Thực hư về loại thuốc tê liệt thần kinh giúp kẻ gian chiếm đoạt ô tô

Đối tượng cung cấp lời khai tại cơ quan công an.
Đối tượng cung cấp lời khai tại cơ quan công an.
(PLO) -Sau khi thuê xe, nhóm tội phạm mời các tài xế uống nước trong đó có bỏ thuốc hướng thần làm tê liệt thần kinh, bắt nạn nhân phải làm theo ý muốn với mình. Với thủ đoạn này, nhóm đối tượng đã gây ra 6 vụ lừa đảo, chiếm đoạt hàng tỷ đồng.

4 tháng lừa đảo thành công 6 vụ

Chiều ngày 12/12, thông tin từ Phòng Cảnh sát Hình sự (PC45), Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với 3  đối tượng trong ổ nhóm chuyên lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng cách cho nạn nhân uống nước trong đó có bỏ thuốc hướng thần (thuốc tác động vào thần kinh).

Ba đối tượng bị bắt giữ bao gồm Lê Đức Hùng (tức Hùng “tưởng”, SN 1986, ngụ xã Xuân Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), Lê Sĩ Tùng (tức Tùng “sáu”, SN 1984) và Nguyễn Ngọc Cầu (SN 1989, cùng ngụ huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa).

Thủ đoạn của nhóm đối tượng này là thuê một chiếc ô tô chở đến địa điểm mà nhóm đã định trước. Quá trình đi trên đường, chúng lừa mời cơm, mời nước tài xế nhưng lén bỏ thuốc hướng thần vào đồ ăn, nước uống của tài xế. 

Sau khi uống xong, các tài xế đều rơi vào trạng thái tinh thần mơ hồ, tuy nhận thức được sự việc đang diễn ra nhưng không thể điều khiển được hành vi mà phải làm theo điều khiển của các nghi phạm. 

Chỉ với thủ đoạn đó, tính từ tháng 8/2016 đến khi bị bắt, nhóm đối tượng đã gây ra 6 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Cụ thể ngày 12-11, ba nghi phạm thuê ôtô hiệu KIA RIO của anh Bùi Văn Đạt (19 tuổi, trú tại thị trấn Giắt, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) lên thị trấn huyện Thọ Xuân với giá 200.000 đồng.

Khi đến huyện Thọ Xuân, ba nghi phạm mời anh Đạt ăn cơm, rồi bỏ thuốc hướng thần vào cốc bia của anh Đạt. Sau khi anh Đạt uống hết cốc bia thì rơi vào trạng thái mơ hồ. Sau đó, các đối tượng rủ anh Đạt đánh bạc, cắm xe đưa cho 3 nghi phạm trên 220 triệu đồng.

Ngày 15-11, cũng bằng thủ đoạn trên, ba đối tượng thuê anh Nguyễn Văn Kiên ở thị trấn huyện Thọ Xuân (chủ ôtô mang biển kiểm soát 36A - 125.20) chở lên huyện Thường Xuân. Tại đây, các nghi phạm lừa cho anh Kiên uống thuốc hướng thần, chiếm đoạt chiếc xe của anh Kiên…

Sau khi nhận được thông tin về vụ việc, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa đã vào cuộc thu giữ được 2 lọ thuốc hướng thần cùng nhiều tang vật liên quan. 

Theo kết quả giám định của Viện khoa học hình sự (Bộ Công an), hai lọ thuốc nói trên đều là thuốc hướng thần, có thể gây tê liệt thần kinh khiến nạn nhân mất trí nhớ, không điều khiển được hành vi và làm theo ý muốn của người khác.

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam 3 đối tượng nói trên để tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án. Công an tỉnh Thanh Hóa cũng thông báo các nạn nhân của nhóm đối tượng trên liên hệ với phòng CSHS - Công an tỉnh Thanh Hóa để được giải quyết.

1. Ba nghi phạm Lê Sỹ Tùng, Lê Đức Hùng, Nguyễn Ngọc Cầu (từ trái qua) cùng các tang vật vụ án công an thu giữ được - Ảnh do Công an tỉnh Thanh Hóa cung cấp.
1. Ba nghi phạm Lê Sỹ Tùng, Lê Đức Hùng, Nguyễn Ngọc Cầu (từ trái qua) cùng các tang vật vụ án công an thu giữ được - Ảnh do Công an tỉnh Thanh Hóa cung cấp.

Sự thật về loại thuốc hướng thần

Sự việc trên đã gây ra tâm lý hoang mang trong dư luận về một hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày một tinh vi, về việc các loại thuốc hướng thần được mua bán một cách dễ dàng để các đối tượng sử dụng vào mục đích xấu.

Theo BS Trần Thị Hồng Thu – BV Tâm thần ban ngày Mai Hương thì các loại thuốc dùng để trị liệu cho các rối loạn tâm thần được gọi chung là thuốc hướng thần (psychotropic drug). Những thuốc này được mô tả theo áp dụng lâm sàng chính yếu của thuốc; VD: thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc ổn định khí sắc, thuốc ngủ, thuốc làm tăng nhận thức, thuốc kích thích.

Hầu hết các loại thuốc hướng thần đều gây ra cho người dùng cảm giác ru ngủ, êm dịu thần kinh, mất đi sự tỉnh táo, rất dễ bị mất kiểm soát. Các loại thuốc hướng thần đa số được bào chế dưới dạng viên uống, dạng nước hay dạng bột rất ít có, khó tìm. Trong điều trị cũng chỉ sử dụng đối với các trường hợp bệnh nhân không hợp tác. 

Trong điều trị bệnh nhân tâm thần, tùy vào từng loại thuốc, từng hoạt chất cụ thể mà các bác sĩ sử dụng thuốc theo một “cơ chế” cụ thể. Việc kê đơn thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất cho người bệnh phải thực hiện theo quy định quy chế kê đơn thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Các loại thuốc này không được sử dụng một cách tùy tiện.

Còn theo bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn – Viện phó Viện Sức khỏe tâm thần cho hay: “Các loại thuốc tác động vào tâm thần đều có tên gọi chung là thuốc hướng thần, ngay kể cả thuốc bổ não cũng gọi là thuốc hướng thần.

Có thể trong trường hợp này các đối tượng đã dùng các loại thuốc gây ngủ mạnh khiến cho nạn nhân rơi vào trạng thái nửa mê, nửa ngủ, không kiểm soát được hành động của mình dẫn đến việc bị các đối tượng xấu lừa đảo lợi dụng chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên cần chờ kết quả xét nghiệm từ phía cơ quan điều tra xem đó là chất gì, cơ chế tác động ra sao”.

Ngày 2/6/2014, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư Số: 19/2014/TT-BYT Quy định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc. Trong đó quy định rất chặt chẽ về việc sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, kê đơn, cấp phát, sử dụng... thuốc hướng thần.

Cụ thể, Cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn, cơ sở cung ứng dịch vụ liên quan đến thuốc hướng tâm thần phải xây dựng và thực hiện theo các quy trình thao tác chuẩn (SOP) riêng về thuốc thuốc hướng tâm thần để quản lý các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, bảo quản, giao nhận, vận chuyển, hủy thuốc.

Việc xây dựng SOP phải bảo đảm an toàn, không được để thất thoát; từng công đoạn phải có bàn giao bằng sổ sách, có ký xác nhận nhằm xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong mỗi công đoạn.

Cá nhân tham gia kinh doanh thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất phải được đào tạo ban đầu, cập nhật về các văn bản quy phạm pháp luật và các quy trình thao tác chuẩn liên quan; hồ sơ đào tạo phải được lưu giữ tại cơ sở...

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.