, đám ma… nên họ vẫn vô tư mua rượu về uống dù được cảnh báo. 

Ngăn chặn thực phẩm bẩn nhập lậu - phần nổi của tảng băng

Trong khi đồng bào các dân tộc thiểu số khó phân biệt được hàng thật, hàng giả, hàng không nguồn gốc thì thực phẩm bẩn vẫn liên tục đổ bộ vào các vùng biên giới. Ngày 31/3/2017, khi tuần tra kiểm soát tại đường mòn Khe Đá phía Nam Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Lao Bảo (thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), Đồn Biên phòng CKQT Lao Bảo đã phát hiện 4 đối tượng hành nghề xe ôm (trú tại bản Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo), điều khiển 4 xe máy chở 4 thùng xốp màu vàng từ Lào về Việt Nam. Quá trình kiểm tra, tổ công tác phát hiện bên trong thùng xốp có chứa hơn 400kg thịt gân gà đã bốc mùi hôi thối không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Số hàng trên các đối tượng vận chuyển từ bản Densavan (Lào), sau đó thuê dân bản địa vận chuyển qua biên giới đưa về Việt Nam để bán kiếm lời. 

Trước đó, 15 giờ ngày 22/3/2017, cũng tại Khe Đá, lực lượng tuần tra của Đồn BP CKQT Lao Bảo đã bắt hai đối tượng người Lào là Đa Von (SN 1996) và Voa (SN 1998, cùng trú tại Đen Sa Vẳn, huyện Sê Pôn, tỉnh Savanakhet, Lào) đang vận chuyển 300 kg thịt gân gà không rõ nguồn gốc đưa về Việt Nam tiêu thụ. 2 đối tượng khai nhận đã thuê tài xế xe khách Nguyễn Văn Kha (SN 1990, trú tại thành phố Huế) vận chuyển với giá 100 kíp Lào bằng đường tiểu ngạch để đưa vào thị trấn Lao Bảo, sau đó vận chuyển đi tiêu thụ. Như vậy, chỉ trong tuần qua, Đồn Biên phòng CKQT Lao Bảo đã xử lý 3 vụ vận chuyển, mua bán trái phép số lượng lớn thực phẩm qua biên giới với hơn 1,5 tấn thịt gân gà bốc mùi không rõ nguồn gốc.

Dù đã cảnh báo về các chủng cúm gà nhưng nhiều người dân tộc thiểu số vẫn vượt biên sang Trung Quốc mua gà rẻ về ăn. 10h30 ngày 29/3, tại khu vực Mốc 1348 (2) - 500 thuộc thôn Pò Hèn, xã Hải Sơn, TP Móng Cái, lực lượng tuần tra kiểm soát Đồn BP Pò Hèn, BĐBP Quảng Ninh đã phát hiện, bắt giữ 5 người dân địa phương nhập cảnh trái phép mang theo các bao tải dứa đựng gà, vịt, ngan, tổng trọng lượng 76kg. Những người này cho biết đã mua số gia cầm trên ở chợ Trung Quốc mang về gia đình để ăn trong dịp lễ sắp tới của người Sán Chỉ. Tổ công tác của đơn vị đã thu giữ, tiêu hủy số gia cầm trên, đồng thời tuyên truyền bà con đồng bào dân tộc thiểu số về tình hình, nguy cơ lây lan dịch bệnh khi vận chuyển gia cầm sống không rõ nguồn gốc vào nội địa.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.