Sâm Fansipan – sản phẩm nông sản nổi tiếng của Lào Cai

Cây sâm Fansipan ở Y Tý, huyện Bát Xát, Lào Cai
Cây sâm Fansipan ở Y Tý, huyện Bát Xát, Lào Cai
(PLVN) - Sâm Fansipan hay còn gọi là sâm đất Hoàng Sin Cô, địa tàng thiên là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Lào Cai. Loại củ này chỉ sinh trưởng ở những nơi có khí hậu lạnh với độ cao gần 2.000m so với mực nước biển và được trồng chủ yếu nhiều ở xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhìn thoáng qua củ sâm này như củ khoai lang nó lại có tác dụng nhuận tràng, mát gan, bổ sung nước thanh lọc cơ thể, làm đẹp da, giảm cân, giải rượu nay đã được chế biến và trở thành nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp đồ uống bổ dưỡng.

Đặc sản nổi tiếng của Lào Cai

Lào Cai có rất nhiều loại đặc sản, mỗi loại đều có những hương vị, ấn tượng riêng. Nhưng đặc biệt nổi bật nhất và không nơi nào có thể trồng được thì chỉ có sâm Fansipan.

Về nguồn gốc loại cây này, nhiều người nói rằng đồng bào Mông ở xã Y Tý (huyện Bát Xát, Lào Cai) mang bên Trung Quốc về trồng, nhưng lại có người bảo cây sâm này trước đây chỉ mọc tự nhiên ở độ cao trên 1.800 mét, do bà con vùng cao nơi đây đi rừng già gặp củ này ăn thấy ngọt, mát nên mang về trồng lấy củ ăn và nhân giống trồng đại trà.

Sâm Fansipan - một trong những đặc sản nổi tiếng của Lào Cai.
 Sâm Fansipan - một trong những đặc sản nổi tiếng của Lào Cai.

Thoạt nhìn qua, củ sâm này có bề ngoài giống như củ khoai lang với lớp vỏ nhẵn, ruột có màu vàng sậm, mùi thơm nhẹ như mùi nhân sâm, ăn có vị ngọt thanh mát, ngon giòn.

Sâm có thể ăn sống như món tráng miệng, để giải khát hoặc cũng có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, phổ biến nhất chính là thái lát ăn lẩu, nấu canh, ép nước hay làm nguyên liệu nấu các món ăn như sâm đất ninh sương, xào với thịt. Dù có chế biến theo cách nào thì củ sâm đất này vẫn giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng.

Người dân trồng sâm cho biết, sâm Fansipan có tác dụng giải nhiệt, giải rượu, nhuận tràng, tốt cho người tiểu đường và béo phì. Nhờ đặc tính cùng hương vị, công dụng đặc biệt như vậy, sâm Fansipan đã trở thành một sản phẩm nông nghiệp chính của người dân vùng cao, đặc biệt là ở khu vực xã Y Tý, xã Ngải Thầu của huyện Bát Xát.

Là những người có thâm niên và kinh nghiệm trồng củ sâm này nhiều năm, bà con người Hà Nhì, người Mông cho biết, loại sâm này chỉ thích hợp trồng ở những nơi núi cao, đất màu mỡ và có khí hậu lạnh điển hình như vùng núi cao Y Tý.

Tại đây, bà con thường mang sâm trồng ở những khu vực núi cao, đất tơi xốp, dễ thoát nước. Mỗi năm sâm được thu hoạch một lần vào tháng 10, tháng 11. Sâm có thể bảo quản được đến 5,6 tháng ở nơi khô ráo, thoáng mát, càng để lâu củ càng héo ăn càng ngon, càng đậm đà.

Nhiều người thấy sâm dễ trồng, dễ chăm sóc, lại ăn ngon, có nhiều tác dụng nên mang đi nhiều nơi trong huyện Bát Xát để trồng. Tuy nhiên, ở những vùng núi thấp dù cũng trồng được sâm Fansipan nhưng lại cho củ bé và mùi vị nhạt, hiệu quả không cao, ăn không ngon như trồng ở Y Tý. Vì thế hiện nay ở Lào Cai duy nhất chỉ có xã Y Tý, huyện Bát Xát là trồng nhiều loại củ đặc biệt này.

Thoạt nhìn sâm Fansipan có bề ngoài như củ khoai lang nhưng lại có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khoẻ.
 Thoạt nhìn sâm Fansipan có bề ngoài như củ khoai lang nhưng lại có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khoẻ.

Loại sâm dành cho người có thu nhập “thấp”

Được biết, ban đầu, sâm Fansipan được một số hộ dân ở Y Tý trồng loanh quanh ở trong vườn nhà để lấy củ ăn giải nhiệt. Nhưng sau đó, do hợp khí hậu, độ cao mà cây sâm phát triển tốt, thuận lợi, cho củ nhiều, người dân nơi đây không sử dụng hết nên đã mang ra chợ bán. Bất ngờ là sâm lại được nhiều người ưa chuộng và tìm đến mua tiếp.

Từ đó sâm Fansipan không những trở thành đặc sản nông sản nổi tiếng của Lào Cai mà những củ sâm được trồng từ núi rừng Y Tý còn trở thành sản phẩm hàng hoá chính, được quảng cáo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội và được các đầu mối thu mua bao tiêu mang đi bán khắp nơi.

Chưa dừng lại ở đó, có rất nhiều du khách khi đến với Y Tý, Lào Cai đều tìm mua bằng được đặc sản sâm Fansipan về dùng hoặc làm quà cho người thân, bạn bè. Do giá cả mua loại sâm này rất rẻ, chỉ khoảng từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng/kg nên nhiều du khách còn nói vui với nhau rằng, đây là loại sâm giàu dinh dưỡng, tiện lợi dành cho người có thu nhập thấp, giá rẻ như khoai nhưng lại bổ như sâm.

Là một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực cung cấp những sản phẩm có nguồn gốc từ rong biển tốt nhất cho sức khoẻ người tiêu dùng, năm 2020, Công ty TNHH Long Hải đã cho ra mắt thị trường đồ uống 02 sản phẩm nước uống đóng chai: Kamila và Catalia. Đây cũng chính là 02 sản phẩm đồ uống không cồn, không phụ gia, có tác dụng giải khát và bổ dưỡng cho cơ thể mà Công ty muốn mang đến cho người tiêu dùng.

Một gốc sâm Fansipan cho rất nhiều củ.
 Một gốc sâm Fansipan cho rất nhiều củ.

Theo chia sẻ của lãnh đạo Công ty TNHH Long Hải, Công ty đã mất tới 2 năm để nghiên cứu, thử nghiệm cho ra sản phẩm mẫu với sự kết hợp tinh chất rong biển tự nhiên, tinh chất củ khoai nưa, cốt trái cây tự nhiên và đặc biệt là sự kết hợp của rong biển với Sâm Fansipan hay còn gọi là Sâm Tuyết, Sâm Đất hoặc Hoàng Sin Co được trồng tại các xã vùng cao biên giới huyện  Bát Xát, cụ thể là xã Y Tý và xã Ngải Thầu. Các mẫu thử sản phẩm đều cho thấy hàm lượng rất lớn các khoáng chất và Vitamin chứa trong đó.

Gần cuối năm 2018, Công ty TNHH Long Hải đã được chính quyền huyện Bát Xát tạo điều kiện tiếp xúc, làm việc trực tiếp với chính quyền địa phương các xã này và khảo nghiệm thực tế vùng nguyên liệu. Ngay sau đó, phía Công ty và Trung Tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát đã ký hợp đồng thu mua sản phẩm sâm Fansipan. Toàn bộ sản phẩm sâm của vụ trồng năm 2019 đã bắt đầu được Công ty thu mua đưa vào chế biến thành Nước rong biển ép Catalia vị sâm Fansipan.

Trước đây, cũng có thời điểm người nông dân ở vùng cao Bát Xát lao đao vì trồng sâm Fansipan bởi do địa bàn các xã xa trung tâm, đi lại khó khăn nên có những thương lái, đầu mối thu mua đã lợi dụng điều đó để ép giá bà con. Nhưng từ ngày Công ty TNHH Long Hải đến tìm hiểu và ký hợp đồng thu mua cho bà con, đầu ra cho củ sâm đất giàu chất dinh dưỡng này đã ngày càng ổn định và đảm bảo được cuộc sống cho người dân hơn.

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.