Thâm nhập “quy trình” “sản xuất” giấy chứng nhận sức khỏe tại BV Đa khoa Thăng Long

Nhiều tờ GKSK “khống” được cấp ra mỗi ngày.
Nhiều tờ GKSK “khống” được cấp ra mỗi ngày.
(PLO) - Chỉ mất vài phút khám bằng “mắt thường”, các bác sĩ, nhân viên Bệnh viện Đa khoa Thăng Long (xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) cũng có thể đưa ra kết luận tình trạng sức khỏe “tốt” đối với những người đến xin cấp Giấy chứng nhận sức khỏe (GKSK).
Chỉ mất vài phút khám bằng “mắt thường”, các Bác sĩ, nhân viên Bệnh viện Đa khoa Thăng Long (xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) cũng có thể đưa ra kết luận tình trạng sức khỏe “tốt” đối với những người đến xin cấp Giấy chứng nhận sức khỏe (GKSK). Sự buông lỏng quản lý trong công tác quản lý của đơn vị này khiến hàng trăm tờ GKSK “khống” được cấp ra mỗi ngày.
Chỉ mất vài phút khám bằng “mắt thường”, các Bác sĩ, nhân viên Bệnh viện Đa khoa Thăng Long (xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) cũng có thể đưa ra kết luận tình trạng sức khỏe “tốt” đối với những người đến xin cấp Giấy chứng nhận sức khỏe (GKSK). Sự buông lỏng quản lý trong công tác quản lý của đơn vị này khiến hàng trăm tờ GKSK “khống” được cấp ra mỗi ngày.
Chỉ mất vài phút khám bằng “mắt thường”, các Bác sĩ, nhân viên Bệnh viện Đa khoa Thăng Long (xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) cũng có thể đưa ra kết luận tình trạng sức khỏe “tốt” đối với những người đến xin cấp Giấy chứng nhận sức khỏe (GKSK). Sự buông lỏng quản lý trong công tác quản lý của đơn vị này khiến hàng trăm tờ GKSK “khống” được cấp ra mỗi ngày.
Mục sở thị quy trình “sản xuất” Giấy khám sức khỏe
Những năm gần đây, Bộ Y tế đã có những quy định siết chặt quản lý trong công tác khám và cấp GKSK nhằm đảm bảo đánh giá đúng tình trạng sức khỏe của các đối tượng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cụ thể về sức khỏe. Tuy nhiên, một số đơn vị vẫn buông lỏng quản lý, để xảy ra tình trạng cấp giấy không đúng quy định.
Để “lấy” giấy khám sức khỏe ở đây (BV Đa khoa Thăng Long) rất dễ và không mất nhiều thời gian.
 Để “lấy” giấy khám sức khỏe ở đây (BV Đa khoa Thăng Long) rất dễ và không mất nhiều thời gian.

Trong vai người đi làm Giấy khám sức khỏe để hoàn thiện hồ sơ xin việc, phóng viên PLVN đã "thâm nhập"tìm hiểu quy trình khám, cấp giấy chứng nhận sức khỏe tại BV Đa khoa Thăng Long (xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội).

Sau khi nộp lệ phí 100 nghìn đối với loại giấy khám sức khỏe để đi học, đi làm, người khám được nhận một tờ giấy khổ A4 in một mặt, có ghi “Giấy chứng nhận sức khỏe”.

Tiếp đó, chúng tôi được một nhân viên tại bàn tiếp đón hướng dẫn điền đầy đủ các thông tin cá nhân, kèm mẩu giấy nhỏ ghi danh sách 04 phòng cần khám tại nhà A2. Cũng chính nhân viên này trực tiếp hỏi chỉ số về chiều cao, cân nặng mà không cần kiểm tra bằng thiết bị y tế, sau đó tự điền các thông tin được cung cấp vào “Giấy chứng nhận sức khỏe” và “kiêm” luôn bác sĩ đo áp lực động mạch.
Đến phòng số 201 (Răng – Hàm – Mặt), vị bác sĩ trẻ thăm khám bằng việc “liếc nhìn” để kết luận tiêu chuẩn BT (bình thường – PV). Tiếp theo, chúng tôi đến phòng số 202 và 203 là phòng khám Mắt và Tai – Mũi – Họng, lúc này có hàng chục người chờ khám sức khỏe nhưng không có bác sĩ trực trong phòng. Một người mặc áo Blue trắng ngồi tại chiếc bàn đặt trước hành lang gọi tất cả những người đến xin GKSK lại để “khám” bằng mắt. Sau khi hỏi lý do làm GKSK, người này ghi đầy đủ các thông số khám mắt, tai, mũi, họng… lần lượt vào Giấy khám cho tất cả mọi người và kết luận “tốt”.
Cuối cùng là phòng 207 của Trưởng khoa khám bệnh Phạm Đức Khang, vị bác sĩ này cũng chỉ cần nhìn sơ qua rồi nhanh chóng ký xác nhận, trước khi được đóng dấu kết luận Đủ sức khỏe để học tập và công tác.
Tất cả quy trình khám để lấy GKSK tại Bệnh viện Đa khoa Thăng Long được thực hiện chỉ trong vòng chưa đầy… 05 phút, nếu không kể thời gian chờ. Qua các phòng, các bác sĩ, thậm chí cả nhân viên hướng dẫn... đều sử dụng cách thăm khám nhanh nhất bằng “mắt thường”, không cần sử dụng đến các thiết bị y tế để kết luận “Đủ điều kiện học tập và công tác”.
Theo quan sát của phóng viên, hầu hết các trường hợp đến xin GKSK chỉ cần làm theo các bước trên đều được xác nhận tốt. Và mỗi ngày có rất nhiều giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe được “xuất” ra bằng cách này.
Lãnh đạo Bệnh viện nói gì?
Trao đổi với phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, bà Nghiêm Kim Hồng – Giám đốc bệnh viện Đa khoa Thăng Long thừa nhận có sự việc cấp GKSK sai quy trình, quy định đang diễn ra tại bệnh viện này như phản ánh.
Tuy nhiên, bà Hồng lý giải: “Cái tờ khám sức khỏe 100 đó (100 nghìn đồng) là khám cho học sinh, sinh viên, vì học sinh làm gì có tiền, còn khám cho công chức là phải thử máu. Với lại xin vào các cơ sở tư nhân người ta không để ý đâu, quan trọng người đi làm cần giấy nào? Các y tá sẽ hỏi làm tờ đơn hay tờ kép.”
Bà Hồng còn lưu ý phóng viên: “Cháu (phóng viên) nên nhớ rằng lứa tuổi xin đi làm là lứa tuổi có sức khỏe mà bác sĩ người ta cảm thấy đây toàn là người người khỏe xin đi làm, chứ khám thế này làm sao mà ra bệnh được, nghe tim phổi một chút làm sao ra bệnh được. Chứ giờ đứa học mẫu giáo cũng đi khám sức khỏe, chẳng nhẽ bị bệnh là không được đi học”!?
Những phát biểu có phần "hồn nhiên" của bà giám đốc cho thấy bệnh viện đa khoa Thăng Long coi thường các quy định của ngành y tế trong công tác chăm sóc, khám sức khỏe cho nhân dân. Hệ quả của những tấm giấy chứng nhận sức khỏe được cấp sai quy trình sẽ như thế nào, ai phải chịu trách nhiệm khi kết quả thực tế và kết quả khám bệnh "trên giấy" khác nhau?
PLVN đề nghị Sở y tế Hà Nội kiểm tra, làm rõ và thông tin để dư luận được biết.
PLVN tiếp tục cập nhật thông tin.

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.