Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long trấn an người dân trước dịch MERS

GS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế.
GS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế.
(PLO) - Khẳng định MERS rất nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong khá cao, lên đến 36% và lây lan nhanh, tuy nhiên Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng, người dân không nên quá hoang mang trước dịch bệnh này. 
Phóng viên báo Pháp luật Việt Nam có cuộc trao đổi với GS-TS Nguyễn Thanh Long (Thứ trưởng Bộ Y tế) trước dịch bệnh nguy hiểm này, có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nói:
Mặc dù chưa có ca nhiễm bệnh nào tại Việt Nam đến thời điểm này, song dịch MERS đang lây lan nhanh tại Hàn Quốc và làm 5 người ở quốc gia này tử vong. Hàn Quốc cũng là nơi có lượng người nhập cảnh vào Việt Nam khá lớn qua các cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài. 
Vì vậy, đến thời điểm này toàn ngành y tế đã sẵn sàng ứng phó để chặn dịch tại tất cả các cửa khẩu.

- Thưa Thứ trưởng, dịch MERS nguy hiểm thế nào và cách nào để nhận biết dịch bệnh này trong khi các triệu chứng viêm nhiễm đường hô hấp phần lớn là giống nhau?

Phần lớn bệnh nhân nhiễm MERS-CoV thường có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp gồm sốt trên 38°C, ho, khó thở, có tổn thương nhu mô phổi (viêm phổi hoặc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển) dựa trên lâm sàng hoặc hình ảnh XQ tổn thương phổi ở các mức độ khác nhau; kèm theo có các triệu chứng về tiêu hóa như tiêu chảy và hội chứng suy thận cấp.
Cũng có một số trường hợp nhiễm MERS-CoV nhưng không có biểu hiện triệu chứng. 
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh nhân nhiễm MERS-Cov có tỉ lệ tử vong khá cao khoảng 36%.
- MERS-CoV đang lây lan nhanh ở Hàn Quốc, và nguy cơ dịch xuất hiện ở Việt Nam là rất lớn, Bộ Y tế đã làm gì để đối phó thưa ông?
Đến ngày 8/6, theo thông báo của Chính phủ Hàn Quốc, số người nhiễm vi rút MERS-Cov ở Hàn Quốc đã lên tới 64 người, trong đó có 5 trường hợp đã tử vong. Dịch lây rất nhanh, xuất hiện những ca lây nhiễm thứ phát, lây nhiễm chéo cho nhân viên y tế và những bệnh nhân đang điều trị bệnh khác tại cơ sở y tế có người bị nhiễm MERS.

Tình hình dịch tễ tại Hàn Quốc cho thấy đã có bằng chứng về việc lây nhiễm MERS-Cov giữa người với người. Thực tế, trong số các bệnh nhân được báo cáo nhiễm MERS-CoV, nhiều bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc trực tiếp, gần gũi, chăm sóc người bệnh MERS; hoặc tiếp xúc với lạc đà, ăn thịt lạc đà và uống sữa lạc đà tươi.

Việt Nam đã chủ động và sẵn sàng các biện pháp đối phó dịch bệnh MERS-CoV. 
Cụ thể, ngành y tế luôn nâng cao ý thức cảnh giác trong phòng, chống dịch bệnh, ngay từ năm 2012, khi dịch bệnh này bắt đầu xuất hiện tại Trung Đông, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng do chủng mới Coronavirus và Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Coronavirus mới.
Ðặc biệt,  trước tình hình dịch bùng phát tại Trung Đông năm 2014, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch phòng chống dịch bệnh MERS-CoV.
Kế hoạch được chia thành 3 tình huống gồm: Tập trung vào việc phát hiện sớm ca bệnh tại Việt Nam để xử lý triệt để, tránh lây lan ra cộng đồng và các cán bộ y tế, tình huống này chưa xuất hiện ở Việt Nam; Khi xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam, ngành y tế sẽ tiến hành khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lân lay ra cộng đồng. Tình huống 3 là dịch lây lan trong cộng đồng (đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan rộng trong cộng đồng).
Năm nay, khi có thông tin ca bệnh MERS đầu tiên tại Hàn Quốc, ngày 20/5/2015, Bộ Y tế đã có Công điện gửi Chủ tịch UBND tỉnh/ thành phố có cửa khẩu quốc tế tăng cường phòng chống MERS-CoV. 
Bộ Y tế đã tăng cường triển khai đồng loạt các biện pháp như: kích hoạt Văn phòng EOC; phối hợp chặt chẽ với WHO, CDC nắm bắt thông tin kịp thời; tổ chức họp đánh giá nguy cơ, nhận định tình hình, kiểm tra giám sát kiểm dịch y tế tại tất cả các cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường hàng không, đường thủy; sẵn sàng ứng phó của toàn bộ hệ thống dự phòng, điều trị cũng như tăng cường truyền thông nâng rộng rãi tới toàn dân về dịch bệnh MERS-CoV.
Đồng thời, áp dụng ngay khai báo y tế đối với hành khách đến từ Hàn Quốc, Bahrain giám sát trong vòng 14 ngày. 
Ngoài ra, từ 3/6, Bộ Y tế cũng đã thành lập 04 Đội đáp ứng nhanh phòng chống lây nhiễm MERS-CoV.

- Theo ông thì người dân cần làm gì để chủ động phòng ngừa dịch MERS?

Hiện chưa có ca bệnh MERS-CoV tại Việt Nam; người dân tiếp nhận thông tin dịch bệnh này từ các kênh thông tin của ngành y tế, các cơ quan thông tấn báo chí khác. 
Những người có tiền sử đi/đến vùng từ Hàn Quốc và các nước Trung Đông trong vòng 14 ngày mà xuất hiện các triệu chứng: Có dấu hiệu nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp, có thể có sốt (≥ 38°C), ho; Nghi ngờ bệnh viêm phế quản phổi; hoặc các triệu chứng viêm đường hô hấp chưa rõ ràng về căn nguyên, người bệnh hãy chủ động liên hệ với cơ quan y tế hoặc thông báo cho cán bộ y tế, bác sỹ khi đi khám bệnh để được kiểm tra lấy mẫu xét nghiệm khẳng định có nhiễm MERS-CoV hay không.
Thực hiện dự phòng chung như đối với bệnh truyền nhiễm lây truyền qua đường hô hấp, cụ thể:
+ Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn ít nhất 20 giây mỗi lần.
+ Che mũi và miệng khi ho và hắt hơi.
+ Tránh tiếp xúc với mắt, mũi, miệng khi tay chưa được rửa sạch.
+ Tránh tiếp xúc gần (ăn, uống chung cốc chén... ) với người nhiễm bệnh.
+ Thường xuyên khử khuẩn bề mặt tiếp xúc như: đồ chơi, sàn nhà, tay nắm cửa...
+ Tránh tiếp xúc với Lạc đà, không ăn thịt lạc đà tươi hoặc uống sữa lạc đà tươi.
+ Đối với cán bộ y tế: thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân để bảo vệ bản thân và tránh lây nhiễm khi tiếp xúc, khi khám và điều trị cho bệnh nhân nghi ngờ hoặc mắc MERS-CoV.
- Hiện chưa có thuốc điều trị và vắc xin dự phòng MERS vậy phương pháp điều trị hiện nay là gì, thưa Thứ trưởng?
Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh do MERS-CoV, việc nghiên cứu và sản xuất vắc xin phòng chống bệnh do MERS-CoV mới đang được tiến hành trên Thế giới, hy vọng trong tương lai không xa chúng ta sẽ có vắc xin phòng bệnh Mers-Cov. 
Hiện nay chưa có thuốc điều trị và vắc xin dự phòng MERS-CoV. Các phương pháp điều trị hiện nay vẫn là điều trị như đối với bệnh viêm đường hô hấp cấp và điều trị tích cực.
- Với những người từ vùng dịch về Việt Nam, các đơn vị y tế có giải pháp nào để kiểm soát, thưa Thứ trưởng?
Hiện tất cả các cửa khẩu quốc tế đều được tăng cường kiểm tra giám sát, phát hiện sơm ca bệnh đầu tiên (nếu có). Bộ  Y tế cũng yêu cầu các tỉnh thành thực hiện giám sát thân nhiệt hành khách, khu vực cách ly, trang thiết bị sơ cấp cứu ban đầu, phối hợp liên ngành tại cửa khẩu lập phương án vận chuyển ca bệnh kể cả trường hợp nghi ngờ. 
Đồng loạt thực khai báo y tế với hành khách đến từ Hàn Quốc, Bahrain từ ngày 03/6 cộng với 9 nước khu vực Trung Đông đã làm từ 1/7/2014.
Trước mắt thực hiện giám sát thân nhiệt tại cửa khẩu, khi khai báo y tế mọi người cần khai thông tin cá nhân đầy đủ, chính xác để cơ quan y tế nắm bát và hỗ trợ khi cần. Trong vòng 14 ngày khi trở về từ vùng dịch hành khách cần lưu giữ thông tin dịch bệnh MERS-CoV trên Tờ khai y tế nhập cảnh để liên hệ với cơ quan y tế. 
Đến thời điểm này, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn giám sát phòng chống cũng như hướng dẫn chẩn đoán điều trị dịch bệnh MERS-CoV từ năm 2014.
Dịch bệnh MERS nguy hiểm nhưng không đáng sợ và tôi khẳng định lần nữa đến thời điểm này MERS-CoV chưa có tại Việt Nam.
Mọi người không nên hoang mang, không nghe tin đồn; phối hợp và tin tưởng đội ngũ cán bộ y tế đang ngày đêm thường trực tại các cơ sở y tế khám chữa bệnh cho nhân dân và sẵn sàng phòng chống dịch bệnh bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của toàn dân.

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.