Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Hồng Siêm: 'Tình yêu tự nguyện với nghề y'

Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Hồng Siêm
Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Hồng Siêm
(PLO) - Xuyên suốt hơn 40 năm qua, dù phải trải qua nhiều thăng trầm, nhưng những biến cố, những vất vả, nhọc nhằn của nghề y không làm cho người bác sĩ ấy thôi yêu nghề. Ông tâm sự: “Tình yêu của tôi đối với nghề y là một tình yêu tự nguyện, không ép buộc, nên theo thời gian tình yêu ấy do được tiếp xúc và chữa trị cho nhiều bệnh nhân cứ thế lớn dần lên, không khi nào vơi nhạt”.

Đến nghề y với trái tim tự nguyện

Nếu không phải đi công tác, căn phòng nhỏ ngoài cùng, bên trái trên tầng hai trong trụ sở của Hội Đông y thành phố Hà Nội luôn để cửa mở. Đó là phòng làm việc của người Thầy thuốc Nhân dân, BS Nguyễn Hồng Siêm, cũng là Chủ tịch của Hội Đông y thành phố.

Giọng nói hào sảng nhưng đầy ấm áp, bác sĩ Siêm mở đầu cuộc trò chuyện: “Suốt cuộc đời làm nghề của mình, điều tôi tâm đắc và sung sướng nhất đó là có một tình yêu vô bờ bến, vô điều kiện với nghề y. Tình yêu này làm tôi nhớ đến quãng thời gian công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tây, khi ấy tôi có điều kiện chăm sóc sức khỏe, chữa được rất nhiều bệnh cho bệnh nhân”.

Thầy thuốc Nhân dân, bác sĩ Nguyễn Hồng Siêm sinh năm 1956, quê ở Lệ Xá, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ông đã công tác trong ngành Y tế Việt Nam được hơn 40 năm, kể từ năm 1975 đến nay. Trong những năm đầu công tác trong ngành Y, bác sĩ Nguyễn Hồng Siêm không ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng đi phục vụ ở miền núi, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lào Cai. Cùng với đó, bác sĩ Siêm còn tham gia các đợt chống dịch, xung phong đi chăm sóc, cứu chữa cho các bệnh nhân là chiến sĩ bị thương tích trong cuộc chiến tranh biên giới chống quân xâm lược phương Bắc.

Sau 9 năm công tác tại Bệnh viện thị xã Lào Cai, bác sĩ Siêm được điều chuyển về công tác tại khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tây (nay là Bệnh viện Đa khoa Hà Đông). Ngày chia tay, bạn bè, đồng nghiệp cũng như bà con dân tộc thiểu số nơi đây không giấu nổi nỗi buồn, bịn rịn chia tay người bác sĩ trẻ cần cù, tâm huyết và giàu tình yêu thương với người bệnh.

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tây, trên cương vị của mình, bác sĩ Nguyễn Hồng Siêm đã khám, chữa bệnh cho hàng vạn bệnh nhân ở các khoa nội, ngoại, nhi bằng phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, cấy chỉ, châm tê để mổ… đạt kết quả cao. Ông còn tham gia công tác giảng dạy về đông y tại một số trường, học viện. 

“Đạo đức ngành Y tế không phải chỉ có tâm, mà phải giỏi cả chuyên môn”

Kể từ khi về công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tây, bác sĩ Siêm luôn phấn đấu, trau dồi y đức, y thuật. Tâm niệm về nghề y, bác sĩ Siêm cho rằng: “Tôi luôn xác định cho mình rằng đạo đức ngành Y tế không chỉ có tâm lý tiếp xúc, đối xử tốt với người bệnh, mà người bác sĩ còn phải giỏi về chuyên môn thì công tác chăm sóc, khám, điều trị cho bệnh nhân mới có kết quả cao. Với nhận thức đó nên tôi luôn luôn phấn đấu học tập không ngừng, học trong đồng nghiệp, học trong sách vở, học các thầy, học trong nhà trường…”.

Có lẽ đó chính là lý do mà ngay từ đầu khi mới bước chân vào ngành Y không lâu, người bác sĩ ấy đã thường xuyên lăn lộn tại các khoa mắt, khoa truyền nhiễm, khoa tai - mũi - họng… Bác sĩ Siêm đang tìm những phương pháp chữa bệnh tốt nhất cho người bệnh trong việc kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại. Thì ra, có những bệnh nhân điều trị y học hiện đại có kết quả tốt, có những bệnh nhân kết hợp cả y học hiện đại và y học cổ truyền thì kết quả lại tốt hơn, và có những bệnh thì y học cổ truyền lại điều trị cho kết quả cao hơn.

Ví dụ như những năm 1986 – 2000 khi kết hợp với khoa tai - mũi - họng ứng dụng châm tê để phẫu thuật cắt amidan và mổ xoang, châm cứu, điều trị bí đái sau đẻ và sau mổ với khoa sản, khoa ngoại, nghiên cứu ứng dụng châm cứu laze cắt cơn đau dạ dày với khoa nội, nghiên cứu tác dụng của bài thuốc sâm linh bạch truật tán trong dự phòng và điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ em…

Qua nhiều năm công tác với nhiều cương vị khác nhau, năm 2008, ông được đồng nghiệp tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội Đông y TP Hà Nội.  Để trau dồi kiến thức, người bác sĩ ham học hỏi còn tăng cường nghiên cứu khoa học. Ông đã có nhiều đề tài khoa học được đánh giá cao, trong đó có đề tài “Đánh giá thực trạng chất lượng một số dược liệu thường dùng trong thuốc cổ truyền trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Đề tài thực hiện năm 2010 – 2012 được nghiệm thu xuất sắc với 100% số phiếu của hội đồng nghiệm thu khoa học thành phố Hà Nội. Đề tài này sau được Bộ Y tế ứng dụng trong việc quản lý, phân phối và sử dụng dược liệu trong thuốc y học cổ truyền, nhất là dược liệu được nhập từ Trung Quốc.

Nhờ sự cống hiến và lao động không ngừng nghỉ, năm 2013, Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Nguyễn Hồng Siêm vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Và vào ngày 27/2 vừa qua, vào đúng ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam, ông cũng vinh dự được Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân.

Những bằng khen, giấy khen đó là minh chứng cho sự cố gắng, lao động không ngừng nghỉ trong cuộc đời hành nghề y của mình, nhưng trên tất cả, đối với ông, món quà giá trị nhất chính là sức khỏe của người bệnh ngày càng tiến triển dưới sự điều trị của ông và các thầy thuốc khác. Đây chính là tấm lòng y đức và sự lan tỏa nhiệt huyết dành cho Đông y của người thầy thuốc mang tên Nguyễn Hồng Siêm. 

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.